Ung thư âm đạo – bệnh phụ nữ cần biết

Ung thư âm đạo là một trong những nhóm bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ. Tuy nhiên bệnh thường phát triển thầm lặng trong một thời gian dài trước khi có những dấu hiệu cảnh báo đặc trưng. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, phụ nữ nên trang bị cho mình những kiến thức mới nhất về ung thư âm đạo như: nguyên nhân, tariệu chứng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay.

Nguyên nhân gây ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm có chỉ dưới 260 trường hợp được chẩn đoán ở Anh mỗi năm.  Mặc dù là một loại ung thư hiếm gặp, nhưng các bác sĩ chuyên khoa đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh này:

Tuổi tác: Khi phụ nữ lớn tuổi nguy cơ ung thư âm đạo tăng lên. Nhưng vì căn bệnh này rất hiếm, nguy cơ gia tăng vẫn còn rất nhỏ. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.  (40%) trường hợp xảy ra ở phụ nữ từ 75 tuổi trở lên. Đây là một loại ung thư rất hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Nhiễm virút HPV ở người: Virus gây u nhú ở người (HPV) là một bệnh nhiễm trùng thông thường và được truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục. 

HPV hiện diện ở gần 3/4 phụ nữ bị ung thư âm đạo (75%). HPV loại 6 và 11 có thể nhiễm vào cơ quan sinh dục nữ, gây ra mụn cóc sinh dục. Phụ nữ đã từng bị mụn cóc sinh dục có nguy cơ cao phát triển tế bào tiền ung thư và một số có thể phát triển thành ung thư âm đạo. 

Virus HPV.

Ung thư cổ tử cung: Một nghiên cứu lớn của Mỹ đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị ung thư tử cung có nguy cơ ung thư âm đạo gấp 3 lần so với phụ nữ trong dân số nói chung. Ở phụ nữ sử dụng phương pháp xạ trị điều trị ung thư tử cung, nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ không sử dụng phương pháp xạ trị.

Nhiễm HIV: Phụ nữ nhiễm HIV hoặc AIDS có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư âm đạo. Điều này có thể do HIV và AIDS làm giảm miễn dịch khiến cơ thể không thể đủ sức đề kháng tự nhiên chống lại HPV. 

Hệ thống miễn dịch suy yếu: Lupus ban đỏ là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ở những người mắc bệnh lupus, hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các tế bào, mô và các cơ quan khỏe mạnh. Phụ nữ bị lupus ban đỏ có nguy cơ cao bị ung thư âm đạo. Điều này có thể vì họ có nguy cơ nhiễm HPV nhiều hơn vì hệ thống miễn dịch của họ suy giảm 

Các triệu chứng thường gặp của ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo thường phát triển bắt đầu từ lớp niêm mạc âm đạo, bệnh phát triển thầm lặng và không có dấu hiệu bất thường ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo có thể dễ dàng nhận ra như:

Ra máu bất thường ở âm đạo: âm đạo ra máu màu đỏ hoặc có màu nâu hoặc đen bất thường, đặc biệt sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đây là một trong những triệu chứng, bất thường ở phụ nữ, nếu gặp triệu chứng này, nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và tầm soát ung thư âm đạo ở nữ giới.

Âm đạo tiết dịch nhày có màu và mùi bất thường:  dịch nhày giúp bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân, vi khuẩn gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên nếu dịch nhày có mùi lạ, đặc sệt, có kèm màu hoặc màu sắc bất thường liên quan đến việc viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo. Trường hợp khối u âm đạo lớn, gây tổn thương lớp niêm mạc cũng dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu âm đạo. Nếu có triệu chứng này, nên đến bệnh viện thăm khám, nên thực hiện xét nghiệm PAB tầm soát ung thư cổ tử cung và âm đạo.

Đau vùng bụng dưới: khi khối u âm đạo lớn sẽ chèn ép các cơ quan xung  quanh hoặc khu vực vùng chậu gây cảm giác đè nén hoặc đau khu vực bụng dưới.

Hay đau bụng vùng dưới là dấu hiệu của ung thư âm đạo.

Thay đổi thói quen tiểu tiện: khối u âm đạo lớn có thể gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu như bàng quang, niệu đạo dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắc thậm chí đi tiểu ra máu. Ngoài ra nếu khối u chèn ép lên đại tràng có thể gây đại tiện khó khăn, táo bón kèo dài. Trong trường hợp này, đến bệnh viện để chụp ảnh kiểm tra , xác định nguyên nhân gây bệnh rõ ràng.

Sưng hạch bạch huyết vùng háng: Vào những giai đoạn cuối, khi khối u bắt đầu xâm lấn từ âm đạo ra xung quang các hạch bạch huyết có thể xuất hiện sưng đau các hạch bạch huyết vùng háng. Người mệt mỏi kèm theo chán ăn hoặc sốt không rõ nguyên nhân.

Nếu phát hiện triệu chứng xuất huyết âm đạo hoặc dịch nhày bất thường bạn nên đến các bệnh viên chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết để làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Không nên tự ý phán đoán và sử dụng thuốc tại nhà, điều này có thể giải quyết các triệu chứng ban đầu nhưng có thể khiến bệnh phát triển âm thầm và trở nên nguy hiểm hơn.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư âm đạo

Các xét nghiệm kiểm tra âm đạo và các cơ quan khác trong khung chậu được sử dụng để phát hiện (tìm) và chẩn đoán ung thư âm đạo.

Khám sức khoẻ tổng quát: Khám sức khoẻ  tổng quát giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu khác thường. Trong khi khám tổng quát và dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nếu nghi ngờ có sự phát triển của khối u âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một vài các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Khám vùng chậu: Khám âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và trực tràng. Bác sĩ chèn một hoặc hai ngón tay được bôi trơn vào âm đạo và đặt bàn tay kia lên bụng dưới để cảm nhận kích thước, hình dạng và vị trí của tử cung và buồng trứng. 

Pap smear: đây là một tiểu phẫu nhỏ để lấy mẫu các tế bào từ bề mặt cổ tử cung và âm đạo. Các tế bào được quan sát dưới kính hiển vi để tìm hiểu xem chúng có dấu hiệu bất thường hay sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không. Thủ tục này còn được gọi là xét nghiệm Pap

Xét nghiệm PAP là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư âm đạo.

Sinh thiết: lấy các tế bào hoặc các mô từ âm đạo và cổ tử cung để để kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, sinh thiết còn giúp bác sĩ đánh giá được khối u âm đạo là lành tính hay ác tính.

Soi cổ tử cung (Colposcopy): Một thủ tục trong đó một colposcope (dụng cụ phóng đại, phóng to) được sử dụng để kiểm tra âm đạo và cổ tử cung cho các vùng bất thường. Mẫu mô có thể được lấy bằng một dụng cụ nạo bút (dụng cụ muỗng) và kiểm tra dưới kính hiển vi để biết các dấu hiệu bệnh.

Các giai đoạn phát triển của ung thư âm đạo

Từ khi bắt đầu hình thành, ung thư âm đạo  trải qua 5 giai đoạn phát triển. Mặc du là bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh hoàn toàn có cơ hội điều trị thành công và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Ung thư âm đạo.

Giai đoạn 0. Đây là khi các tế bào ung thư nằm trong lớp lót (biểu mô) của âm đạo và không lan sang các lớp khác. Giai đoạn này còn được gọi là carcinoma in situ. 

Giai đoạn I: Ung thư đã phát triển qua lớp tế bào trên nhưng nó không phát triển ra khỏi âm đạo và vào các cấu trúc gần đó. Nó đã không lan rộng tới các hạch bạch huyết ở gần đó hoặc đến các vị trí xa trong cơ thể.

Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các mô liên kết bên cạnh âm đạo nhưng không lan sang thành xương chậu hoặc các cơ quan khác gần đó. Nó đã không lan rộng tới các hạch bạch huyết ở gần đó hoặc đến các vị trí xa trong cơ thể.

Giai đoạn III: ung thư đã lan đến thành xương chậu và có thể hoặc không lan ra các hạch bạch huyết ở gần, hoặc khối u ung thư phát triển mạnh ở âm đạo và nó có thể đã phát triển thành mô liên kết gần đó và lan rộng đến Hạch bạch huyết. Nó đã không lây lan đến các vị trí xa trong cơ thể.

Giai đoạn IV: giai đoạn IV có hai giai đoạn: giai đoạn IVA và giai đoạn IVB. Ở giai đoạn IVA , ung thư phát triển từ âm đạo đến các cơ quan lân cận (như bàng quang hoặc trực tràng). Nó có thể hoặc không thể lan ra các hạch bạch huyết nhưng nó không lan rộng đến các vị trí xa hơn. Ở giai đoạn IVB ung thư đã lan ra các cơ quan xa hơn như phổi, xương, gan hay buồng trứng…

Ung thư âm đạo hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu phát hiện ở những giai đoạn sớm. Tiên lượng và tỉ lệ thành công sẽ giảm dần nếu phát hiện ở các giai đoạn muộn. Việc chẩn đoán giai đoạn và tình trạng bệnh lý giúp bác sĩ tư vấn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, gia tăng tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư âm đạo.

Các phương pháp điều trị ung thư âm đạo

Hiện nay, trong điều trị và kiểm soát khối u ung thư tại âm đạo, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chính là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy theo từng giai đoạn các phương pháp này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng nhau trong một phác đồ điều trị chuyên khoa.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là cách điều trị ung thư âm đạo phổ biến nhất. Có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật sau đây:

  • Phẫu thuật laser: phẫu thuật sử dụng chùm tia laze (chùm ánh sáng cường độ cao) để cắt bỏ khối u nhỏ hoặc để loại bỏ một tổn thương bề mặt niêm mạc âm đạo.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u toàn phần: Một thủ tục phẫu thuật cắt bỏ các tế bào ung thư và một số mô khỏe mạnh xung quanh nó để loại bỏ vùng ảnh hưởng của khối u.
  • Cắt bỏ toàn bộ tử cung: với trường hợp khối u lan rộng không thể kiểm soát hoặc phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc chưa sinh con, phẫu thuật này đồng thời với việc loại bỏ hoàn toàn thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Vì vậy với phụ nữ trẻ tuổi các bác sĩ sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp khác để giữ lại tử cung cho người phụ nữ. Trường hợp không thể giữ lại tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp lưu trữ trứng để làm thụ tinh nhân tạo, mang đến tình mẫu tử thiêng liêng cho người phụ nữ.
  • Phẫu thuật cắt lympho: Một phẫu thuật, trong đó các hạch bạch huyết được lấy ra và kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Nếu ung thư ở âm đạo trên, các hạch bạch huyết vùng chậu có thể được lấy ra. Nếu ung thư ở âm đạo dưới, các hạch bạch huyết ở háng có thể được cắt bỏ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu: Phẫu thuật cắt bỏ ruột kết, trực tràng, và bàng quang. Ở phụ nữ, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận cũng được loại bỏ. Lỗ nhân tạo (stoma) được làm cho nước tiểu và phân để chảy từ cơ thể vào một túi thu.

Phẫu thuật ung thư âm đạo.

Liệu pháp bức xạ: Liệu pháp xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác để diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn không cho chúng phát triển. Với phụ nữ trẻ hoặc chưa có con, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp  xạ trị để tiêu diệt khối u, bảo toàn tử cung hoặc giúp làm co nhỏ khối u trước khi thực hiện phẫu thuật, nhằm giảm vùng bị cắt bỏ trong tử cung. Hiện nay, phương pháp xạ trị được đưa ra phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh ung thư được điều trị.

Hóa trị: Hoá trị liệu là một liệu pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách giết chết tế bào hoặc bằng cách ngăn chúng không phân chia. Cách hóa trị được đưa ra tùy thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh ung thư được điều trị. Hiện nay, một số loại thuốc được sử dụng trong hóa trị điều trị ung thư âm đạo gồm:Cisplatin, Carboplatin, Fluorouracil (5-FU), Paclitaxel (Taxol ® ), Docetaxel (Taxotere ® )

Ung thư âm đạo là căn bệnh thầm lặng, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Vì vậy, để đẩy lùi căn bệnh này, trong quá trình điều trị bạn nên kết hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng phác đồ điều trị. Ngoài ra để chủ động ngăn ngừa ung thư tái phát bạn nên sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ thiên nhiên như tảo nâu Fucoidan Nhật Bản.

Fucoidan Nhật Bản chứa Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư âm đạo, kết hợp với nấm Agaricus giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên, bổ sung chất oxi hóa, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát. Sản phẩm được các bác sĩ tại viện 108, Bạch Mai, viện K khuyên dùng trong điều trị và phục hồi sau điều trị ung thư hiện nay.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/ung-thu-am-dao-tong-quan

Xem thêm: Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!