5 bí quyết giúp bạn chọn sản phẩm chăm sóc nhà cửa tốt cho sức khỏe

Mỗi khi chọn mua một sản phẩm chăm sóc nhà cửa, bạn có thể dựa vào giá thành, thương hiệu, công dụng, mùi hương… Bạn có quên mất tiêu chí “tốt cho sức khỏe”?

Mỗi khi chọn mua một sản phẩm chăm sóc nhà cửa, bạn có thể dựa vào giá thành, thương hiệu, công dụng, mùi hương… Bạn có quên mất tiêu chí “tốt cho sức khỏe”?

Sản phẩm chăm sóc nhà cửa là phần không thể thiếu của mỗi gia đình có thể bao gồm:

  • Sản phẩm tẩy rửa: Nước rửa chén, nước giặt, nước xịt đa năng…
  • Đồ dùng vệ sinh nhà cửa: Chổi, cây lau nhà, giỏ rác, thảm chùi chân…
  • Thiết bị gia dụng: Nồi cơm điện, bếp từ, máy điều hòa, máy quạt, máy hút bụi…

Trong đó, sản phẩm tẩy rửa dùng để vệ sinh nhà cửa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sức khỏe do hóa chất độc hại. Theo NHS, trang The Sun (Anh) đã đã báo cáo một kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi. Vậy làm sao bạn có thể bảo vệ sức khỏe ngay cả khi vẫn phải làm việc nhà đây?

Hãy thử áp dụng các bí quyết sau đây khi chọn mua sản phẩm chăm sóc nhà cửa, bạn sẽ có thể cảm thấy an tâm hơn khi dọn dẹp nhà cửa đấy.

1. Tránh xa sản phẩm có hóa chất độc hại

Bạn có biết các loại hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể gây nguy hiểm cho cả nhà bạn khi sử dụng lâu dài?

Nhóm công tác môi trường (Environmental Working Group – EWG) đã kiểm tra dữ liệu an toàn của hơn 1.000 thành phần được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Họ phát hiện ra rằng hơn 50% số sản phẩm này chứa các thành phần gây hại cho phổi. Trong đó, 25% sản phẩm có các thành phần có thể kích hoạt hen suyễn, ngay cả ở những người khỏe mạnh.

Dưới đây là một số hóa chất nguy hiểm nhất hiện đang được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa mà bạn nên tránh xa khi thấy trên nhãn hàng:

• 1,4-Dioxane: Thành phần này bị nghi là chất gây ung thư được tìm thấy trong nhiều chất tẩy rửa phổ biến.

• Hợp chất Quats (Quaternary Ammonium Compounds): Quats được biết là tác nhân gây hen suyễn thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa dạng xịt và chất làm mềm vải.

• Thuốc tẩy clo (Chlorine Bleach): Thuốc tẩy có thể chứa clo và chloroform là những thành phần có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp, thần kinh và ung thư. Ngoài ra, thuốc tẩy còn có khả năng phản ứng cao và có thể tạo thành các loại khí nguy hiểm khác khi tiếp xúc với amoniac hoặc axit như giấm.

• Formaldehyde: Thành phần làm chất bảo quản này được biết đến là một chất gây ung thư.

• Perchloroetylene (PERC): Hóa chất được tìm thấy trong các chất tẩy rửa tại chỗ, các sản phẩm giặt khô tại nhà. Đây là một chất hóa học có thể gây ung thư và gây hại thần kinh.

• Amoniac (Ammonia): Đây là một chất kích thích gây ảnh hưởng đến hô hấp và da.

• Chất kháng khuẩn (Antibacterials): FDA đã cấm triclosan và 18 hợp chất chống vi khuẩn khác từ xà phòng vào năm 2016. Tuy nhiên, thành phần hóa chất kháng khuẩn này vẫn có thể được tìm thấy trong sản phẩm tẩy rửa. Những hóa chất bị cấm này có liên quan đến tình trạng gián đoạn nội tiết tố và kháng thuốc kháng sinh.

• 2-Butoxyethanol (2-BE, BCEE hoặc Butyl Cellosolve): Đây là các hóa chất được tìm thấy trong chất tẩy vết bẩn quần áo, chất tẩy rửa lò nướng và chất tẩy nhờn. 2-BE là chất gây kích ứng da và mắt nằm trong danh sách các chất độc hại trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada.

• Diethylene Glycol Monomethyl Ether (DEGME hoặc Methoxydiglycol): Thành phần này là một dung môi được sử dụng trong một số chất tẩy nhờn và chất tẩy rửa nặng. Đây là thành phần bị cấm sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa ở EU (Liên minh châu Âu). Hợp chất này có liên quan đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

• Volatile Organic Compounds (VOC): Hóa chất này được sử dụng rộng rãi làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như sản phẩm làm sạch, khử trùng, mỹ phẩm, tẩy dầu mỡ… VOC có khả năng gây triệu chứng kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn, mất kiểm soát cơ thể. VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư.

Mùi hương của sản phẩm tẩy rửa có thể chứa hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau, bao gồm phthalates (một chất gây rối loạn nội tiết). Những hóa chất tạo mùi hương cũng có thể kích hoạt hen suyễn và dị ứng. Ngoài ra, nhiều sản phẩm làm sạch thông thường còn có thể gây bỏng hoặc kích ứng da và mắt.

Sản phẩm chăm sóc nhà cửa là phần không thể thiếu của mỗi gia đình có thể bao gồm:

  • Sản phẩm tẩy rửa: Nước rửa chén, nước giặt, nước xịt đa năng…
  • Đồ dùng vệ sinh nhà cửa: Chổi, cây lau nhà, giỏ rác, thảm chùi chân…
  • Thiết bị gia dụng: Nồi cơm điện, bếp từ, máy điều hòa, máy quạt, máy hút bụi…

Trong đó, sản phẩm tẩy rửa dùng để vệ sinh nhà cửa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sức khỏe do hóa chất độc hại. Theo NHS, trang The Sun (Anh) đã đã báo cáo một kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi. Vậy làm sao bạn có thể bảo vệ sức khỏe ngay cả khi vẫn phải làm việc nhà đây?

Hãy thử áp dụng các bí quyết sau đây khi chọn mua sản phẩm chăm sóc nhà cửa, bạn sẽ có thể cảm thấy an tâm hơn khi dọn dẹp nhà cửa đấy.

1. Tránh xa sản phẩm có hóa chất độc hại

Bạn có biết các loại hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể gây nguy hiểm cho cả nhà bạn khi sử dụng lâu dài?

Nhóm công tác môi trường (Environmental Working Group – EWG) đã kiểm tra dữ liệu an toàn của hơn 1.000 thành phần được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Họ phát hiện ra rằng hơn 50% số sản phẩm này chứa các thành phần gây hại cho phổi. Trong đó, 25% sản phẩm có các thành phần có thể kích hoạt hen suyễn, ngay cả ở những người khỏe mạnh.

Dưới đây là một số hóa chất nguy hiểm nhất hiện đang được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa mà bạn nên tránh xa khi thấy trên nhãn hàng:

• 1,4-Dioxane: Thành phần này bị nghi là chất gây ung thư được tìm thấy trong nhiều chất tẩy rửa phổ biến.

• Hợp chất Quats (Quaternary Ammonium Compounds): Quats được biết là tác nhân gây hen suyễn thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa dạng xịt và chất làm mềm vải.

• Thuốc tẩy clo (Chlorine Bleach): Thuốc tẩy có thể chứa clo và chloroform là những thành phần có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp, thần kinh và ung thư. Ngoài ra, thuốc tẩy còn có khả năng phản ứng cao và có thể tạo thành các loại khí nguy hiểm khác khi tiếp xúc với amoniac hoặc axit như giấm.

• Formaldehyde: Thành phần làm chất bảo quản này được biết đến là một chất gây ung thư.

• Perchloroetylene (PERC): Hóa chất được tìm thấy trong các chất tẩy rửa tại chỗ, các sản phẩm giặt khô tại nhà. Đây là một chất hóa học có thể gây ung thư và gây hại thần kinh.

• Amoniac (Ammonia): Đây là một chất kích thích gây ảnh hưởng đến hô hấp và da.

• Chất kháng khuẩn (Antibacterials): FDA đã cấm triclosan và 18 hợp chất chống vi khuẩn khác từ xà phòng vào năm 2016. Tuy nhiên, thành phần hóa chất kháng khuẩn này vẫn có thể được tìm thấy trong sản phẩm tẩy rửa. Những hóa chất bị cấm này có liên quan đến tình trạng gián đoạn nội tiết tố và kháng thuốc kháng sinh.

• 2-Butoxyethanol (2-BE, BCEE hoặc Butyl Cellosolve): Đây là các hóa chất được tìm thấy trong chất tẩy vết bẩn quần áo, chất tẩy rửa lò nướng và chất tẩy nhờn. 2-BE là chất gây kích ứng da và mắt nằm trong danh sách các chất độc hại trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada.

• Diethylene Glycol Monomethyl Ether (DEGME hoặc Methoxydiglycol): Thành phần này là một dung môi được sử dụng trong một số chất tẩy nhờn và chất tẩy rửa nặng. Đây là thành phần bị cấm sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa ở EU (Liên minh châu Âu). Hợp chất này có liên quan đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

• Volatile Organic Compounds (VOC): Hóa chất này được sử dụng rộng rãi làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như sản phẩm làm sạch, khử trùng, mỹ phẩm, tẩy dầu mỡ… VOC có khả năng gây triệu chứng kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn, mất kiểm soát cơ thể. VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư.

Mùi hương của sản phẩm tẩy rửa có thể chứa hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau, bao gồm phthalates (một chất gây rối loạn nội tiết). Những hóa chất tạo mùi hương cũng có thể kích hoạt hen suyễn và dị ứng. Ngoài ra, nhiều sản phẩm làm sạch thông thường còn có thể gây bỏng hoặc kích ứng da và mắt.

2. Chọn sản phẩm chăm sóc nhà cửa tự nhiên

sản phẩm gốc thực vật để chăm sóc nhà cửa” width=”750″ height=”500″ srcset=”2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591.jpg 750w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-300×200.jpg 300w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-90×60.jpg 90w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-45×30.jpg 45w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-701×467.jpg 701w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />

Với xu hướng sống xanh và nói không với hóa chất độc hại, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng các thành phần từ thiên nhiên cho các sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Đặc biệt, dòng sản phẩm gốc thực vật chẳng những đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Sản phẩm “gốc thực vật” (plant-based) là dòng sản phẩm có các thành phần nguyên liệu nguồn gốc thiên nhiên như cây cỏ, hoa lá, rau củ quả… Bạn có thể nhận diện sản phẩm gốc thực vật thường nhờ các đặc điểm sau đây:

  • Chú trọng hàng đầu yếu tố “an toàn cho sức khỏe”
  • Ghi rõ tỷ lệ % thành phần nguyên liệu gốc thực vật
  • Không mùi hoặc mùi hương chiết xuất từ thiên nhiên

Bên cạnh các dòng sản phẩm gốc thực vật hiện có trên thị trường, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sau đây để chăm sóc nhà cửa:

• Nước chanh: Đây là một trong những loại axit hữu cơ mạnh nhất có hiệu quả chống lại hầu hết các vi khuẩn trong căn nhà.

• Giấm trắng: Giấm trắng có thể dùng để làm sạch mỡ, loại bỏ nấm mốc, mùi hôi và một số vết bẩn.

• Dầu thực vật hoặc ô liu: Các loại dầu thực vật này có thể sử dụng để đánh bóng đồ gỗ trong nhà.

• Bột ngô: Bạn có thể sử dụng bột ngô (bột bắp) để làm sạch cửa sổ, đánh bóng đồ nội thất và làm sạch thảm.

• Tinh dầu sả: Nếu thích căn nhà có mùi thơm tự nhiên, bạn có thể tự làm tinh dầu sả vừa có tác dụng xua đuổi muỗi lại giúp thư giãn tinh thần.

Khi quyết định thay thế sản phẩm chứa hóa chất độc hại bằng sản phẩm gốc thực vật, bạn đã có một sự lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe và đầy trách nhiệm với môi trường.

Tuy nhiên, thị trường sản phẩm chăm sóc nhà cửa hiện nay có thể gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng vì thực trạng “vàng thau lẫn lộn”. Nhiều sản phẩm quảng cáo “tự nhiên”, “không độc hại” hay “thân thiện với môi trường” đôi khi không đúng như vậy. Vì thế, bạn cần phải luôn tỉnh táo khi đọc nhãn hàng và lựa chọn một sản phẩm sau khi đã tìm hiểu kỹ các chứng nhận của cơ quan uy tín về sản phẩm “gốc thực vật”.

3. Ưu tiên sản phẩm thân thiện với môi trường

Ngay cả khi bạn chưa nghĩ nhiều đến “trách nhiệm bảo vệ môi trường” thì điều này vẫn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn mỗi ngày. Những nguy cơ sức khỏe do tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ tương lai mà còn đe dọa cuộc sống hiện tại của chính gia đình bạn.

Môi trường ô nhiễm có thể trở thành nguyên nhân của các căn bệnh ung thư, bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh da liễu… Nhiều người còn có nguy cơ bị tổn thương não, tổn thương gan, đề kháng insulin và gặp các vấn đề sinh sản.

Để lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau đây khi đọc nhãn hàng:

2. Chọn sản phẩm chăm sóc nhà cửa tự nhiên

sản phẩm gốc thực vật để chăm sóc nhà cửa” width=”750″ height=”500″ srcset=”2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591.jpg 750w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-300×200.jpg 300w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-90×60.jpg 90w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-45×30.jpg 45w, 2020/06/cham-soc-nha-cua-3-e1591269252591-701×467.jpg 701w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />

Với xu hướng sống xanh và nói không với hóa chất độc hại, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng các thành phần từ thiên nhiên cho các sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Đặc biệt, dòng sản phẩm gốc thực vật chẳng những đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Sản phẩm “gốc thực vật” (plant-based) là dòng sản phẩm có các thành phần nguyên liệu nguồn gốc thiên nhiên như cây cỏ, hoa lá, rau củ quả… Bạn có thể nhận diện sản phẩm gốc thực vật thường nhờ các đặc điểm sau đây:

  • Chú trọng hàng đầu yếu tố “an toàn cho sức khỏe”
  • Ghi rõ tỷ lệ % thành phần nguyên liệu gốc thực vật
  • Không mùi hoặc mùi hương chiết xuất từ thiên nhiên

Bên cạnh các dòng sản phẩm gốc thực vật hiện có trên thị trường, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sau đây để chăm sóc nhà cửa:

• Nước chanh: Đây là một trong những loại axit hữu cơ mạnh nhất có hiệu quả chống lại hầu hết các vi khuẩn trong căn nhà.

• Giấm trắng: Giấm trắng có thể dùng để làm sạch mỡ, loại bỏ nấm mốc, mùi hôi và một số vết bẩn.

• Dầu thực vật hoặc ô liu: Các loại dầu thực vật này có thể sử dụng để đánh bóng đồ gỗ trong nhà.

• Bột ngô: Bạn có thể sử dụng bột ngô (bột bắp) để làm sạch cửa sổ, đánh bóng đồ nội thất và làm sạch thảm.

• Tinh dầu sả: Nếu thích căn nhà có mùi thơm tự nhiên, bạn có thể tự làm tinh dầu sả vừa có tác dụng xua đuổi muỗi lại giúp thư giãn tinh thần.

Khi quyết định thay thế sản phẩm chứa hóa chất độc hại bằng sản phẩm gốc thực vật, bạn đã có một sự lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe và đầy trách nhiệm với môi trường.

Tuy nhiên, thị trường sản phẩm chăm sóc nhà cửa hiện nay có thể gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng vì thực trạng “vàng thau lẫn lộn”. Nhiều sản phẩm quảng cáo “tự nhiên”, “không độc hại” hay “thân thiện với môi trường” đôi khi không đúng như vậy. Vì thế, bạn cần phải luôn tỉnh táo khi đọc nhãn hàng và lựa chọn một sản phẩm sau khi đã tìm hiểu kỹ các chứng nhận của cơ quan uy tín về sản phẩm “gốc thực vật”.

3. Ưu tiên sản phẩm thân thiện với môi trường

Ngay cả khi bạn chưa nghĩ nhiều đến “trách nhiệm bảo vệ môi trường” thì điều này vẫn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn mỗi ngày. Những nguy cơ sức khỏe do tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ tương lai mà còn đe dọa cuộc sống hiện tại của chính gia đình bạn.

Môi trường ô nhiễm có thể trở thành nguyên nhân của các căn bệnh ung thư, bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh da liễu… Nhiều người còn có nguy cơ bị tổn thương não, tổn thương gan, đề kháng insulin và gặp các vấn đề sinh sản.

Để lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau đây khi đọc nhãn hàng:

• Plant-Based Thành phần có nguồn gốc thực vật: Các thành phần được ghi trên sản phẩm với các tỷ lệ % rõ ràng và không có hóa chất độc hại.

• How2Recycle Bao bì có thể tái chế được: Bao bì đóng gói có thể tái chế sẽ được dán nhãn How2Recycle nhằm giảm thiểu tối đa rác thải cho môi trường.

• Cruelty-Free Sản phẩm không thử nghiệm trên động vật: Sản phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo với động vật và cam kết lành tính an toàn cho người.

Những sản phẩm thân thiện với môi trường không những sẽ giúp bạn chăm sóc nhà cửa một cách an toàn mà còn góp phần hình thành phong cách sống xanh lành mạnh.

4. Chỉ mua sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy

Rất nhiều sản phẩm thu hút sự chú ý của bạn bằng những hình ảnh quảng cáo hấp dẫn, song rất ít sản phẩm có thể chứng minh nguồn gốc đáng tin cậy của mình. Thậm chí, không ít người có xu hướng xem nhẹ sản phẩm chăm sóc nhà cửa mà chẳng thể ngờ rằng đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

Để tránh các rủi ro sức khỏe, bạn nên cân nhắc kỹ về nguồn gốc của sản phẩm:

  • Thương hiệu sản phẩm được nhiều người biết đến rộng khắp
  • Sản phẩm được bày bán ở các siêu thị hoặc đại lý của thương hiệu
  • Nhãn hàng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ một cách minh bạch trên sản phẩm

Bạn có thể tìm hiểu thông tin nguồn gốc sản phẩm trên các website chính thống của nhãn hàng. Nhiều đơn vị sản xuất còn cho biết cả tên của các đối tác cung ứng nguyên vật liệu. Quá trình tìm hiểu sâu về doanh nghiệp sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi mua sắm sản phẩm chăm sóc nhà cửa.

Những sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy cũng thường được các cơ quan uy tín chứng nhận về mức độ an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

5. Tự tay làm các sản phẩm chăm sóc nhà cửa

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu trong gian bếp để tự tay làm các sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Đây cũng là một bí quyết đơn giản giúp bạn tránh xa các hóa chất độc hại, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí với các nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Sau đây là một số sản phẩm chăm sóc nhà cửa mà bạn có thể tự làm bằng những nguyên liệu an toàn và quen thuộc:

• Nước rửa chén: Bạn có thể thử cách làm nước rửa chén tự nhiên với bột mì; chanh và giấm; sả, bồ kết và vỏ bưởi…

• Nước giặt quần áo: Để tránh hóa chất độc hại, nhiều người thử làm nước giặt với bồ hòn, baking soda, giấm trắng…

• Nước lau sàn nhà: Các nguyên liệu dùng làm nước lau sàn có thể là chanh, dầu ô liu, giấm trắng, tinh dầu cam…

Công việc dọn dẹp ở nhà vốn dĩ cũng vất vả và rủi ro chẳng kém gì công việc kiếm tiền ở bên ngoài. Nếu bạn cẩn trọng ngay từ khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc nhà cửa, sức khỏe của gia đình sẽ được đảm bảo tốt hơn. Đừng chỉ nhìn vào giá tiền hay ngửi thử hương thơm mà hãy đọc kỹ nhãn hàng để chọn sản phẩm an toàn nhất, bạn nhé!

Thảo Viên HELLO BACSI

• Plant-Based Thành phần có nguồn gốc thực vật: Các thành phần được ghi trên sản phẩm với các tỷ lệ % rõ ràng và không có hóa chất độc hại.

• How2Recycle Bao bì có thể tái chế được: Bao bì đóng gói có thể tái chế sẽ được dán nhãn How2Recycle nhằm giảm thiểu tối đa rác thải cho môi trường.

• Cruelty-Free Sản phẩm không thử nghiệm trên động vật: Sản phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo với động vật và cam kết lành tính an toàn cho người.

Những sản phẩm thân thiện với môi trường không những sẽ giúp bạn chăm sóc nhà cửa một cách an toàn mà còn góp phần hình thành phong cách sống xanh lành mạnh.

4. Chỉ mua sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy

Rất nhiều sản phẩm thu hút sự chú ý của bạn bằng những hình ảnh quảng cáo hấp dẫn, song rất ít sản phẩm có thể chứng minh nguồn gốc đáng tin cậy của mình. Thậm chí, không ít người có xu hướng xem nhẹ sản phẩm chăm sóc nhà cửa mà chẳng thể ngờ rằng đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

Để tránh các rủi ro sức khỏe, bạn nên cân nhắc kỹ về nguồn gốc của sản phẩm:

  • Thương hiệu sản phẩm được nhiều người biết đến rộng khắp
  • Sản phẩm được bày bán ở các siêu thị hoặc đại lý của thương hiệu
  • Nhãn hàng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ một cách minh bạch trên sản phẩm

Bạn có thể tìm hiểu thông tin nguồn gốc sản phẩm trên các website chính thống của nhãn hàng. Nhiều đơn vị sản xuất còn cho biết cả tên của các đối tác cung ứng nguyên vật liệu. Quá trình tìm hiểu sâu về doanh nghiệp sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi mua sắm sản phẩm chăm sóc nhà cửa.

Những sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy cũng thường được các cơ quan uy tín chứng nhận về mức độ an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

5. Tự tay làm các sản phẩm chăm sóc nhà cửa

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu trong gian bếp để tự tay làm các sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Đây cũng là một bí quyết đơn giản giúp bạn tránh xa các hóa chất độc hại, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí với các nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Sau đây là một số sản phẩm chăm sóc nhà cửa mà bạn có thể tự làm bằng những nguyên liệu an toàn và quen thuộc:

• Nước rửa chén: Bạn có thể thử cách làm nước rửa chén tự nhiên với bột mì; chanh và giấm; sả, bồ kết và vỏ bưởi…

• Nước giặt quần áo: Để tránh hóa chất độc hại, nhiều người thử làm nước giặt với bồ hòn, baking soda, giấm trắng…

• Nước lau sàn nhà: Các nguyên liệu dùng làm nước lau sàn có thể là chanh, dầu ô liu, giấm trắng, tinh dầu cam…

Công việc dọn dẹp ở nhà vốn dĩ cũng vất vả và rủi ro chẳng kém gì công việc kiếm tiền ở bên ngoài. Nếu bạn cẩn trọng ngay từ khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc nhà cửa, sức khỏe của gia đình sẽ được đảm bảo tốt hơn. Đừng chỉ nhìn vào giá tiền hay ngửi thử hương thơm mà hãy đọc kỹ nhãn hàng để chọn sản phẩm an toàn nhất, bạn nhé!

Thảo Viên HELLO BACSI

Xem thêm: Ung thư tử cung

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!