Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý không khó bắt gặp ở nữ giới, nhất là với những chị em trong độ tuổi sinh nở, đã sinh con. Căn bệnh này không chỉ gây khó chịu, phiền phức cho người bệnh mà còn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, viêm lộ tuyến có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung lên gấp 10 lần – căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 ở nữ giới.
Hiểu đúng về viêm lộ tuyến cổ tử cung? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam, lộ tuyến cổ tử cung là tổ chức lành tính, xuất hiện do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung bị tăng sinh quá mức, xâm lấn ra ngoài. Do khu vực này thường xuyên tiết dịch nên các yếu tố như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… có điều kiện thuận lợi sẽ gây nhiễm trùng và dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Tình trạng bệnh thường phát triển âm thầm, với những biểu hiện như ngứa vùng kín, đau rát âm đạo (nhất là khi quan hệ), khí hư bất thường.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? – Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, ung thư tử cung,… rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung do đâu?
Xác định rõ nguyên nhân gây viêm lộ tuyến là một trong những bước quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến có thể kể tới là:
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, dù tăng hay giảm đều có thể dẫn tới những bất lợi cho sức khỏe của phụ nữ. Mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến hàng rào niêm mạc âm đạo cũng như vùng lộ tuyến bị suy yếu. Từ đó, các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có điều kiện thuận lợi phát triển và gây bệnh.
- Mắc bệnh đường tình dục: Viêm lộ tuyến có thể là bệnh phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục,…
- Vùng lộ tuyến bị kích thích hoặc chấn thương: Sử dụng bao cao su, đồ chơi tình dục hay các thiết bị ngừa thai có thể tạo điều kiện khiến vùng lộ tuyến cổ tử cung bị kích thích, gây viêm tại chỗ.
- Mất cân bằng pH âm đạo: Thói quen dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa cao, thụt rửa sâu bên trong, sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh,… có thể gây mất cân bằng pH âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển dẫn tới bệnh.
- Nạo phá thai không an toàn, sảy thai nhiều lần: Những thủ thuật nạo, hút, phá thai, hay sảy thai nh
iều lần khiến cổ tử cung mất độ đàn hồi, dễ bị tổn thương, các vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể xuất hiện do quan hệ tình dục quá sớm, có quá nhiều bạn tình,… Những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng chỉ có 1-2 con.
Nhận biết triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến được chia thành 3 giai đoạn khác nhau là viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Mỗi giai đoạn có những dấu hiệu đặc trưng như sau:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1
Đây là giai đoạn khởi phát bệnh, các biểu hiện chưa thực rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ,… Chị em xuất hiện một số dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung điển hình như:
- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng đục (hoặc vàng), mùi hôi tanh khó chịu, có thể kèm bọt.
- Ngứa ngáy quanh vùng kín, nhất là khu vực âm đạo, âm hộ.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2
Ở giai đoạn này, vùng viêm nhiễm phát triển từ 30-70% so với giai đoạn đầu, xuất hiện các triệu chứng bất thường như:
- Ngứa ngáy vùng kín gây khó chịu.
- Tình trạng khí hư bất thường trầm trọng hơn, gây mùi khó chịu, chị em luôn trong tình trạng “ẩm ướt” ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống.
- Cảm thấy đau, khó chịu sâu trong âm đạo và cổ tử cung khi quan hệ tình dục.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3
Đây là cấp độ viêm nặng nhất của bệnh, các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn:
- Khí hư tiếp tục ra nhiều, màu sắc lạ (vàng hoặc xanh), lợn cợn có mùi hôi khó chịu.
- Có thể xuất huyết âm đạo (mặc dù không phải ngày “đèn đỏ”) do cổ tử cung bị trầy xước, dễ chảy máu.
- Bụng dưới, phần eo, phần xương chậu đau dữ dội. Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng này với đau bụng kinh.
- Kinh nguyệt không đều.
- Không còn ham muốn tình dục do cảm giác đau đớn, khó chịu khi quan hệ.
- Cơ thể phải sản xuất bạch cầu chống lại vi khuẩn dẫn tới mệt mỏi, suy nhược.
Những triệu chứng của viêm lộ tuyến không chỉ gây phiền toái đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nữ giới. Do vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, chị em cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp cụ thể.
Chẩn đoán, xét nghiệm viêm lộ tuyến cổ tử cung như thế nào? Bệnh có con được không?
Để chẩn đoán viêm lộ tuyến, bên cạnh việc hỏi người bệnh về các triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng các kiểm tra sau:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sử dụng dụng cụ mỏ vịt đặt trong âm dạo nhằm kiểm tra vùng âm đạo, cổ tử cung của người bệnh xem có xuất hiện đau, sưng, vết đỏ, loét hay có dịch bất thường không.
- Lấy dịch âm đạo: Dịch âm đạo của người bệnh được lấy và chuyển tới phòng xét nghiệm nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được thực hiện xét nghiệm Pap smear nhằm loại trừ khả năng người bệnh mắc ung thư cổ tử cung hay tiền ung thư.
Căn bệnh viêm lộ tuyến là tổn thương vùng cổ tử cung do vậy không ít người thắc mắc “viêm lộ tuyến cổ tử cung có con được không”. Giải đáp thắc mắc này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết viêm lộ tuyến sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở ở chị em. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, bệnh sẽ ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe sinh sản:
- Dịch nhầy cổ tử cung tiết nhiều khiến tinh trùng khó gặp được trứng để thụ tinh.
- Viêm nhiễm khiến cổ tử cung bị bít tắc, tinh trùng khó có thể lọt qua cổ tử cung vào bên trong.
- Căn bệnh ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, khiến chị em khó xác định chu kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh gây đau rát trong quá trình quan hệ khiến chị em suy giảm ham muốn, không còn hứng thú.
Mặc dù ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của nữ giới, tuy nhiên,
nếu được điều trị dứt điểm, đúng cách, chị em vẫn có thể mang thai sau khi khỏi bệnh. Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể phương pháp điều trị thích hợp.
Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả như thế nào?
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, chữa viêm lộ tuyến như nào còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Trước khi lựa chọn phương pháp phù hợp, người bệnh cần được khám lâm sàng, làm một số xét nghiệm cần thiết như kiểm tra dịch tiết âm đạo, soi tươi cổ tử cung,…. Sau khi đã xác định được rõ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, chị em có thể được điều trị bằng một số phương pháp như sau:
Các nhóm thuốc tây y điều trị bệnh
Biện pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân được kê đơn thuốc kháng sinh dạng đặt, dạng uống,… nhằm hạn chế viêm nhiễm, giảm tiết dịch âm đạo, giảm ngứa ngáy đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây bệnh để cân bằng pH trong âm đạo.
Khi điều trị viêm lộ tuyến bằng thuốc, chị em cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng hoặc ngừng thuốc giữa chừng. Ngoài ra, cần lưu ý thuốc tân dược dù có tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, hại gan, thận,…
Phương pháp ngoại khoa
Các biện pháp điều trị viêm lộ tuyến ngoại khoa thường được áp dụng phải kể tới đốt điện, laser, áp lạnh… Những phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân viêm lộ tuyến cấp độ 2 trở lên. Để thực hiện những biện pháp này cần có sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế nhằm loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ngoài tử cung, đồng thời hỗ trợ phục hồi biểu mô lát và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Mặc dù các biện pháp ngoại khoa chữa viêm lộ tuyến mang tới hiệu quả cao nhưng sẽ tồn tại nhược điểm như gây đau đớn trong quá trình điều trị, tỷ lệ tái phát cao, dễ gây sẹo tử cung, làm ảnh hưởng khả năng mang thai tự nhiên.
Do đó, người bệnh trước khi tiến hành các phương pháp ngoại khoa cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị,… Ngoài ra, bà bầu mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung không nên áp dụng các biện pháp này bởi ít nhiều có ảnh hưởng tới thai kỳ và em bé.
Mẹo chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc giúp giảm triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung được nhiều người áp dụng. Những biện pháp này chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
- Sử dụng lá trầu không: Trong lá trầu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Thành phần tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn, nấm vào sâu bên trong vùng kín,…. Chị em có thể đun nước lá trầu xông hơi và vệ sinh vùng kín để giảm triệu chứng bệnh.
- Sử dụng lá trà xanh: Theo các nghiên cứu, lá trà xanh chứa lượng lớn epigallocatechin-3-gallate (EGCG) giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi nấm gây hại như Candida, Clostridium, Salmonella… hiệu quả. Có thể đun nước lá trà xanh tươi để xông hoặc vệ sinh vùng kín nhằm khử mùi và giúp vùng kín khô thoáng.
- Sử dụng tỏi: Tỏi chứa allicin là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn giúp hạn chế tình trạng khí hư nhiều, mùi hôi khó chịu,… Chị em có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày.
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng các mẹo dân gian dù an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả thường không cao. Các mẹo dân gian chỉ phù hợp với những bệnh nhân ở cấp độ nhẹ. Trường hợp bệnh nặng, tuyệt đối không lạm dụng các mẹo chữa này mà cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý tốt nhất.
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng bài thuốc Đông y
Những bài thuốc Đông y chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, đây cũng là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Chia sẻ về phương pháp điều trị này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Theo quan điểm của Đông y, viêm lộ tuyến cổ tử là bệnh do phụ nữ bị hao tổn phần huyến dẫn tới tổn thương tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này cần tập trung điều hòa khí huyết, tỳ vị, sơ can khí, dưỡng can thận. Từ đó, viêm nhiễm sẽ được đẩy lùi, khí huyết được điều hòa, sức khỏe sinh sản cũng được cải thiện.”
Cũng theo bác sĩ, Đông y chữa bệnh tận gốc bằng các thảo dược thiên nhiên nên mang tới hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay phải kể tới:
Bài thuốc 1:
Đây là bài thuốc sử dụng nguyên liệu chính là Hoàng bá có tác dụng diệt khuẩn, chữa các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Trong Hoàng bá chứa berberin, giúp kháng khuẩn mạnh vì vậy vị thuốc này thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Nguyên liệu: Hoàng bá 50g, Liên kiều 50g, Hổ trượng 40g, Thiên lý quang 40g, Tử thảo 30g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, đun sôi cùng 2 lít nước.
- Sau khi sôi, dùng nước xông hơi và rửa vùng kín.
- Kiên trì sử dụng hàng ngày trong thời gian dài sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bài thuốc 2:
Đây là bài thuốc sử dụng nguyên liệu chính là Trinh nữ hoàng cung. Loại thảo dược này chứa Lycorin có tác dụng ức chế tế bào khối u phát triển, kích thích sản sinh tế bào lympho T. Đặc biệt, Trinh nữ hoàng cung cũng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể hiệu quả từ đó giúp đẩy lùi các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất tốt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá cây trinh nữ khô hoặc tươi (từ 2-3 lá) đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Có thể thêm tam thất để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc 3: Phụ Khang Tán
Bài thuốc là kết quả của công trình “Nghiên cứu và ứng dụng YHCT trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới” được các bác sĩ, lương y tại từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam thực hiện. Phụ Khang Tán được chia thành 2 dạng chính là thuốc dạng ngâm rửa và thuốc thang uống.
Nhờ kết hợp cả hai dạng thuốc trong một liệu trình, Phụ Khang Tán mang tới hiệu quả vượt trội, không chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh mà còn tác động vào căn nguyên, cải thiện sức đề kháng, giúp ngăn bệnh tái phát hiệu quả.
Toàn bộ thành phần bài thuốc đều được thu hái tại các vườn thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do trung tâm xây dựng và phát triển. Do đó, thuốc đảm bảo KHÔNG CHỨA HÓA CHẤT, TẠP CHẤT, KHÔNG TRỘN TÂN DƯỢC, an toàn, lành tính với nhiều đối tượng trong đó có cả phụ nữ có thai và cho con bú.
Theo các thống kê, kể từ khi được đưa vào điều trị cho người bệnh, Phụ Khang Tán đã giúp hàng trăm nghìn chị em thoát khỏi bệnh tật. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả vượt trội của bài thuốc:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung ăn gì, kiêng gì?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế các triệu chứng bệnh đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bệnh nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung muốn đẩy nhanh hiệu quả điều trị cần chú ý một số một số thực phẩm dưới đây.
Nên ăn:
- Nhóm thực phẩm giàu Folate như bơ, đậu phụ, ngũ cốc, đậu lăng, nước cam…
- Tỏi
Nhóm rau củ giàu Carotenoids như cải xoăn, rau bina, cà rốt,….
Nên kiêng:
- Hải sản
- Thực phẩm có lượng đường cao
- Thực phẩm cay nóng
- Bia, rượu, thuốc lá
Phòng tránh bệnh bằng cách nào?
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, để phòng viêm lộ tuyến hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày, tránh sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao.
- Thay giặt quần lót thường xuyên, tránh mặc đồ ướt, ẩm
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng dụng cụ bảo vệ nếu cần
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, phụ nữ cần nhanh chóng liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị cụ thể.
Xem thêm: Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?