Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm bàng quang kẽ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý thường gặp ở bàng quang. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, đau ê ẩm vùng chậu và thắt lưng… ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống. Các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý mãn tính

Viêm bàng quang kẽ là gì?

Viêm bàng quang kẽ tiếng Anh là Interstitial Cystitis, viết tắt là IC. Đây là hội chứng liên quan đến những áp lực tại bàng quang khi các dây thần kinh vùng chậu truyền đi tín hiệu sai lệch về cảm giác buồn tiểu. Bệnh gây ra đau bàng quang, đau vùng chậu, cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ tùy thuộc ở từng bệnh nhân.

Thống kê của WHO cho thấy, hội chứng IC ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người dân Mỹ mỗi năm, tương đương với gần 1% dân số nước này. Còn tính trung bình trên toàn thế giới, có khoảng 12% phụ nữ toàn cầu đang gặp phải các dấu hiệu sớm của viêm bàng quang kẽ.

Tỷ lệ người mắc hội chứng IC trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc IC:

Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ

Nguyên nhân gây bàng quang kẽ hiện chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, hội chứng này có thể liên quan tới một số yếu tố sau:

Do vi khuẩn, nấm xâm nhập

Tình trạng này xảy ra khi các vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo rồi gây nên các nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, các hại khuẩn tồn tại sẵn trong cơ thể cũng có thể phát triển quá mức và gây viêm nhiễm cho người bệnh.

Bệnh lý viêm bàng quang do vi khuẩn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu để viêm nhiễm lây lan có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn cho hệ tiết niệu.

Do sử dụng thuốc có thành phần gây kích ứng

Các loại thuốc kháng sinh trị bệnh sau khi đã được cơ thể hấp thụ đều được thải qua đường tiết niệu. Thậm chí, không ít các loại thuốc chứa thành phần gây kích ứng và làm bàng quang bị viêm.

Theo các bác sĩ, một số loại thuốc có liên quan đến hội chứng IC là: Cyclophosphamide, Ifosfamide. Nếu đang trong quá trình sử dụng hai loại thuốc này, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm tổn thương bàng quang.

Do hóa chất hóa – xạ trị

Hóa – xạ trị là biện pháp được chỉ định cho các bệnh nhân ung thư, có khối u. Tuy nhiên, nhược điểm của các loại hóa chất sử dụng trong hóa – xạ trị lại là phá hủy cả các tế bào khỏe mạnh. Trường hợp bệnh nhân đang xạ trị ở vùng chậu, bàng quang có thể bị viêm, gây ra hội chứng IC.

Xạ trị vùng chậu có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh lý IC

Do sử dụng ống thông tiểu

Những bệnh nhân đặt ống thông tiểu ở bàng quang có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vi khuẩn, các mô thuộc đường tiết niệu bị tổn thương. Các vi khuẩn và mô tổn thương có là thể nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm bàng quang kẽ.

Do các tác nhân hóa học

Trong một số trường hợp, dung dịch vệ sinh, sữa tắm mà bệnh nhân sử dụng hằng ngày cũng có thể là tác nhân gây viêm bàng quang. Do vậy, mỗi người chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn, để đảm bảo không gây hại cho bàng quang và các cơ quan thuộc hệ tiết niệu nói chung.

Triệu chứng viêm bàng quang kẽ

Hội chứng IC được coi là bệnh lý mãn tính, thường xuyên khiến người bệnh khó chịu và đau đớn. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

Hội chứng IC mang các triệu chứng rối loạn tiểu tiện

Bệnh viêm bàng quang kẽ có nguy hiểm không ?

Là bệnh lý mãn tính, hội chứng IC không chỉ gây đau đớn, rối loạn tiểu tiện mà còn khiến bệnh nhân đối diện với các nguy cơ sau:

Khi bị hội chứng IC, người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ

Ngoài các biến chứng trên, bệnh lý IC còn gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh, thậm chí là tâm lý tự ti, e ngại trong giao tiếp.

Xem thêm

Bàng quang tăng hoạt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang kẽ

Y học hiện đang có bước tiến vượt bậc, vì vậy các kỹ thuật chẩn đoán viêm bàng quang kẽ cũng đa dạng và có độ chính xác cao.

Để đưa ra kết luận cuối cùng, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm
khám lâm sàng thông qua các triệu chứng bệnh nhân gặp phải, đồng thời so sánh và ghi chép lượng nước người bệnh nạp vào so với lượng nước được thải ra. Từ những dấu hiệu ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý IC thông qua các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm những viêm nhiễm của bàng quang

Cách chữa trị viêm bàng quang kẽ

Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

Dưới đây là các liệu pháp điều trị hội chứng IC từ dân gian, Tây y và Đông y cho hiệu quả tích cực và được nhiều người đánh giá cao.

Sử dụng các vị thuốc dân gian

Các loại thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng dược tính cao, giúp loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng của viêm bàng quang, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Những vị thuốc được dân gian sử dụng trong điều trị viêm bàng quang phổ biến nhất là râu ngô, rau dừa nước. Tác dụng và cách sử dụng từng vị thuốc cụ thể như dưới đây.

Nước râu ngô

Râu ngô có vị ngọt, tính mát thường được dân gian sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, trong râu ngô cũng chứa hàm lượng lớn các vitamin A, B và khoáng chất có lợi cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.

Nước râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, lọc độc tố cho thận

Theo đó, dân gian thường sử dụng nước nấu từ râu ngô mỗi buổi sáng nhằm thanh lọc thận, tăng cường bài tiết nước tiểu. Cơ chế này giúp loại bỏ nhanh chóng các độc tố tích tụ trong bàng quang và thận, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây, giảm nguy cơ mắc viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu ở nam giới.

Cách thực hiện:

Rau dừa nước

Rau dừa nước là một trong những vị thuốc Nam rất được người xưa ưa chuộng bởi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là lợi tiểu. Cũng nhờ những công dụng này mà rau dừa nước thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, trong đó có viêm bàng quang kẽ.

Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chỉ ra trong loài thực vật này có chứa các thành phần như: Xenlulozơ, Protid, Tanin, Glucid, vitamin C,… Chúng đóng vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch, hàn gắn những tổn thương của cơ thể, ngăn chặn phản ứng viêm ở bàng quang.

Cách thực hiện:

Tỏi ta

Củ tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình mà còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm. Nhờ hàm lượng hoạt chất allicin cao, tỏi giúp kháng khuẩn, kháng nấm và củng cố hệ miễn dịch hiệu quả.

Thành phần allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, kháng viêm

Cũng bởi những tác dụng này, từ lâu dân gian đã dùng tỏi để cải thiện các phản ứng viêm của cơ thể, trong đó có tình trạng viêm bàng quang.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Nên ưu tiên sử dụng tỏi ta (củ nhỏ, nhánh bé) bởi đây là loại tỏi chứa hàm lượng allicin cao hơn giống tỏi lai tạo hoặc nhập khẩu. Nếu nước xay từ tỏi khó uống, bệnh nhân có thể ăn tỏi sống trực tiếp hoặc tăng cường sử dụng tỏi trong chế biến món ăn hằng ngày.

Điều trị bằng biện pháp Tây y

Nguyên tắc trong điều trị viêm bàng quang kẽ của Tây y là loại bỏ viêm và các yếu tố gây bệnh. Tùy thuộc vào mức độ viêm cũng như thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêm, thuốc uống hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Các bệnh nhân bị hội chứng IC giai đoạn khởi phát, tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm vào thành bàng quang.

Các loại thuốc uống:

Các loại thuốc uống thường được sử dụng để khắc phục triệu chứng viêm bàng quang kẽ bao gồm:

Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân dùng pentosan (Elmiron). Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các phản ứng với hệ tiêu hóa, gây rụng tóc nên không được khuyến khích sử dụng.

Thuốc điều trị hội chứng IC nội khoa chủ yếu giúp giảm đau, tiêu viêm

Thuốc bơm vào bàng quang:

Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định bơm vào bàng quang các loại thuốc giúp giảm viêm, hạn chế các cơn co thắt, ngăn chặn cơn buồn tiểu cấp. Một số loại thuốc được sử dụng trong bơm rửa bàng quang là:

Lưu ý: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý IC trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ định cho mỗi bệnh nhân không giống nhau. Do vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa được hướng dẫn.

Sử dụng liệu pháp kích thích thần kinh

Trong một số trường hợp, liệu pháp kích thích thần kinh qua da gọi tắt là TENS sẽ được áp dụng nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn cũng như tần suất tiểu tiện.

Cơ chế của phương pháp này là sử dụng thiết bị để tạo ra các xung điện rồi tác động trực tiếp vào vùng bàng quang qua da. Tuy nhiên, TENS đòi hỏi người thực hiện phải là chuyên viên vật lý trị liệu, không phải bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng có đủ trình độ chuyên môn để tiến hành.

Phẫu thuật

Phương pháp này được sử dụng cho các bệnh nhân bị đau đớn kéo dài và bàng quang chỉ còn chứa được một lượng nước tiểu rất nhỏ.

Tuy nhiên, rất ít bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bàng quang. Bởi việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang không những không giảm được cơn đau mà còn có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật bàng quang không được khuyến khích

Các biện pháp phẫu thuật viêm bàng quang kẽ hiện nay bao gồm:

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông y, viêm bàng quang kẽ do hư âm, thận âm hư gây ra. Vì vậy, các loại thuốc mà Đông y sử dụng để điều trị bệnh lý này thường có tác dụng chung là phục hồi chức năng thận, bồi âm trừ thấp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y bệnh nhân mắc hội chứng IC có thể tham khảo:

Bài thuốc từ mã đề, hoàng liên, phục linh

Cây mã đề là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, đem lại công dụng hiệu quả trong thanh nhiệt, bài trừ độc tố cho cơ thể, lợi tiểu.

Khi kết hợp mã đề với các dược liệu khác của Đông y như hoàng liên, bạch phục linh, hoàng bá,… tạo nên bài thuốc có tác dụng chống viêm, cải thiện hiệu quả các triệu chứng liên quan đến bàng quang.

Cách thực hiện:

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh, rau má, rễ cây hoa đậu biếc

Rau má, rễ cỏ tranh, rễ cây đậu biếc là những vị thuốc Đông y có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, giải độc rất tốt. Đây cũng chính là những loại dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều trị bệnh về thận và bàng quang.

Cỏ tranh, rau má và rễ cây đậu biếc giúp giảm viêm, giải độc

Cách thực hiện:

Bài thuốc từ mã đề, bồ công anh, sài đất

Đây là bài thuốc giúp kháng viêm, loại bỏ các vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang, giảm nhanh các triệu chứng viêm bàng quang, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

Bị viêm bàng quang kẽ nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp khắc phục đáng kể các triệu chứng của hội chứng IC. Vì vậy, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ, người bệnh cũng cần bổ sung các thực phẩm có lợi và hạn chế các loại đồ ăn gây hại.

Nhóm thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân mắc hội chứng IC nên tăng cường bổ sung nhóm các thực phẩm sau:

Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng

Nhóm thực phẩm nên kiêng

Ngoài những món ăn nên bổ sung, bệnh nhân viêm bàng quang kẽ cũng nên chủ động loại bỏ những loại đồ ăn, đồ uống sau ra khỏi thực đơn:

Các thực phẩm nhiều axit: Trái cây giàu vitamin C như chanh, dứa, ổi,…

Biện pháp phòng tránh viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, để tránh gặp phải bệnh lý này, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

Viêm bàng quang kẽ tuy không trực tiếp cướp đi tính mạng của người bệnh nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý như suy thận, nhiễm trùng thận. Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu bất thường liên quan tới bàng quang, người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/viem-bang-quang-ke-6893.html

Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt – Nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version