Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Vô kinh (không có kinh nguyệt) là gì? Thông tin cần biết

Vô kinh là tình trạng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, nhất là khả năng mang thai của phụ nữ. Hãy chú ý tìm hiểu những thông tin cần thiết để chủ động trong việc điều trị. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Vô kinh đặc trưng bởi tình trạng mất kinh nguyệt kéo dài cần chú ý thăm khám sớm

Vô kinh là gì?

Vô kinh được hiểu đơn giản là sự vắng mặt của kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định. Phụ nữ bỏ lỡ ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì có thể được chẩn đoán là vô kinh.

Tình trạng này có thể xuất hiện khi mang thai hay ở thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể liên quan đến các vấn đề ở cơ quan sinh sản hay cơ quan có chức năng điều chỉnh nồng độ hormone.

Triệu chứng và phân loại

Triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng này là kinh nguyệt không xuất hiện. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo. Có thể bao gồm:

Dựa theo nguyên nhân cũng như đặc điểm của tình trạng vô kinh mà các nhà nghiên cứu chia nó ra thành 2 loại:

Chị em có thể thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi khi bị vô kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh

Nguyên nhân thường sẽ khác nhau đối với từng dạng vô kinh nhất định, cụ thể như sau:

1. Vô kinh nguyên phát

Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là tiền sử gia đình bị chậm kinh. Các điều kiện di truyền sau đây có thể khiến buồng trứng hoạt động bất thường:

Trong đó, khiếm khuyết Mullerian được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh nguyên phát. Dị tật đặc trưng nhất ở cơ quan sinh sản là tử cung và ống dẫn trứng không được hình thà
nh như bình thường.

Tình trạng này có thể liên quan đến vấn đề cấu trúc. Đôi khi tử cung và ống dẫn trứng có thể bị mất. Hoặc phát sinh những phản ứng tổng hợp, trong đó các ống không khớp với nhau một cách chính xác.

Một trường hợp khác là buồng trứng, vú và âm vật hình thành chính xác. Tuy nhiên lại không có lỗ âm đạo hoặc cổ tử cung và tử cung không được hình thành đúng cách. Tất cả những vấn đề này đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sinh sản và kinh nguyệt có thể sẽ không xuất hiện.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, tình trạng vô kinh nguyên phát có thể xuất hiện nhưng lại không xác định được nguyên nhân.

2. Vô kinh thứ phát

Mang thai, cho con bú hay thời kỳ mãn kinh là những nguyên nhân gây vô kinh thứ phát phổ biến nhất. Tuy nhiên đây đều là vấn đề sinh lý bình thường, không đáng quan ngại.

Bạn nên chú ý hơn nếu tình trạng này kích hoạt bởi những nhóm nguyên nhân khác. Điển hình như rối loạn phụ khoa, căng thẳng về thể chất, chỉ số BMI thấp, tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề sức khỏe lâu dài khác.

Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây vô kinh

Thuốc và trị liệu:

Hypothalamic vô kinh: 

Tình trạng này diễn ra khi vùng dưới đồi hoạt động kém hiệu quả. Điều này làm chậm hoặc ngừng giảu phóng hormone gonadotropin để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Các yếu tố dưới đây thường sẽ liên quan:

Tình trạng phụ khoa:

Vấn đề về tuyến giáp:

Đây là cơ quan sản xuất ra các hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất, cũng như tác động và điều hòa kinh nguyệt. Một tuyến giáp hoạt động quá mức hay hoạt động kém cũng có thể gây ra những bất thường kinh nguyệt, bao gồm cả vô kinh.

Khối u tuyến yên:

Tuyến yên trong não có chức năng điều chỉnh việc sản xuất hormone ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của cơ thể. Các khối u trên tuyến yên thường là lành tính nhưng có thể can thiệp đến sự điều hòa nội tiết tố của cơ thể. Đồng thời tác động đến vấn đề kinh nguyệt và có thể gây vô kinh.

Phụ nữ bị vô kinh có thể mang thai được không?

Vô kinh là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Tình trạng này khiến cho buồng trứng không thể hoạt động bình thường hay chu kỳ rụng trứng sẽ trở nên rối loạn. Đây chính là vấn đề khiến cho việc thụ thai trở nên rất khó khăn.

Thực tế cho thấy rằng, phụ nữ bị vô kinh vẫn có thể mang thai nhưng khả năng này thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Nếu tình trạng vô kinh không sớm được khắc phục thì chị em sẽ đứng trước nguy cơ cao bị hiếm muộn, vô sinh.

Chẩn đoán vô kinh như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám vùng chậu để kiểm tra các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh sản. Nếu bạn chưa bao giờ có kinh, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra tuyến vú và bộ phận sinh dục xem bạn có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm kiếm nguyên nhân

Tình trạng vô kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo một loạt các vấn đề nội tiết phức tạp. Bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm máu cần thiết để tìm ra nguyên nhân:

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm máu trên đây, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm hình ảnh để làm rõ vấn đề:

Cách điều trị tình trạng vô kinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân và dạng vô kinh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất cho bạn. Điều quan trọng nhất là bạn cần sớm thăm khám để kiểm soát sớm tình hình.

1. Đối với vô sinh nguyên phát

Thường dựa theo độ tuổi của bạn cũng như kết quả xét nghiệm chức năng buồng trứng. Nếu gia đình có tiền sử kinh nguyệt muộn thì bạn cần thêm thời gian để chờ đợi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra định mức cụ thể về thời gian. Sau đó, bạn nên thăm khám lại để xác nhận cụ thể tình hình.

Phẫu thuật là cần thiết khi cấu trúc tử cung và buồng trứng có những bất thường

Nếu có các vấn đề di truyền hoặc thể chất liên quan đến cơ quan sinh sản thì việc phẫu thuật có thể là cần thiết. Nhất là trong trường hợp tử cung và buồng trứng có những sai lệch về mặt cấu trúc. Việc phẫu thuật không hoàn toàn đảm bảo nhưng chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện.

2. Đối với vô kinh thứ phát

Việc điều trị thường dựa theo nguyên nhân, dưới đây là những giải pháp có thể đáp ứng:

Kinh nguyệt của phụ nữ có thể dừng lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị vô sinh hay không thể mang thai. Nếu tình trạng dừng kinh nguyệt kéo dài quá lâu, khoảng trên 3 tháng thì bạn đang có nguy cơ cao bị vô kinh. Hãy sớm tìm đến các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để thăm khám và kiểm soát tình hình.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh

Xem thêm: Hội chứng Sweet

Rate this post
Exit mobile version