Nguyên nhân gây ngứa da cổ và 11 cách khắc phục tại nhà

Cảm giác ngứa ngáy ở vùng cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm việc vệ sinh cá nhân, dị ứng hay tác động từ môi trường. Trong một số trường hợp, ngứa da cổ còn đi kèm sưng đỏ, đau đớn, phát ban ở cổ và khu vực lân cận.

Cảm giác ngứa ngáy ở vùng cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm việc vệ sinh cá nhân, dị ứng hay tác động từ môi trường. Trong một số trường hợp, ngứa da cổ còn đi kèm sưng đỏ, đau đớn, phát ban ở cổ và khu vực lân cận.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để tìm ra phương án khắc phục phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ngứa da cổ

Ngứa da cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Vệ sinh không đúng cách

Không vệ sinh da cổ thường xuyên hoặc vệ sinh quá nhiều lần trong ngày đều có thể gây ngứa da cổ. Điểm chung của cả 2 vấn đề này là khiến cho da bị mất đi lượng dầu tự nhiên, từ đó dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, bạn nên tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi nhưng cần giới hạn số lần tắm trong ngày.

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng

Các sản phẩm sử dụng trên da như nước hoa, xà phòng hoặc dư lượng bột giặt từ quần áo đều có thể gây kích ứng da. Khi kích ứng xảy ra ở vùng cổ, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Bên cạnh đó, người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi gỗ… cũng có nguy cơ cao bị ngứa da cổ.

Ngứa da cổ do dị ứng

Bạn có thể bị ngứa vùng cổ do dị ứng hóa chất, mỹ phẩm và trang sức đeo cổ. Bên cạnh đó, thực phẩm, nọc độc côn trùng hay chất độc từ một số loại cây cỏ cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.

Điều kiện môi trường

Môi trường khắc nghiệt, khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây kích ứng da, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm. Đồng thời, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có đồ bảo hộ cũng sẽ làm tăng khả năng bùng phát các cơn ngứa.

Do đó, khi phải ra đường trong thời tiết nắng nóng, bạn nên sử dụng kem chống nắng và áo khoác để tránh da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại từ môi trường.

Ngứa vùng cổ do các vấn đề về da mãn tính

Các tình trạng da mãn tính như chàm và vảy nến có thể là tác nhân gây ngứa vùng cổ. Bên cạnh đó, việc người bệnh gãi, cào vào vùng da ngứa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lichen đơn mãn tính.

Bệnh ghẻ gây ngứa da cổ

Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng cổ. Bệnh thường gây ra các triệu chứng ngứa da dữ dội, nhất là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh, làm tổn thương và hình thành các vết loét trên da. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan rộng ra các khu vực khác, hình thành các mụn nước, mụn mủ, sẹo thâm… ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý người bệnh.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để tìm ra phương án khắc phục phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ngứa da cổ

Ngứa da cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Vệ sinh không đúng cách

Không vệ sinh da cổ thường xuyên hoặc vệ sinh quá nhiều lần trong ngày đều có thể gây ngứa da cổ. Điểm chung của cả 2 vấn đề này là khiến cho da bị mất đi lượng dầu tự nhiên, từ đó dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, bạn nên tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi nhưng cần giới hạn số lần tắm trong ngày.

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng

Các sản phẩm sử dụng trên da như nước hoa, xà phòng hoặc dư lượng bột giặt từ quần áo đều có thể gây kích ứng da. Khi kích ứng xảy ra ở vùng cổ, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Bên cạnh đó, người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi gỗ… cũng có nguy cơ cao bị ngứa da cổ.

Ngứa da cổ do dị ứng

Bạn có thể bị ngứa vùng cổ do dị ứng hóa chất, mỹ phẩm và trang sức đeo cổ. Bên cạnh đó, thực phẩm, nọc độc côn trùng hay chất độc từ một số loại cây cỏ cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.

Điều kiện môi trường

Môi trường khắc nghiệt, khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây kích ứng da, đặc biệt là người có làn da nhạy cảm. Đồng thời, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có đồ bảo hộ cũng sẽ làm tăng khả năng bùng phát các cơn ngứa.

Do đó, khi phải ra đường trong thời tiết nắng nóng, bạn nên sử dụng kem chống nắng và áo khoác để tránh da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại từ môi trường.

Ngứa vùng cổ do các vấn đề về da mãn tính

Các tình trạng da mãn tính như chàm và vảy nến có thể là tác nhân gây ngứa vùng cổ. Bên cạnh đó, việc người bệnh gãi, cào vào vùng da ngứa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lichen đơn mãn tính.

Bệnh ghẻ gây ngứa da cổ

Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng cổ. Bệnh thường gây ra các triệu chứng ngứa da dữ dội, nhất là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh, làm tổn thương và hình thành các vết loét trên da. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan rộng ra các khu vực khác, hình thành các mụn nước, mụn mủ, sẹo thâm… ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý người bệnh.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ngứa da cổ còn có thể xuất phát từ các vấn đề như:

  • Côn trùng cắn
  • Bệnh zona
  • Các vấn đề thần kinh do tiểu đường hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Bệnh gan

11 biện pháp khắc phục tại nhà khi bị ngứa da cổ

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giảm thiểu cơn ngứa:

1. Tránh chạm vào khu vực bị ngứa

Nhiều người có thói quen gãi, cào hoặc tác động lên vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, những hành động này chỉ có hiệu quả tạm thời. Thậm chí, chúng còn khiến cho cơn ngứa trở nên trầm trọng và khó hồi phục hơn.

2. Trị ngứa da cổ bằng baking soda hoặc bột yến mạch

Pha thêm baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm có thể làm dịu cơn ngứa ở vùng da cổ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp này. Đối với người có làn da quá nhạy cảm, sử dụng baking soda và bột yến mạch có thể gây kích ứng da và làm cơn ngứa tồi tệ hơn.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả cao trong điều trị ngứa da cổ. Cụ thể, bạn nên chườm khăn mát hoặc túi nước đá (có bọc khăn bên ngoài) lên vùng da bị kích ứng. Điều này sẽ giúp giảm đau và đẩy lùi cơn ngứa trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, để tránh bị buốt và khó chịu khi chườm, bạn nên tránh đặt đá lạnh hay túi chườm trực tiếp lên da cổ.

4. Sử dụng thuốc k
háng
histamin

Các loại thuốc kháng histamin không kê đơn (OTC) có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa do dị ứng gây ra. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn gây cảm giác buồn ngủ. Điều này giúp người bệnh quên đi cơn ngứa khi được ngủ ngon giấc hơn.

5. Dùng kem corticosteroid trị ngứa da cổ

Cũng như thuốc kháng histamin, các loại kem trị ngứa OTC có chứa corticosteroid có thể giúp giảm ngứa da cổ nhanh chóng và hiệu quả.

6. Sử dụng thuốc mỡ làm dịu da

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm OTC có chứa thành phần làm dịu da như tinh dầu bạc hà, kem dưỡng calamine và benzocaine để điều trị ngứa da cổ. Tuy nhiên, một số thành phần trong thuốc mỡ có thể làm gia tăng tình trạng khô và kích ứng da. Do đó, bạn nên dùng thử chúng trên một vùng da nhỏ trước khi thoa thuốc trên diện rộng.

7. Tắm nước ấm

Tắm nước nóng có thể gây khô và kích ứng da, dẫn đến ngứa rát. Do đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh da thay vì nước nóng.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ngứa da cổ còn có thể xuất phát từ các vấn đề như:

  • Côn trùng cắn
  • Bệnh zona
  • Các vấn đề thần kinh do tiểu đường hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Bệnh gan

11 biện pháp khắc phục tại nhà khi bị ngứa da cổ

Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giảm thiểu cơn ngứa:

1. Tránh chạm vào khu vực bị ngứa

Nhiều người có thói quen gãi, cào hoặc tác động lên vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, những hành động này chỉ có hiệu quả tạm thời. Thậm chí, chúng còn khiến cho cơn ngứa trở nên trầm trọng và khó hồi phục hơn.

2. Trị ngứa da cổ bằng baking soda hoặc bột yến mạch

Pha thêm baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm có thể làm dịu cơn ngứa ở vùng da cổ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp này. Đối với người có làn da quá nhạy cảm, sử dụng baking soda và bột yến mạch có thể gây kích ứng da và làm cơn ngứa tồi tệ hơn.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả cao trong điều trị ngứa da cổ. Cụ thể, bạn nên chườm khăn mát hoặc túi nước đá (có bọc khăn bên ngoài) lên vùng da bị kích ứng. Điều này sẽ giúp giảm đau và đẩy lùi cơn ngứa trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, để tránh bị buốt và khó chịu khi chườm, bạn nên tránh đặt đá lạnh hay túi chườm trực tiếp lên da cổ.

4. Sử dụng thuốc k
háng
histamin

Các loại thuốc kháng histamin không kê đơn (OTC) có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa do dị ứng gây ra. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn gây cảm giác buồn ngủ. Điều này giúp người bệnh quên đi cơn ngứa khi được ngủ ngon giấc hơn.

5. Dùng kem corticosteroid trị ngứa da cổ

Cũng như thuốc kháng histamin, các loại kem trị ngứa OTC có chứa corticosteroid có thể giúp giảm ngứa da cổ nhanh chóng và hiệu quả.

6. Sử dụng thuốc mỡ làm dịu da

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm OTC có chứa thành phần làm dịu da như tinh dầu bạc hà, kem dưỡng calamine và benzocaine để điều trị ngứa da cổ. Tuy nhiên, một số thành phần trong thuốc mỡ có thể làm gia tăng tình trạng khô và kích ứng da. Do đó, bạn nên dùng thử chúng trên một vùng da nhỏ trước khi thoa thuốc trên diện rộng.

7. Tắm nước ấm

Tắm nước nóng có thể gây khô và kích ứng da, dẫn đến ngứa rát. Do đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh da thay vì nước nóng.

8. Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện ngứa da cổ

Máy tạo độ ẩm có thể làm mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị ngứa da cổ. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp tăng cường độ ẩm cho da và ngăn ngừa cơn ngứa tái phát.

9. Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng

Để cải thiện tình trạng ngứa da cổ, người bệnh nên lựa chọn các loại mỹ phẩm nhẹ dịu, không chứa thành phần gây kích ứng da.

10. Lựa chọn các loại trang phục phù hợp

Các loại trang phục có thiết kế đơn giản và được làm từ các loại vải tự nhiên có thể giúp bề mặt da được thư giãn. Ngược lại, trang phục bó sát và chất liệu vải tổng hợp sẽ làm tăng nguy cơ ngứa và kích ứng da.

11. Tránh căng thẳng

Căng thẳng không làm phát sinh cơn ngứa nhưng có thể khiến cảm giác ngứa trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên thư giãn đầu óc và tránh căng thẳng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở cổ.

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Thông thường, tình trạng ngứa cổ có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu cơn ngứa không thuyên giảm hoặc khi ngứa đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó thở, thở hụt hơi
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tê cứng xương và khớp

Để điều trị ngứa da cổ, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid có tác dụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây ngứa mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc ức chế calcineurin như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)
  • Sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft)
  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) – sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím để điều trị ngứa da

Hiện tượng ngứa da cổ thường biến mất khi áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nó cũng có thể lây lan ra các khu vực lân cận hoặc đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

8. Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện ngứa da cổ

Máy tạo độ ẩm có thể làm mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị ngứa da cổ. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp tăng cường độ ẩm cho da và ngăn ngừa cơn ngứa tái phát.

9. Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng

Để cải thiện tình trạng ngứa da cổ, người bệnh nên lựa chọn các loại mỹ phẩm nhẹ dịu, không chứa thành phần gây kích ứng da.

10. Lựa chọn các loại trang phục phù hợp

Các loại trang phục có thiết kế đơn giản và được làm từ các loại vải tự nhiên có thể giúp bề mặt da được thư giãn. Ngược lại, trang phục bó sát và chất liệu vải tổng hợp sẽ làm tăng nguy cơ ngứa và kích ứng da.

11. Tránh căng thẳng

Căng thẳng không làm phát sinh cơn ngứa nhưng có thể khiến cảm giác ngứa trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên thư giãn đầu óc và tránh căng thẳng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở cổ.

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Thông thường, tình trạng ngứa cổ có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu cơn ngứa không thuyên giảm hoặc khi ngứa đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó thở, thở hụt hơi
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tê cứng xương và khớp

Để điều trị ngứa da cổ, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid có tác dụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây ngứa mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc ức chế calcineurin như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)
  • Sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin như fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft)
  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) – sử dụng các bước sóng khác nhau của tia cực tím để điều trị ngứa da

Hiện tượng ngứa da cổ thường biến mất khi áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nó cũng có thể lây lan ra các khu vực lân cận hoặc đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm: 8 cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!