Viêm phổi
Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề phổ biến nhất. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng triệu người trên thế giới tử vong vì tình trạng này.
Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề phổ biến nhất. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng triệu người trên thế giới tử vong vì tình trạng này.
Vậy, bệnh viêm phổi là gì? Vì sao tình trạng này lại xảy ra? Người mắc bệnh có những triệu chứng đặc trưng nào? Đâu là cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả vấn đề xoay quanh viêm phổi.
Vậy, bệnh viêm phổi là gì? Vì sao tình trạng này lại xảy ra? Người mắc bệnh có những triệu chứng đặc trưng nào? Đâu là cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả vấn đề xoay quanh viêm phổi.
Tìm hiểu chung
Bệnh viêm phổi là gì?
Thuật ngữ viêm phổi dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng gây viêm túi khí ở một bên phổi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có người gặp phải vấn đề trên ở cả hai lá phổi.
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Mức độ tiến triển của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Theo bác sĩ, nhiễm trùng gây viêm túi khí ở phổi dễ trở nặng ở những đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 trở lên
- Người có sẵn bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu
Bệnh viêm phổi là gì?
Thuật ngữ viêm phổi dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng gây viêm túi khí ở một bên phổi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có người gặp phải vấn đề trên ở cả hai lá phổi.
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Mức độ tiến triển của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Theo bác sĩ, nhiễm trùng gây viêm túi khí ở phổi dễ trở nặng ở những đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 trở lên
- Người có sẵn bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Người bệnh có những triệu chứng viêm phổi nào?
Dấu hiệu viêm phổi ở người lớn
Phần lớn trường hợp, bệnh viêm phổi thường xuất hiện ở dạng cấp tính với những triệu chứng viêm phổi rõ ràng trong những ngày đầu. Lúc này, những túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như:
- Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở
- Không minh mẫn, lú lẫn (chủ yếu ở người cao tuổi)
- Ho có đờm
- Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược
- Thân nhiệt tăng đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian, kèm theo đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém sẽ là nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
Khác với viêm phổi cấp, dấu hiệu viêm phổi mãn tính cũng tương tự nhưng cường độ không bằng. Bù lại, triệu chứng viêm phổi sẽ kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán bị viêm phổi mãn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần.
Viêm phổi do vi khuẩn là dạng phổ biến nhất và có mức độ nghiêm trọng hơn các dạng khác. Các dấu hiệu viêm phổi do vi khuẩn thường phát triển từ từ hoặc đột ngột. Người bệnh có thể sốt tới 40ºC, kèm theo đổ mồ hôi nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh. Môi và móng tay có thể hơi xanh xao do thiếu oxy trong máu. Người bệnh có thể bị lú lẫn hoặc mê sảng.
Các triệu chứng viêm phổi do virus thường phát triển trong khoảng thời gian vài ngày. Các triệu chứng ban đầu tương tự như các triệu chứng cúm: sốt, ho khan, nhức đầu, đau cơ và suy nhược. Trong vòng một hoặc hai ngày, các dấu hiệu viêm phổi thường trở nên tồi tệ hơn, với việc ngày càng ho, khó thở và đau cơ. Người bệnh có thể sốt cao và bị xanh môi.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng. Tuy nhiên, bé có thể sẽ:
- Sốt
- Ho nhiều
- Nôn mửa
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Không chịu ăn uống
Người bệnh có những triệu chứng viêm phổi nào?
Dấu hiệu viêm phổi ở người lớn
Phần lớn trường hợp, bệnh viêm phổi thường xuất hiện ở dạng cấp tính với những triệu chứng viêm phổi rõ ràng trong những ngày đầu. Lúc này, những túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như:
- Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở
- Không minh mẫn, lú lẫn (chủ yếu ở người cao tuổi)
- Ho có đờm
- Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược
- Thân nhiệt tăng đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian, kèm theo đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém sẽ là nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
Khác với viêm phổi cấp, dấu hiệu viêm phổi mãn tính cũng tương tự nhưng cường độ không bằng. Bù lại, triệu chứng viêm phổi sẽ kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán bị viêm phổi mãn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần.
Viêm phổi do vi khuẩn là dạng phổ biến nhất và có mức độ nghiêm trọng hơn các dạng khác. Các dấu hiệu viêm phổi do vi khuẩn thường phát triển từ từ hoặc đột ngột. Người bệnh có thể sốt tới 40ºC, kèm theo đổ mồ hôi nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh. Môi và móng tay có thể hơi xanh xao do thiếu oxy trong máu. Người bệnh có thể bị lú lẫn hoặc mê sảng.
Các triệu chứng viêm phổi do virus thường phát triển trong khoảng thời gian vài ngày. Các triệu chứng ban đầu tương tự như các triệu chứng cúm: sốt, ho khan, nhức đầu, đau cơ và suy nhược. Trong vòng một hoặc hai ngày, các dấu hiệu viêm phổi thường trở nên tồi tệ hơn, với việc ngày càng ho, khó thở và đau cơ. Người bệnh có thể sốt cao và bị xanh môi.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng. Tuy nhiên, bé có thể sẽ:
- Sốt
- Ho nhiều
- Nôn mửa
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Không chịu ăn uống
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?
Mỗi loại viêm phổi sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng, chẳng hạn như:
Viêm phổi do vi khuẩn
Sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác, chẳng hạn như Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.
Viêm phổi do virus
Theo thống kê từ các chuyên gia, 30% trường hợp viêm phổi đến từ việc nhiễm virus. Các chủng có khả năng gây viêm nhiễm túi khí ở phổi thường gồm:
Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?
Mỗi loại viêm phổi sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng, chẳng hạn như:
Viêm phổi do vi khuẩn
Sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác, chẳng hạn như Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.
Viêm phổi do virus
Theo thống kê từ các chuyên gia, 30% trường hợp viêm phổi đến từ việc nhiễm virus. Các chủng có khả năng gây viêm nhiễm túi khí ở phổi thường gồm:
- Virus cúm Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn
- Khác với người trưởng thành, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu phát sinh bởi virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Đôi khi bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên, ví dụ như:
- Rhinovirus
- Parainfluenza virus
- Adenoviruses
Cả ba còn có khả năng kéo theo tình trạng viêm kết mạc (đau mắt đỏ) - Virus herpes simplex
- Virus gây bệnh sởi và thủy đậu
Ngoài ra, một chủng virus nguy hiểm khác cũng có khả năng gây viêm phổi là virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra căn bệnh COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.
Viêm phổi do nấm
Trường hợp này là biến chứng của bệnh nấm sâu Coccidioidomycosis, còn gọi là sốt thung lũng hay valley fever.
Viêm phổi hít
Loại viêm phổi này còn có tên gọi khác là viêm phổi sặc, xảy ra khi một lượng lớn dịch từ dạ dày, họng hoặc miệng đi vào phổi và gây viêm tại đây. Viêm phổi hít không truyền nhiễm.
Viêm phổi bệnh viện
Trong vài trường hợp hy hữu, người bị viêm phổi có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhập viện để điều trị một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phổi bệnh viện, bởi vì:
- Vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ cao kháng kháng sinh
- Sức đề kháng của người bệnh kém
Những bệnh nhân đang cần chăm sóc đặc biệt với máy thở là đối tượng dễ gặp phải biến cố này nhất.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi
Rủi ro mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài tình trạng sức khỏe thông thường, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá
- Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm thanh quản
- Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch hoặc đái tháo đường, hen suyễn…
- Bị HIV hoặc ung thư
Bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm phổi chủ yếu xảy ra do các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn, virus hay nấm) xâm nhập cơ thể nên bệnh có tính lây nhiễm cao.
Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:
- Tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi
- Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt
Mặt khác, viêm phổi do nấm không trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, môi trường.
- Virus cúm Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn
- Khác với người trưởng thành, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu phát sinh bởi virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Đôi khi bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên, ví dụ như:
- Rhinovirus
- Parainfluenza virus
- Adenoviruses
Cả ba còn có khả năng kéo theo tình trạng viêm kết mạc (đau mắt đỏ) - Virus herpes simplex
- Virus gây bệnh sởi và thủy đậu
Ngoài ra, một chủng virus nguy hiểm khác cũng có khả năng gây viêm phổi là virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra căn bệnh COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.
Viêm phổi do nấm
Trường hợp này là biến chứng của bệnh nấm sâu Coccidioidomycosis, còn gọi là sốt thung lũng hay valley fever.
Viêm phổi hít
Loại viêm phổi này còn có tên gọi khác là viêm phổi sặc, xảy ra khi một lượng lớn dịch từ dạ dày, họng hoặc miệng đi vào phổi và gây viêm tại đây. Viêm phổi hít không truyền nhiễm.
Viêm phổi bệnh viện
Trong vài trường hợp hy hữu, người bị viêm phổi có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhập viện để điều trị một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phổi bệnh viện, bởi vì:
- Vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ cao kháng kháng sinh
- Sức đề kháng của người bệnh kém
Những bệnh nhân đang cần chăm sóc đặc biệt với máy thở là đối tượng dễ gặp phải biến cố này nhất.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi
Rủi ro mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài tình trạng sức khỏe thông thường, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá
- Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm thanh quản
- Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch hoặc đái tháo đường, hen suyễn…
- Bị HIV hoặc ung thư
Bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm phổi chủ yếu xảy ra do các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn, virus hay nấm) xâm nhập cơ thể nên bệnh có tính lây nhiễm cao.
Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:
- Tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi
- Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt
Mặt khác, viêm phổi do nấm không trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, môi trường.
Biến chứng
Viêm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp, có khả năng phát triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gồm:
- Áp xe, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi
- Suy hô hấp nặng
- Viêm màng ngoài tim
Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
- Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, có thể đi kèm với dấu hiệu run rẩy
- Gặp khó khăn trong việc hít thở, bao gồm thở nông, thở gấp hoặc hụt hơi
- Cảm thấy đau, tức ngực
- Ho có đờm hoặc thậm chí là ho ra máu
Viêm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp, có khả năng phát triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gồm:
- Áp xe, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi
- Suy hô hấp nặng
- Viêm màng ngoài tim
Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
- Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, có thể đi kèm với dấu hiệu run rẩy
- Gặp khó khăn trong việc hít thở, bao gồm thở nông, thở gấp hoặc hụt hơi
- Cảm thấy đau, tức ngực
- Ho có đờm hoặc thậm chí là ho ra máu
Chẩn đoán và điều trị
Các thủ thuật dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi là gì?
Nhằm xác định liệu một người có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các dấu hiệu, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý. Sau đó, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
Các thủ thuật dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi là gì?
Nhằm xác định liệu một người có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các dấu hiệu, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý. Sau đó, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang hoặc CT vùng ngực giúp bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu viêm ở phổi, đồng thời kiểm tra vị trí cũng như mức độ viêm nhiễm tại đây
- Cấy máu và cấy đờm với mục đích xác nhận tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây viêm phổi
- Đo độ bão hòa oxy trong máu để xác định liệu phổi có nhận đủ oxy hay không
- Lấy mẫu dịch giữa xương sườn hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh
Trong một số trường hợp, nội soi phế quản sẽ cần thiết nếu người bệnh có biểu hiện trở nặng hoặc không đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh trước đó.
Những cách điều trị viêm phổi hiệu quả
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tiến triển của bệnh để đề xuất thuốc trị viêm phổi phù hợp với mỗi người bệnh, bao gồm:
- Cách trị viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh.
- Đối với trường hợp virus gây bệnh, kháng sinh không phải là lựa chọn lý tưởng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh chú trọng nghỉ ngơi, đồng thời lưu ý uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể.
- Viêm phổi do nấm có thể được trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.
- Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.
Cách trị viêm phổi tại nhà
Điều trị ho
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giảm kích ứng cổ họng
- Uống trà bạc hà ấm nóng để giúp giảm bớt kích ứng cổ họng và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bạc hà đã được chất minh có tác dụng thông mũi, chống viêm và giảm đau.
Điều trị sốt
- Cách trị sốt do viêm phổi tại nhà là dùng các thuốc không kê đơn, như paracetamol.
- Chườm ấm để làm mát cơ thể từ bên ngoài vào bên trong, không nên chườm lạnh vì có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ra ớn lạnh.
Điều trị ớn lạnh do viêm phổi
- Uống nước ấm để làm ấm và cung cấp nước cho cơ thể.
- Ăn một bát súp ấm vừa giúp làm ấm, cung cấp nước cho cơ thể vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục.
Điều trị khó thở do viêm phổi
- Hãy uống một tách cà phê để giúp giảm khó thở vì cà phê có thể giúp làm giãn đường thở, do đó không khí lưu thông dễ dàng hơn. Tác dụng của cà phê có thể kéo dài đến 4 tiếng.
Điều trị đau ngực
- Uống một tách trà gừng để giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
- Chụp X-quang hoặc CT vùng ngực giúp bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu viêm ở phổi, đồng thời kiểm tra vị trí cũng như mức độ viêm nhiễm tại đây
- Cấy máu và cấy đờm với mục đích xác nhận tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây viêm phổi
- Đo độ bão hòa oxy trong máu để xác định liệu phổi có nhận đủ oxy hay không
- Lấy mẫu dịch giữa xương sườn hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh
Trong một số trường hợp, nội soi phế quản sẽ cần thiết nếu người bệnh có biểu hiện trở nặng hoặc không đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh trước đó.
Những cách điều trị viêm phổi hiệu quả
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tiến triển của bệnh để đề xuất thuốc trị viêm phổi phù hợp với mỗi người bệnh, bao gồm:
- Cách trị viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh.
- Đối với trường hợp virus gây bệnh, kháng sinh không phải là lựa chọn lý tưởng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh chú trọng nghỉ ngơi, đồng thời lưu ý uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể.
- Viêm phổi do nấm có thể được trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.
- Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.
Cách trị viêm phổi tại nhà
Điều trị ho
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giảm kích ứng cổ họng
- Uống trà bạc hà ấm nóng để giúp giảm bớt kích ứng cổ họng và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bạc hà đã được chất minh có tác dụng thông mũi, chống viêm và giảm đau.
Điều trị sốt
- Cách trị sốt do viêm phổi tại nhà là dùng các thuốc không kê đơn, như paracetamol.
- Chườm ấm để làm mát cơ thể từ bên ngoài vào bên trong, không nên chườm lạnh vì có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ra ớn lạnh.
Điều trị ớn lạnh do viêm phổi
- Uống nước ấm để làm ấm và cung cấp nước cho cơ thể.
- Ăn một bát súp ấm vừa giúp làm ấm, cung cấp nước cho cơ thể vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục.
Điều trị khó thở do viêm phổi
- Hãy uống một tách cà phê để giúp giảm khó thở vì cà phê có thể giúp làm giãn đường thở, do đó không khí lưu thông dễ dàng hơn. Tác dụng của cà phê có thể kéo dài đến 4 tiếng.
Điều trị đau ngực
- Uống một tách trà gừng để giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là loại viêm phổi do virus gây nên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, bạn còn cần:
- Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá
- Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm
- Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng việc nghỉ ngơi
- Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả và protein nạc
Mặt khác, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hãy giữ chúng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, đừng quên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng để hạn chế vi trùng lây sang người khác nhé. Đồng thời, giữ mũi của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo cũng là điều cần thiết.
Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau:
- Hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thương tổn và bình phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và kẽm với khả năng tăng cường hệ miễn dịch
- Uống nhiều nước
- Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là loại viêm phổi do virus gây nên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, bạn còn cần:
- Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá
- Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm
- Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng việc nghỉ ngơi
- Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả và protein nạc
Mặt khác, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hãy giữ chúng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, đừng quên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng để hạn chế vi trùng lây sang người khác nhé. Đồng thời, giữ mũi của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo cũng là điều cần thiết.
Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau:
- Hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thương tổn và bình phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và kẽm với khả năng tăng cường hệ miễn dịch
- Uống nhiều nước
- Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết
Xem thêm: Các thuốc đặt trị viêm lộ tuyến cổ tử cung tốt nhất
Tin mới nhất
- Cách sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu với cách ngâm rượu nấm lim
- Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe
- Bạn biết gì về tầm soát ung thư vú khi mang thai?
- Kinh nguyệt ra ít và có màu nâu đen là bị bệnh gì?
- Sơ chế nấm lim xanh rừng tự nhiên như thế nào đảm bảo hiệu quả
- Viêm niêm mạc trực tràng là bệnh gì?
- Nhận biết sớm bệnh ung thư đại tràng
- 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ và lưu ý cần biết
- 4 Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung – Bạn cần phải đi khám ngay
- Công dụng chữa bệnh trĩ của nha đam sẽ khiến bạn bất ngờ