Dấu hiệu ung thư lưỡi: 10 biểu hiện bạn đừng bỏ qua
Bệnh ung thư lưỡi là một dạng ung thư ở khoang miệng bắt đầu từ các tế bào ở lưỡi. Trong đó, dấu hiệu ung thư lưỡi đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.
Bệnh ung thư lưỡi là một dạng ung thư ở khoang miệng bắt đầu từ các tế bào ở lưỡi. Trong đó, dấu hiệu ung thư lưỡi đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.
Mời các bạn cùng tìm hiểu về các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư lưỡi, các yếu tố rủi ro cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết sau nhé
Dấu hiệu ung thư lưỡi
Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất hiện nay. Tế bào vảy là những tế bào mỏng nằm trên bề mặt da, lưỡi, trong niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp và thanh quản.
Cũng như các bệnh ung thư miệng khác, dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng. Do đó, đa phần người bệnh đều chủ quan và bỏ qua chúng.
Vết loét màu đỏ hồng ở một bên lưỡi và đau lưỡi kéo dài là những dấu hiệu ung thư lưỡi đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, triệu chứng ung thư lưỡi còn có thể bao gồm:
- Đau ở hàm hoặc cổ họng
- Nuốt đau, khó nuốt, gặp khó khăn khi nuốt hoặc nhai thức ăn
- Cảm giác bị mắc nghẹn trong cổ họng
- Cứng lưỡi và hàm
- Xuất hiện các mảng đỏ, trắng hoặc sẫm trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi
- Các vết loét ung thư lưỡi không lành
- Có cảm giác tê bên trong miệng
- Chảy máu lưỡi không rõ lý do
- Xuất hiện các khối u bất thường trên lưỡi
- Thay đổi tông giọng
Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Vì vậy, nếu có những thói quen này, bạn cần cảnh giác khi gặp phải các triệu chứng ung thư lưỡi. Đồng thời, bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.
Mối liên hệ giữa dấu hiệu ung thư lưỡi và ung thư miệng
Ung thư có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau của lưỡi. Ung thư ở phần trước của lưỡi được gọi là ung thư lưỡi. Loại ung thư này có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật. Ngược lại, ung thư ở phần sau của lưỡi (gốc lưỡi) sẽ được gọi là ung thư miệng – hầu. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn và biểu hiện thành các dấu hiệu ung thư lưỡi rõ rệt, do đó khó điều trị hơn.
Các triệu chứng ung thư miệng bao gồm:
- Xuất hiện các mảng đỏ và trắng trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi
- Các vết loét không lành
- Đau họng hoặc đau khi nuốt
- Có cảm giác mắc nghẹn trong cổ họng
- Đau lưỡi
- Khàn tiếng
- Gặp khó khăn khi cử động hàm và lưỡi
- Đau ở vùng cổ hoặc tai
- Răng yếu
- Sưng vùng họng – hầu kéo dài trên 3 tuần
- Xuất hiện khối u bất thường hình thành trong miệng
- Độ dày của niêm mạc miệng tăng lên
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm:
Mời các bạn cùng tìm hiểu về các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư lưỡi, các yếu tố rủi ro cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết sau nhé
Dấu hiệu ung thư lưỡi
Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất hiện nay. Tế bào vảy là những tế bào mỏng nằm trên bề mặt da, lưỡi, trong niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp và thanh quản.
Cũng như các bệnh ung thư miệng khác, dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng. Do đó, đa phần người bệnh đều chủ quan và bỏ qua chúng.
Vết loét màu đỏ hồng ở một bên lưỡi và đau lưỡi kéo dài là những dấu hiệu ung thư lưỡi đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, triệu chứng ung thư lưỡi còn có thể bao gồm:
- Đau ở hàm hoặc cổ họng
- Nuốt đau, khó nuốt, gặp khó khăn khi nuốt hoặc nhai thức ăn
- Cảm giác bị mắc nghẹn trong cổ họng
- Cứng lưỡi và hàm
- Xuất hiện các mảng đỏ, trắng hoặc sẫm trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi
- Các vết loét ung thư lưỡi không lành
- Có cảm giác tê bên trong miệng
- Chảy máu lưỡi không rõ lý do
- Xuất hiện các khối u bất thường trên lưỡi
- Thay đổi tông giọng
Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Vì vậy, nếu có những thói quen này, bạn cần cảnh giác khi gặp phải các triệu chứng ung thư lưỡi. Đồng thời, bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.
Mối liên hệ giữa dấu hiệu ung thư lưỡi và ung thư miệng
Ung thư có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau của lưỡi. Ung thư ở phần trước của lưỡi được gọi là ung thư lưỡi. Loại ung thư này có xu hướng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật. Ngược lại, ung thư ở phần sau của lưỡi (gốc lưỡi) sẽ được gọi là ung thư miệng – hầu. Loại ung thư này thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn và biểu hiện thành các dấu hiệu ung thư lưỡi rõ rệt, do đó khó điều trị hơn.
Các triệu chứng ung thư miệng bao gồm:
- Xuất hiện các mảng đỏ và trắng trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi
- Các vết loét không lành
- Đau họng hoặc đau khi nuốt
- Có cảm giác mắc nghẹn trong cổ họng
- Đau lưỡi
- Khàn tiếng
- Gặp khó khăn khi cử động hàm và lưỡi
- Đau ở vùng cổ hoặc tai
- Răng yếu
- Sưng vùng họng – hầu kéo dài trên 3 tuần
- Xuất hiện khối u bất thường hình thành trong miệng
- Độ dày của niêm mạc miệng tăng lên
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm:
- Bệnh thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu, bia thường xuyên, nghiện rượu
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh và trái cây
- Nhiễm virus papilloma ở người (HPV)
- Gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng
- Có tiền sử mắc bệnh ung thư, đặc biệt là một loại ung thư tế bào vảy khác
Theo thống kê, người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 15 lần so với những đối tượng khác.
Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Ăn trầu, một thói quen khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, axit sunfuric và formaldehyd
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Có c
ác vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lởm chởm hoặc lắp răng giả không phù hợp
Chẩn đoán ung thư lưỡi
Nếu phát hiện các bất thường ở lưỡi và khoang miệng, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay. Tại buổi hẹn, bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của bạn để thu thập các thông tin y tế có liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra các bất thường trên lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết.
Trong trường hợp nghi ngờ bạn có dấu hiệu ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ thực hiện thủ tục sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có sự tồn tại của tế bào ung thư, bạn có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh lưỡi bị bệnh và giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã ảnh hưởng và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa.
Ung thư lưỡi có chữa được không?
Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh ung thư lưỡi tương đối cao nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đặc biệt, những người bị ung thư lưỡi không di căn có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với ung thư di căn. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư lưỡi chưa di căn là 78%, đối với trường hợp đã di căn là 36%.
Điều trị ung thư lưỡi
Mục tiêu của việc điều trị ung thư lưỡi là:
- Chữa khỏi bệnh
- Giữ gìn cấu trúc và chức năng của lưỡi
- Ngăn ngừa ung thư tái phát
- Kiểm soát các triệu chứng ung thư lưỡi
Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư lưỡi sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm và khối u có kích thước nhỏ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u đã lớn và di căn phức tạp thì bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần.
- Bệnh thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu, bia thường xuyên, nghiện rượu
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh và trái cây
- Nhiễm virus papilloma ở người (HPV)
- Gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng
- Có tiền sử mắc bệnh ung thư, đặc biệt là một loại ung thư tế bào vảy khác
Theo thống kê, người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 15 lần so với những đối tượng khác.
Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Ăn trầu, một thói quen khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, axit sunfuric và formaldehyd
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Có c
ác vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lởm chởm hoặc lắp răng giả không phù hợp
Chẩn đoán ung thư lưỡi
Nếu phát hiện các bất thường ở lưỡi và khoang miệng, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay. Tại buổi hẹn, bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của bạn để thu thập các thông tin y tế có liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra các bất thường trên lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết.
Trong trường hợp nghi ngờ bạn có dấu hiệu ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ thực hiện thủ tục sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có sự tồn tại của tế bào ung thư, bạn có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh lưỡi bị bệnh và giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã ảnh hưởng và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa.
Ung thư lưỡi có chữa được không?
Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh ung thư lưỡi tương đối cao nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đặc biệt, những người bị ung thư lưỡi không di căn có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với ung thư di căn. Cụ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư lưỡi chưa di căn là 78%, đối với trường hợp đã di căn là 36%.
Điều trị ung thư lưỡi
Mục tiêu của việc điều trị ung thư lưỡi là:
- Chữa khỏi bệnh
- Giữ gìn cấu trúc và chức năng của lưỡi
- Ngăn ngừa ung thư tái phát
- Kiểm soát các triệu chứng ung thư lưỡi
Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư lưỡi sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm và khối u có kích thước nhỏ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u đã lớn và di căn phức tạp thì bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần.
Có nhiều khả năng bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần lưỡi bị ảnh hưởng bởi ung thư trong quá trình phẫu thuật. Cấu trúc lưỡi sau khi cắt bỏ sẽ được tái tạo lại bằng cách sử dụng da hoặc mô từ các bộ phận khác trên cơ thể.
Bác sĩ sẽ cố gắng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, thở, ăn và nuốt của người bệnh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xạ trị hoặc hóa trị để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại.
Phòng ngừa ung thư lưỡi
Rất khó để ngăn ngừa ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu ung thư lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn chữa trị.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá ở mọi hình thức
- Không nhai trầu
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên. Thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
- Tiêm chủng đầy đủ vaccine HPV
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng màng chắn khi quan hệ bằng miệng.
Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Do đó, bạn đừng nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ung thư lưỡi mà hãy đi thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.
Có nhiều khả năng bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần lưỡi bị ảnh hưởng bởi ung thư trong quá trình phẫu thuật. Cấu trúc lưỡi sau khi cắt bỏ sẽ được tái tạo lại bằng cách sử dụng da hoặc mô từ các bộ phận khác trên cơ thể.
Bác sĩ sẽ cố gắng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, thở, ăn và nuốt của người bệnh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xạ trị hoặc hóa trị để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại.
Phòng ngừa ung thư lưỡi
Rất khó để ngăn ngừa ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu ung thư lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn chữa trị.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá ở mọi hình thức
- Không nhai trầu
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên. Thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
- Tiêm chủng đầy đủ vaccine HPV
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng màng chắn khi quan hệ bằng miệng.
Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện bệnh. Do đó, bạn đừng nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ung thư lưỡi mà hãy đi thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu? 10 địa chỉ ở Hà Nội và TPHCM
Tin mới nhất
- Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
- Bệnh suy thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán & điều trị
- Các loại thuốc tiêm khớp được bác sĩ chỉ định trong điều trị
- Mẹ cho con bú mang lại nhiều lợi ích bất ngờ
- Cách chế biến nấm lim xanh rừng và cách bảo quản nấm lim xanh
- CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CÔNG SỞ
- Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị
- Chuyện hài hước về việc ném đồng xu xuống cống
- Tác dụng cây nấm lim xanh chữa ung thư vòm họng như thế nào?
- Cây giống trà hoa vàng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý
- Nấm lim xanh cổ truyền Ngăn ngừa bệnh gan tiềm ẩn từ nấm lim xanh cổ truyền Tiên Phước
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ 10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng