Bệnh lý thần kinh tự trị
Tìm hiểu chung
Bệnh lý thần kinh tự trị là gì?
Bệnh lý thần kinh tự trị là tình trạng các dây thần kinh hỗ trợ các cơ quan và hệ thống cơ quan hoạt động bị tổn thương.
Tổn thương thần kinh này làm rối loạn quá trình xử lý tín hiệu giữa hệ thống thần kinh tự trị và não, làm ảnh hưởng đến:
- Huyết áp
- Nhịp tim
- Cơ chế bài tiết mồ hôi
- Nhu động ruột
- Làm rỗng bàng quang
- Tiêu hóa
Các bệnh thần kinh tự trị thường liên quan đến các tình trạng y tế và một số loại thuốc. Các triệu chứng của bạn có thể thay đổi dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh và vị trí tổn thương thần kinh.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lý thần kinh tự trị là gì?
Bệnh thần kinh tự trị có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra một loạt các triệu chứng. Các dấu hiệu ban đầu thường là chóng mặt hoặc ngất khi đứng hoặc ngồi dậy, nôn hoặc buồn nôn khi ăn.
Bạn cũng gặp vấn đề với nhu động ruột, kiểm soát bàng quang và nhu cầu tình dục.
Các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan cụ thể như:
Bàng quang
Các dấu hiệu ảnh hưởng đến bàng quang bao gồm thường xuyên nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ hoặc không có khả năng làm trống bàng quang.
Hệ tiêu hóa
Các triệu chứng bệnh thần kinh tự trị có thể gây ra:
- Khó tiêu hoặc ợ nóng thường xuyên
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sưng bụng
- Táo bón
- Cảm thấy no dù chỉ ăn ít
- Chán ăn
Cơ quan sinh sản
Các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản bao gồm:
- Rối loạn cương dương
- Xuất tinh sớm
- Phụ nữ khó đạt cực khoái
- Khô âm đạo
Tim và mạch máu
Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị ảnh hưởng đến tim và mạch máu bao gồm:
- Chóng mặt khi ngồi dậy hoặc đứng
- Ngất xỉu
- Khó thở khi tập thể dục
- Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi
- Đau tim mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo
Đôi mắt
Các biểu hiện ảnh hưởng đến mắt có thể gồm đồng tử phản ứng chậm từ bóng tối sang nơi sáng và khó lái xe vào ban đêm.
Tuyến mồ hôi
Các triệu chứng ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi gồm da khô ở bàn chân, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu mồ hôi.
Các triệu chứng khác
Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh cũng có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân và đường huyết thấp mà không có tín hiệu cảnh báo, chẳng hạn như run rẩy.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh lý thần kinh tự trị, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường kiểm soát kém.
Nếu bị tiểu đường tuýp 2, bạn nên tầm soát bệnh thần kinh tự trị hàng năm. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nên bắt đầu tầm soát mỗi năm sau 5 năm được chẩn đoán.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lý thần kinh tự trị?
Một số nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh tự trị gồm:
- Nghiện rượu
- Tiểu đường
- Bệnh mạn tính, như HIV hoặc bệnh Parkinson
- Thuốc, như thuốc dùng trong hóa trị
- Chấn thương dây thần kinh, như bầm tím, vết bỏng hoặc vết cắt
- Protein hình thành bất thường trong các cơ quan
- Các rối loạn tự miễn, như bệnh lupus
- Các rối loạn về thoái hóa, như bệnh teo đa hệ thống
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh tự trị?
Những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh thần kinh tự trị hơn:
Tìm hiểu chung
Bệnh lý thần kinh tự trị là gì?
Bệnh lý thần kinh tự trị là tình trạng các dây thần kinh hỗ trợ các cơ quan và hệ thống cơ quan hoạt động bị tổn thương.
Tổn thương thần kinh này làm rối loạn quá trình xử lý tín hiệu giữa hệ thống thần kinh tự trị và não, làm ảnh hưởng đến:
- Huyết áp
- Nhịp tim
- Cơ chế bài tiết mồ hôi
- Nhu động ruột
- Làm rỗng bàng quang
- Tiêu hóa
Các bệnh thần kinh tự trị thường liên quan đến các tình trạng y tế và một số loại thuốc. Các triệu chứng của bạn có thể thay đổi dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh và vị trí tổn thương thần kinh.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lý thần kinh tự trị là gì?
Bệnh thần kinh tự trị có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra một loạt các triệu chứng. Các dấu hiệu ban đầu thường là chóng mặt hoặc ngất khi đứng hoặc ngồi dậy, nôn hoặc buồn nôn khi ăn.
Bạn cũng gặp vấn đề với nhu động ruột, kiểm soát bàng quang và nhu cầu tình dục.
Các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan cụ thể như:
Bàng quang
Các dấu hiệu ảnh hưởng đến bàng quang bao gồm thường xuyên nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ hoặc không có khả năng làm trống bàng quang.
Hệ tiêu hóa
Các triệu chứng bệnh thần kinh tự trị có thể gây ra:
- Khó tiêu hoặc ợ nóng thường xuyên
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Sưng bụng
- Táo bón
- Cảm thấy no dù chỉ ăn ít
- Chán ăn
Cơ quan sinh sản
Các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản bao gồm:
- Rối loạn cương dương
- Xuất tinh sớm
- Phụ nữ khó đạt cực khoái
- Khô âm đạo
Tim và mạch máu
Các triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị ảnh hưởng đến tim và mạch máu bao gồm:
- Chóng mặt khi ngồi dậy hoặc đứng
- Ngất xỉu
- Khó thở khi tập thể dục
- Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi
- Đau tim mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo
Đôi mắt
Các biểu hiện ảnh hưởng đến mắt có thể gồm đồng tử phản ứng chậm từ bóng tối sang nơi sáng và khó lái xe vào ban đêm.
Tuyến mồ hôi
Các triệu chứng ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi gồm da khô ở bàn chân, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu mồ hôi.
Các triệu chứng khác
Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh cũng có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân và đường huyết thấp mà không có tín hiệu cảnh báo, chẳng hạn như run rẩy.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh lý thần kinh tự trị, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường kiểm soát kém.
Nếu bị tiểu đường tuýp 2, bạn nên tầm soát bệnh thần kinh tự trị hàng năm. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nên bắt đầu tầm soát mỗi năm sau 5 năm được chẩn đoán.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lý thần kinh tự trị?
Một số nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh tự trị gồm:
- Nghiện rượu
- Tiểu đường
- Bệnh mạn tính, như HIV hoặc bệnh Parkinson
- Thuốc, như thuốc dùng trong hóa trị
- Chấn thương dây thần kinh, như bầm tím, vết bỏng hoặc vết cắt
- Protein hình thành bất thường trong các cơ quan
- Các rối loạn tự miễn, như bệnh lupus
- Các rối loạn về thoái hóa, như bệnh teo đa hệ thống
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh tự trị?
Những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh thần kinh tự trị hơn:
- Người lớn tuổi
- Người có tăng huyết áp
- Người có cholesterol cao
- Người thừa cân
Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này, như:
- Tiểu đường
- Nghiện rượu
- Lupus
- HIV
- Parkinson
- Ngộ độc botulism
- Ung thư
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh lý thần kinh tự trị?
Bệnh lý thần kinh tự trị có thể là một biến chứng của một số bệnh. Do đó, các xét nghiệm cần làm sẽ cần phụ thuộc vào các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh lý thần kinh tự trị.
Khi bạn đã biết các yếu tố nguy cơ cho bệnh lý thần kinh tự trị
Nếu bạn có các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh tự trị, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và các triệu chứng của tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi về các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn đang trải qua điều trị ung thư bằng một loại thuốc gây tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh thần kinh.
Khi bạn không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh tự trị
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị nhưng không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ cần nhiều phương pháp chẩn đoán hơn. Họ có thể sẽ xem xét bệnh, thảo luận về các triệu chứng với bạn và làm kiểm tra thể chất.
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để đánh giá các chức năng tự trị, bao gồm:
- Kiểm tra hơi thở. Những xét nghiệm này sẽ đo lường nhịp tim và huyết áp phản ứng trong các bài tập như thở ra mạnh.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng. Thử nghiệm này sẽ theo dõi phản ứng của huyết áp và nhịp tim khi bạn thay đổi tư thế và vị trí, chẳng hạn như đứng dậy sau khi nằm. Bạn sẽ nằm thẳng trên bàn, sau đó bác sĩ sẽ nghiêng bàn từ từ. Thông thường, cơ thể thu hẹp các mạch máu và tăng nhịp tim để bù cho việc giảm huyết áp. Phản ứng này có thể bị chậm lại hoặc bất thường nếu bạn bị bệnh thần kinh tự trị. Một thử nghiệm đơn giản hơn là bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đứng trong 1 phút, sau đó ngồi xổm trong 1 phút và đứng lại trong khi theo dõi huyết áp và nhịp tim.
- Xét nghiệm đường tiêu hóa. Các xét nghiệm làm rỗng dạ dày là các xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra các bất thường về tiêu hóa như tiêu hóa chậm và làm rỗng dạ dày chậm. Những xét nghiệm này thường được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên về rối loạn tiêu hóa.
- Kiểm tra phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính. Xét nghiệm này đánh giá cách các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi phản ứng với sự kích thích.
- Thử nghiệm mồ hôi điều nhiệt. Bạn được thoa một loại bột thay đổi màu sắc khi đổ mồ hôi. Mẫu mồ hôi của bạn có thể giúp xác nhận chẩn đoán bệnh lý thần kinh tự trị hoặc tìm ra các nguyên nhân khác làm giảm hoặc tăng tiết mồ hôi.
- Xét nghiệm nước tiểu và chức năng bàng quang (tiết niệu). Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng bàng quang hoặc tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm nước tiểu và bàng quang để đánh giá chức năng bàng quang.
- Siêu âm. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng bàng quang, bác sĩ có thể siêu âm để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề.
Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh lý thần kinh tự trị?
Điều trị bệnh lý thần kinh tự trị bao gồm:
- Điều trị bệnh tiềm ẩn. Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị bệnh thần kinh tự chủ là quản lý bệnh hoặc tình trạng gây tổn thương thần kinh. Ví dụ, nếu nguyên nhân cơ bản là bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh thần kinh tự chủ tiến triển.
- Kiểm soát triệu chứng cụ thể. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị. Việc điều trị sẽ dựa trên phần nào của cơ thể bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tổn thương thần kinh.
Tiêu hóa
Bác sĩ có thể đề nghị:
- Thay đổi chế độ ăn uống. Bạn có thể cần phải ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ.
- Thuốc giúp làm rỗng dạ dày. Bác sĩ có thể chỉ định metoclopramid giúp dạ dày nhanh rỗng hơn bằng cách tăng các cơn co thắt của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây buồn ngủ và không được khuyên dùng lâu dài.
- Thuốc giảm táo bón. Các thuốc nhuận tràng không kê đơn có thể giúp giảm táo bón. Bạn nên hỏi bác sĩ về tần suất nên sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giảm tiêu chảy. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy bằng cách ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột. Bên cạnh đó, thuốc chống tiêu chảy không kê đơn có thể hữu ích.
Tiết niệu
- Người lớn tuổi
- Người có tăng huyết áp
- Người có cholesterol cao
- Người thừa cân
Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này, như:
- Tiểu đường
- Nghiện rượu
- Lupus
- HIV
- Parkinson
- Ngộ độc botulism
- Ung thư
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh lý thần kinh tự trị?
Bệnh lý thần kinh tự trị có thể là một biến chứng của một số bệnh. Do đó, các xét nghiệm cần làm sẽ cần phụ thuộc vào các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh lý thần kinh tự trị.
Khi bạn đã biết các yếu tố nguy cơ cho bệnh lý thần kinh tự trị
Nếu bạn có các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh tự trị, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và các triệu chứng của tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi về các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn đang trải qua điều trị ung thư bằng một loại thuốc gây tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh thần kinh.
Khi bạn không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh tự trị
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh thần kinh tự trị nhưng không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ cần nhiều phương pháp chẩn đoán hơn. Họ có thể sẽ xem xét bệnh, thảo luận về các triệu chứng với bạn và làm kiểm tra thể chất.
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để đánh giá các chức năng tự trị, bao gồm:
- Kiểm tra hơi thở. Những xét nghiệm này sẽ đo lường nhịp tim và huyết áp phản ứng trong các bài tập như thở ra mạnh.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng. Thử nghiệm này sẽ theo dõi phản ứng của huyết áp và nhịp tim khi bạn thay đổi tư thế và vị trí, chẳng hạn như đứng dậy sau khi nằm. Bạn sẽ nằm thẳng trên bàn, sau đó bác sĩ sẽ nghiêng bàn từ từ. Thông thường, cơ thể thu hẹp các mạch máu và tăng nhịp tim để bù cho việc giảm huyết áp. Phản ứng này có thể bị chậm lại hoặc bất thường nếu bạn bị bệnh thần kinh tự trị. Một thử nghiệm đơn giản hơn là bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đứng trong 1 phút, sau đó ngồi xổm trong 1 phút và đứng lại trong khi theo dõi huyết áp và nhịp tim.
- Xét nghiệm đường tiêu hóa. Các xét nghiệm làm rỗng dạ dày là các xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra các bất thường về tiêu hóa như tiêu hóa chậm và làm rỗng dạ dày chậm. Những xét nghiệm này thường được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên về rối loạn tiêu hóa.
- Kiểm tra phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính. Xét nghiệm này đánh giá cách các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi phản ứng với sự kích thích.
- Thử nghiệm mồ hôi điều nhiệt. Bạn được thoa một loại bột thay đổi màu sắc khi đổ mồ hôi. Mẫu mồ hôi của bạn có thể giúp xác nhận chẩn đoán bệnh lý thần kinh tự trị hoặc tìm ra các nguyên nhân khác làm giảm hoặc tăng tiết mồ hôi.
- Xét nghiệm nước tiểu và chức năng bàng quang (tiết niệu). Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng bàng quang hoặc tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm nước tiểu và bàng quang để đánh giá chức năng bàng quang.
- Siêu âm. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng bàng quang, bác sĩ có thể siêu âm để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề.
Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh lý thần kinh tự trị?
Điều trị bệnh lý thần kinh tự trị bao gồm:
- Điều trị bệnh tiềm ẩn. Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị bệnh thần kinh tự chủ là quản lý bệnh hoặc tình trạng gây tổn thương thần kinh. Ví dụ, nếu nguyên nhân cơ bản là bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh thần kinh tự chủ tiến triển.
- Kiểm soát triệu chứng cụ thể. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị. Việc điều trị sẽ dựa trên phần nào của cơ thể bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tổn thương thần kinh.
Tiêu hóa
Bác sĩ có thể đề nghị:
- Thay đổi chế độ ăn uống. Bạn có thể cần phải ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ.
- Thuốc giúp làm rỗng dạ dày. Bác sĩ có thể chỉ định metoclopramid giúp dạ dày nhanh rỗng hơn bằng cách tăng các cơn co thắt của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây buồn ngủ và không được khuyên dùng lâu dài.
- Thuốc giảm táo bón. Các thuốc nhuận tràng không kê đơn có thể giúp giảm táo bón. Bạn nên hỏi bác sĩ về tần suất nên sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giảm tiêu chảy. Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy bằng cách ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột. Bên cạnh đó, thuốc chống tiêu chảy không kê đơn có thể hữu ích.
Tiết niệu
- Người bệnh sẽ uống nước và đi tiểu theo lịch trình để tăng sức chứa của bàng quang và giúp bàng quang làm rỗng hoàn toàn vào những thời điểm thích hợp.
- Thuốc giúp làm rỗng bàng quang. Bác sĩ sẽ chỉ định bethanechol giúp đảm bảo làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau đầu, đau quặn bụng, đầy hơi, buồn nôn và đỏ bừng.
- Đặt ống thông tiểu. Bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn qua niệu đạo để làm rỗng bàng quang.
- Thuốc làm giảm bàng quang hoạt động quá mức, bao gồm tolterodine, oxybutynin hoặc các loại thuốc tương tự, cũng có thể được bác sĩ chỉ định. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô miệng, nhức đầu, mệt mỏi, táo bón và đau bụng.
Rối loạn chức năng tình dục
Đối với nam giới bị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc cương dương. Các loại thuốc này gồm sildenafil, vardenafil hoặc tadalafil có thể giúp bạn đạt được cực khoái và duy trì sự cương cứng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau đầu nhẹ, đỏ bừng, đau dạ dày và thay đổi thị lực màu.
Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ hoặc huyết áp cao, hãy thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, tránh dùng các loại thuốc trên nếu bạn đang dùng bất kỳ loại nitrat hữu cơ nào. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu dương vật cương cứng kéo dài hơn 4 giờ.
Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể khuyên dùng:
- Chất bôi trơn âm đạo để giảm khô và giúp cho người bệnh quan hệ tình dục thoải mái và thú vị hơn.
- Flibanserin (Addyi) dành cho phụ nữ tiền mãn kinh ít có ham muốn tình dục.
Nhịp tim và các triệu chứng huyết áp
Bệnh thần kinh tự trị có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim và huyết áp. Bác sĩ có thể chỉ định:
- Các loại thuốc để tăng huyết áp. Nếu bạn cảm thấy ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng dậy, bác sĩ có thể đề nghị dùng fludrocortisone. Thuốc này giúp cơ thể giữ lại muối và điều hòa huyết áp.
- Các loại thuốc khác có thể giúp tăng huyết áp bao gồm midodrine và pyridostigmine, droxidopa. Ngoài ra, midodrine và droxidopa có thể gây tăng huyết áp khi nằm.
- Thuốc để điều chỉnh nhịp tim. Thuốc chẹn beta sẽ giúp điều chỉnh nhịp tim nếu nó quá cao với mức độ hoạt động của người bệnh.
- Chế độ ăn nhiều muối và uống nhiều nước. Nếu huyết áp giảm khi bạn đứng lên, chế độ ăn nhiều muối và uống nhiều nước có thể giúp duy trì huyết áp. Điều này thường chỉ được khuyến nghị cho các trường hợp nghiêm trọng về các vấn đề huyết áp, vì phương pháp này có thể gây ra huyết áp quá cao hoặc sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc chân. Bạn cũng không nên áp dụng chế độ ăn này cho suy tim.
Đổ mồ hôi
Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định:
- Một loại thuốc làm giảm mồ hôi, như glycopyrrolate. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm tiêu chảy, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt, thay đổi nhịp tim, đau đầu, mất vị giác và buồn ngủ. Glycopyrrolate cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như say nắng, do giảm khả năng đổ mồ hôi.
- Phẫu thuật cắt dây thần kinh ở tuyến mồ hôi, nhưng chỉ trong các khu vực nhỏ, như lòng bàn tay.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lý thần kinh tự trị?
Điều trị các tình trạng có thể gây ra bệnh thần kinh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh thần kinh tự trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Duy trì lượng đường trong máu ổn định nếu bạn bị tiểu đường. Nên có chế độ ăn ít đường và nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Ngừng hút thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Bỏ uống rượu.
- Tập thể dục hàng ngày để giúp kiểm soát các tình trạng sức khỏe nhất định và giảm cân nếu cần thiết.
- Ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
- Người bệnh sẽ uống nước và đi tiểu theo lịch trình để tăng sức chứa của bàng quang và giúp bàng quang làm rỗng hoàn toàn vào những thời điểm thích hợp.
- Thuốc giúp làm rỗng bàng quang. Bác sĩ sẽ chỉ định bethanechol giúp đảm bảo làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau đầu, đau quặn bụng, đầy hơi, buồn nôn và đỏ bừng.
- Đặt ống thông tiểu. Bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn qua niệu đạo để làm rỗng bàng quang.
- Thuốc làm giảm bàng quang hoạt động quá mức, bao gồm tolterodine, oxybutynin hoặc các loại thuốc tương tự, cũng có thể được bác sĩ chỉ định. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô miệng, nhức đầu, mệt mỏi, táo bón và đau bụng.
Rối loạn chức năng tình dục
Đối với nam giới bị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc cương dương. Các loại thuốc này gồm sildenafil, vardenafil hoặc tadalafil có thể giúp bạn đạt được cực khoái và duy trì sự cương cứng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau đầu nhẹ, đỏ bừng, đau dạ dày và thay đổi thị lực màu.
Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ hoặc huyết áp cao, hãy thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, tránh dùng các loại thuốc trên nếu bạn đang dùng bất kỳ loại nitrat hữu cơ nào. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu dương vật cương cứng kéo dài hơn 4 giờ.
Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể khuyên dùng:
- Chất bôi trơn âm đạo để giảm khô và giúp cho người bệnh quan hệ tình dục thoải mái và thú vị hơn.
- Flibanserin (Addyi) dành cho phụ nữ tiền mãn kinh ít có ham muốn tình dục.
Nhịp tim và các triệu chứng huyết áp
Bệnh thần kinh tự trị có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim và huyết áp. Bác sĩ có thể chỉ định:
- Các loại thuốc để tăng huyết áp. Nếu bạn cảm thấy ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng dậy, bác sĩ có thể đề nghị dùng fludrocortisone. Thuốc này giúp cơ thể giữ lại muối và điều hòa huyết áp.
- Các loại thuốc khác có thể giúp tăng huyết áp bao gồm midodrine và pyridostigmine, droxidopa. Ngoài ra, midodrine và droxidopa có thể gây tăng huyết áp khi nằm.
- Thuốc để điều chỉnh nhịp tim. Thuốc chẹn beta sẽ giúp điều chỉnh nhịp tim nếu nó quá cao với mức độ hoạt động của người bệnh.
- Chế độ ăn nhiều muối và uống nhiều nước. Nếu huyết áp giảm khi bạn đứng lên, chế độ ăn nhiều muối và uống nhiều nước có thể giúp duy trì huyết áp. Điều này thường chỉ được khuyến nghị cho các trường hợp nghiêm trọng về các vấn đề huyết áp, vì phương pháp này có thể gây ra huyết áp quá cao hoặc sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc chân. Bạn cũng không nên áp dụng chế độ ăn này cho suy tim.
Đổ mồ hôi
Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định:
- Một loại thuốc làm giảm mồ hôi, như glycopyrrolate. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm tiêu chảy, khô miệng, bí tiểu, mờ mắt, thay đổi nhịp tim, đau đầu, mất vị giác và buồn ngủ. Glycopyrrolate cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như say nắng, do giảm khả năng đổ mồ hôi.
- Phẫu thuật cắt dây thần kinh ở tuyến mồ hôi, nhưng chỉ trong các khu vực nhỏ, như lòng bàn tay.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lý thần kinh tự trị?
Điều trị các tình trạng có thể gây ra bệnh thần kinh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh thần kinh tự trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Duy trì lượng đường trong máu ổn định nếu bạn bị tiểu đường. Nên có chế độ ăn ít đường và nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Ngừng hút thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Bỏ uống rượu.
- Tập thể dục hàng ngày để giúp kiểm soát các tình trạng sức khỏe nhất định và giảm cân nếu cần thiết.
- Ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Đo nhãn áp
Tin mới nhất
- Bạn biết gì về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi?
- Cá Ngựa
- Giá nấm lim xanh tự nhiên ở các địa chỉ bán nấm lim rừng tại Hà Nội
- Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi không?
- 15 Cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả – Công dụng và cách thực hiện tại nhà
- Dạ dày Koras: Công dụng, Giá bán và lưu ý khi dùng
- Mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị dứt điểm
- Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Lá Dứa-Cách Chữa Bệnh Bằng Cây Dứa-Thơm
- Uống nước lá xạ đen có tác dụng gì? Mua xạ đen ở đâu?
- Một vài ý kiến về “làng ung thư”