Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể là gì?

Viêm họng có đờm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có một hướng điều trị đúng đắn, nguyên nhân dẫn đến bệnh phải được chẩn đoán rõ ràng. Vậy viêm họng có đờm thường do đâu và có những biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng có đờm

Viêm họng có đờm là tình trạng phổ biến nhất của bệnh viêm họng. Người bệnh thường xuyên bị đau rát họng, khó nuốt, ho kèm theo đờm loãng hoặc đặc dính. Đờm có màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Người bệnh cảm thấy đau họng là do lớp niêm mạc bị sưng tấy, viêm nhiễm. Còn đờm là chất dịch tiết từ đường hô hấp. Trong đờm bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, vi khuẩn, bụi bẩn…

Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng có đờm bao gồm:

  • Nhiễm vi sinh: Các virus và vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng. Các loại vi khuẩn dễ gặp nhất là liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.influenzae. Còn virus là virus adeno, rhino, virus hợp bào đường hô hấp, cúm, sởi…Khi bị viêm họng do vi sinh, đờm sẽ có màu đục hoặc xanh.
  • Tiếp xúc khói bụi, hóa chất: Khói bụi có chứa rất nhiều vi khuẩn và theo đường mũi xâm nhập vào họng gây viêm nhiễm. Hệ hô hấp khi phát hiện các dị vật sẽ kích thích phản ứng ho, tăng tiết dịch để loại bỏ tác nhân gây hại.
  • Khói thuốc lá: Người hút thuốc lá và người tiếp xúc khói thuốc lá bị động đều có khả năng cao bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó viêm họng chiếm tỷ lệ cao. Người bị viêm họng do khói thuốc lá thường có nhiều đờm đặc ở cổ.
  • Dị ứng: Khi cơ thể bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật, hải sản, thuốc… lớp niêm mạc họng sẽ bị kích thích, sưng đỏ. Cơ thể phát hiện các dị nguyên và phản ứng lại bằng cách đẩy chúng ra bên ngoài thông qua cơ chế ho có đờm. 
  • Uống nước đá: Nếu bạn thường xuyên uống nước lạnh, nước đá, cổ họng sẽ bị sưng viêm, mất nước nên khô rát và tiết ra đờm đặc, khó đào thải ra khỏi cổ họng.

Trong một vài trường hợp chưa được chẩn đoán là viêm họng, người bệnh có biểu hiện sưng đau họng kèm theo đờm có thể là dấu hiệu của viêm amidan, bệnh bạch cầu đơn nhân, ung thư vòm họng… Nếu thấy các triệu chứng bất thường ở họng, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm họng có đờm ở giai đoạn cấp chỉ khiến người bệnh bị đau rát, không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu người bệnh chủ quan trong điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn viêm họng mãn tính. Lúc này, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng. 

Viêm họng mãn tính do tác nhân vi sinh có khả năng tạo thành ổ áp xe tại họng, viêm amidan, viêm thanh quản hoặc lây lan sang các cơ quan tai, mũi gây viêm tai giữa, viêm xoang. Nếu bệnh do vi khuẩn liên cầu tán huyết gây ra thì có thể theo đường máu di chuyển đến phế quản gây viêm phế quản, sốt thấp khớp, thấp tim. Những bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được khắc phục kịp thời. Do đó, người bệnh cần thăm khăm cẩn thận và điều trị bệnh dứt điểm ngay từ đầu.

Cách điều trị viêm họng có đờm

Dân gian, Tây y hay Đông y đều điều trị được viêm họng có đờm. Dựa theo mức độ viêm nhiễm, tình trạng sức khỏe cũng như cân nhắc về ưu, nhược điểm của từng phương pháp, người bệnh lựa chọn ra cách điều trị phù hợp nhất với mình.

Mẹo dân gian điều trị viêm họng có đờm ngay tại nhà

Các bài thuốc dân gian thường lựa chọn những nguyên liệu từ tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng để điều trị ho có đờm. Thường là các gia vị có sẵn trong nhà bếp như tỏi, gừng, chanh, đường phèn, mật ong… Hay những cây thuốc nam gần gũi như cam thảo, lá xương sông, xạ can, trầu không… Bạn đọc có thể tham khảo một vài bài thuốc thực hiện đơn giản tại nhà sau:

  • Tỏi: Lấy 300g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc giã nhuyễn rồi sao qua với lửa. Sau đó ngâm cùng 500ml rượu nếp (45 độ) trong bình thủy tinh. Khi nào rượu tỏi chuyển sang màu vàng thì có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần, 2 thìa/lần.
  • Gừng: Gừng sau khi cạo vỏ, thái thành lát mỏng, trộn cùng với mật ong vừa đủ và đem hấp cách thủy. Sau đó bỏ bã, chắt lấy phần cốt uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
  • Củ cải trắng: Củ cải trắng đem luộc ăn cả cái lẫn nước hoặc thái thành lát mỏng, xay nhuyễn, bỏ bã và lấy phần cốt uống hàng ngày.
  • Cam thảo: Lấy một vài lát cam thảo ngậm trực tiếp trong họng 5-10 phút hoặc hãm cùng với nước sôi tạo thành trà. Thực hiện hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
  • Lá xương sông: Lá xương sông sau khi rửa sạch thì phơi khô hoàn toàn, đem nấu thành nước uống thay nước lọc hàng ngày. Khi nào bệnh khỏi hẳn thì ngừng.
  • Lá trầu không: Lá trầu không và gừng cùng đem giã nát, trộn lẫn và hãm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó bỏ bã và chắt nước cốt uống, một ngày dùng 2 lần.
  • Lá diếp cá: Lấy một nắm lá diếp cá xay cùng nước lọc, bỏ xác và chắt lấy nước cốt uống. Một ngày uống 1-2 cốc cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Chữa viêm họng có đờm theo dân gian

Khi thực hiện các mẹo dân gian, người bệnh cần lựa chọn những nguyên liệu tươi tốt. Quá trình thực hiện phải đảm bảo vệ sinh để tránh họng bị nhiễm trùng nặng hơn. Các mẹo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện với chi phí rẻ, thành phần dễ kiếm. Tuy nhiên, dược tính của bài thuốc lại không cao nên hiệu quả điều trị không được bền lâu. Không phải ai cũng chữa trị thành công bằng mẹo dân gian vì bài thuốc còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của người bệnh. 

Điều trị viêm họng có đờm theo Tây y

Phác đồ điều trị viêm họng có đờm không cố định, mỗi một trường hợp sẽ có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng hoặc yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn. Các loại thuốc thường có trong phác đồ điều trị viêm họng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm beta lactam (iba-mentin, Amoxicillin), nhóm macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin), Cephalosporin (thế hệ thứ nhất).
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve), acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocisteine, Ambroxol.
  • Thuốc ngậm họng: Eugica Candy, Strepsils, Lysopaine, Prospan.
Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Các loại thuốc kháng sinh sẽ được kê trong trường hợp bạn bị viêm họng có đờm do vi khuẩn. Bác sĩ sẽ thường kê Amoxicillin đầu tiên, nhưng nếu bạn dị ứng với loại kháng sinh này, bác sĩ sẽ xem xét đổi sang nhóm Macrolid và Cephalosporin. Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu tán huyết thì không sử dụng kháng sinh Azithromycin hoặc Cephalosporin.

Việc sử dụng kháng sinh không thể dùng một cách tùy tiện vì loại thuốc này có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người bệnh phải tuân thủ về liều dùng và cách dùng một cách chính xác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà không có kê đơn nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và gặp tác dụng phụ.

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng có đờm

Theo Đông y, căn nguyên của viêm họng có đờm là do chính khí hư, phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm; phong nhiệt bên ngoài xâm nhập làm tăng nhiệt; chức năng của tạng phủ (Phế, Tỳ) mất điều hòa. 

Dựa trên căn nguyên của bệnh, các bài thuốc trị viêm họng có đờm của đông y sẽ kết hợp những thảo dược tác động sâu vào các tạng Phế, Tỳ, giúp điều dưỡng và phục hồi công năng. Bài thuốc cũng có tác dụng cân bằng âm dương, hồi phục chính khí, thanh nhiệt giải độc, khu phong tán hàn, hạ khí chỉ ho, giáng đờm, lợi yết tiêu thũng. Đông y cũng chia bệnh thành hai giai đoạn và sử dụng các bài thuốc điều trị riêng biệt như sau:

Bài thuốc đông y trị viêm họng

Thể cấp tính 

  • Bài 1: (Kiện tỳ ích khí thang) bao gồm cam thảo (nướng) (6g), thăng ma (6g), sài hồ (6g), đương quy (10g), bạch truật (10g), cát cánh (10g), trần bì (9g), đẳng sâm (15g), hoàng kỳ (24g). Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Bài 2: Kinh giới (16g), bạc hà (8g), kim ngân (12g), cỏ nhọ nồi (8g), huyền sâm (12g), xạ can (4g), sinh địa (12g), tang bạch bì (8g). Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Bài 3: Kinh giới (12g), bạc hà (6g), kim ngân (20g), cát cánh (4g), liên kiều (12g), cam thảo (4g), ngưu bàng tử (12g), sinh địa (12g), cương tàm (12g), huyền sâm (12g). Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thể mãn tính

  • Bài 1: Sinh địa (16g), xạ can (6g), huyền sâm (16g), kê huyết đằng (12g), mạch môn (12g), thạch hộc (12g), tang bạch bì (12g), bạch cương tàm (8g), cam thảo nam (2g). Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Bài 2: Sa sâm (16g), thiên hoa phấn (6g), hoàng cầm (12g), cát cánh (4g), tang bạch bì (12g), cam thảo (4g).
  • Bài 3: Xạ can (15g), liên kiều (15g), cam thảo (6g), giấm thanh 1/2 chén con. Xạ can, liên kiều và cam thảo sắc đặc xong thì bỏ bã, hòa cùng với giấm thanh, ngậm tại họng 1-2 phút rồi từ từ nuốt xuống.

Các bài thuốc đông đều sử dụng thảo dược từ tự nhiên, lành tính nên an toàn chữa viêm họng có đờm cho mọi đối tượng. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng có thể sử dụng thuốc Đông y mà không lo gặp phải tác dụng phụ như thuốc tân dược. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và thể trạng người bệnh, thầy thuốc sẽ gia giảm định lượng cho hợp lý nhất. 

Với cơ chế tác dụng tận gốc, khả năng điều dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch, thuốc đông y điều trị bệnh luôn mang lại hiệu quả bền lâu, ngừa tái phát hiệu quả. Nhưng cũng chính bởi cơ chế này mà thuốc thường có tác dụng chậm, người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc mới thấy được hiệu quả. 

Bị viêm họng có đờm nên ăn gì và kiêng gì?

Thực phẩm cũng rất quan trọng đối với người bị viêm họng có đờm. Để giúp quá trình điều trị nhanh chóng có kết quả hơn, bạn cần chú ý tới vấn đề sử dụng thực phẩm như sau:

Thực phẩm tốt cho người bị viêm họng có đờm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Mang tới rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đây chính là chất chống oxy hóa và kháng khuẩn rất hiệu quả. Nhờ vậy, chúng ta có thể làm mát cũng như giảm đau rát tại cổ họng và giúp thanh nhiệt gan hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C còn có công dụng tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm như: Súp lơ xanh, cam, kiwi, cải xanh, ớt chuông, dâu tây, cà chua, ổi,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Đây là nguyên tố vi lượng giúp nâng cao sức đề kháng, phòng tránh virus gây bệnh cho cơ thể. Việc bổ sung kẽm vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm họng có đờm. Những đồ ăn có chứa nhiều kẽm như: Hàu, hến, sò, thịt bò, thịt gà, hạt vừng, mầm lúa mì, hạt bí ngô,…
  • Thực phẩm kháng viêm: Những đồ ăn thuộc nhóm này sẽ giúp làm lành nhanh chóng những tổn thương ở niêm mạc họng, các triệu chứng của bệnh nhờ vậy giảm bớt rõ rệt. Người bệnh bổ sung các thực phẩm như: Dầu oliu, cà chua, bắp cải, việt quất, hạnh nhân, anh đào,….
  • Thực phẩm trơn mát: Các loại mướp, bầu, bí, canh mồng tơi là thực phẩm trơn mát rất có lợi đối với cổ họng. Qua đó họng được làm mát, thanh nhiệt và cũng tăng cường hiệu quả hoạt động cho hệ tiêu hóa. 
Thực phẩm thích hợp cho người bị ho có đờm

Các thực phẩm người bệnh cần kiêng:

  • Đồ ăn và uống lạnh: Những thực phẩm lạnh có thể làm cho cổ họng bị sưng và viêm nặng nề hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên sử dụng nước ấm hoặc nước lọc bình thường để uống hàng ngày. Các đồ ăn cũng nên dùng đồ tươi, tránh ướp lạnh và không dùng các món chè, kem lạnh gây tổn thương cho họng. 
  • Đồ ăn cay nóng: Những thực phẩm này sẽ làm kích thích vùng niêm mạc họng, gây ra nóng trong và họng bị đau nặng hơn, đờm cũng tích tụ nhiều hơn. Bởi vậy, nếu bạn không muốn cổ họng bị sưng đỏ nặng nề, cần phải tránh xa nhóm đồ ăn này. Ngoài ra các món ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…cũng cần hạn chế sử dụng.
  • Đồ ăn khô cứng: Những món khô và cứng sẽ khó nuốt, gây ra các ma sát kích thích tại cổ họng. Không những vậy, chúng còn dễ làm xước niêm mạc họng và khiến họng vừa bị bít tắc bởi đờm, vừa đau nhức hơn.
  • Thức uống có cồn: Các đồ uống rượu bia, hoặc chất kích thích như cà phê là tác nhân làm họng sưng đỏ, viêm nhiễm kèm đờm nhiều hơn. Bạn hãy loại bỏ những thức uống này khỏi danh sách sử dụng hàng ngày. Thay vào đó là sử dụng nước chanh mật ong hoặc trà xanh.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa viêm họng có đờm hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý:

  • Uống đủ nước hàng ngày để cơ thể thải độc tốt, cổ họng được cấp ẩm, không bị khô rát.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ngậm và súc họng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn tại họng.
  • Vào buổi sáng nên uống một cốc nước ấm hoặc trà thảo mộc giúp dưỡng họng, phòng ngừa bệnh hô hấp.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng để hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch (nhất là thực phẩm chứa vitamin A, C, E, kẽm, selen).
  • Không nên ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng kích thích đến cổ họng, hỏa độc tích tụ dễ gây nhiệt miệng, viêm họng. 

Những địa chỉ chữa bệnh viêm họng có đờm uy tín

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh viêm họng có đờm phục vụ người bệnh. Theo đó, bệnh nhân có thể tới thăm khám tại một số đơn vị được đánh giá cao dưới đây:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương có địa chỉ tại số 78, đường Giải Phóng, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 02438686050.
  • Bệnh viện Bạch Mai cũng thuộc số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 086958772.
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 trực thuộc Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102. Địa chỉ Hà Nội: Số 7, ngách 8/11 thuộc đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm – Số điện thoại: 0888598102. Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 trên đường Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh – Số điện thoại: 0888698102.
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ thuộc số 153-155-157 trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3. Số điện thoại: 02839317281.
  • Bệnh viện Đại Học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, nằm tại số 215 Hồng Bàng, quận 5; Số 201 đường Nguyễn Chính Thanh, quận 5 và số 221B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận. Số điện thoại: 02838554269.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có địa chỉ tại số 37A, ngõ Văn Cao, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội – Số điện thoại: 0984650816. Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 100 trên đường Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh – Số điện thoại: 0932088186.
Các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Viêm họng có đờm dễ dàng điều trị dứt điểm ở giai đoạn sớm. Nhưng phần lớn người bệnh thường chủ quan, chỉ sử dụng mẹo dân gian để chữa trị nên tỷ lệ tái phát cao. Thậm chí bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu. Để ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến từ cấp sang mãn tính, gặp biến chứng, người bệnh hãy điều trị bằng các biện pháp tây y hoặc đông y ngay từ đầu. Cần chú ý tuân thủ triệt để hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị.

XEM THÊM:

Viêm họng liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng gây sốt có nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào để đạt hiệu quả?

Xem thêm: Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Cách điều trị tốt nhất hiện nay

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!