Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người bởi khoai lang là một thực phẩm quen thuộc được nhiều người thích và rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên đối với người đau dạ dày thì sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những lưu ý khi ăn khoai lang trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
- Đau dạ dày ăn yến được không?
- Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?
Nội dung bài viết
1. Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Câu trả lời: Đau dạ dày có thể ăn được khoang lang. Thầy thuốc Nguyễn Mạnh Ninh công tác tại bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khoai lang có tác dụng giảm đau dạ dày” và người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được khoai lang. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ để ăn đúng cách để an toàn và hiệu quả.
Thầy thuốc Nguyễn Mạnh Ninh cũng nhấn mạnh rằng ăn khoai lang chỉ giúp giảm bớt, cải thiện các triệu chứng đau dạ dày chứ không thể chữa khỏi bệnh. Vì vậy người bị đau dạ dày nên ăn khoai lang đúng cách kết hợp với các liệu pháp điều trị đau dạ dày tích cực hơn để đạt hiệu quả.
Dưới đây là những lợi ích của khoai lang đối với bệnh đau dạ dày và những lưu ý khi ăn khoai lang, một số món ăn từ khoai lang ngon miệng, hấp dẫn, tốt cho sức khỏe của người đau dạ dày cũng được chia sẻ.
2. Tại sao bị đau dạ dày nên ăn khoai lang
Người đau dạ dày ăn khoai lang sẽ nhận được nhiều lợi ích khác nhau.
Những lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Khoai lang có ba loại thường gặp nhất là khoai lang mật, khoai lang trắng, khoai lang tím. Tất cả đều có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
- Giảm viêm, chống viêm: chất choline trong khoai lang giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh, giảm đau cơ, tăng cường trí nhớ, giúp ngủ ngon giấc.
- Ngăn ngừa ung thư: khoai lang chứa một số chất có tác dụng ức chế protease, ngoài ra còn chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như carotenoid, vitamin, flavonoid, anthocyanin, axit phenolic… giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó mà ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
- Hỗ trợ giảm cân: khoai lang rất giàu chất xơ nên giúp đem lại cảm giác no lâu, hạn chế ăn quá nhiều nên có thể giúp giảm cân hiệu quả.
- Tốt cho người cao huyết áp: khoai lang rất giàu kali nên giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.
- Nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa: khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Khoai lang cũng chứa nhiều vitamin C, các axit amin giúp chống đầy bụng, khó tiêu.
Tác dụng của khoai lang đối với đau dạ dày
Khoai lang có chứa nhiều dưỡng chất có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bị đau dạ dày. Phần này sẽ giải đáp trực tiếp cho bạn câu hỏi: Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang:
- Đường 4,2 g
- Tinh bột 20g
- Chất xơ 3g
- Canxi: 30 mg
- Kali: 337 mg
- Natri: 55mg
- Phốt pho: 47mg
- Vitamin C: 2,4 mg
- Vitamin B3: 0,56 mg, vitamin B6: 0,21 mg
- Các loại vitamin A, C, D, E, K, vitamin nhóm B
- Beta Caroten và nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học khác
Với những thành phần này, khoai lang có nhiều tác động tích cực tới hoạt động của dạ dày
- Tinh bột trong khoai lang giúp tạo thành một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Chất xơ trong khoai lang giúp nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Khoai lang có chứa nguồn vitamin A, C dồi dào giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm loét dạ dày, phục hồi chức năng dạ dày.
- Beta-caroten có khả năng chống oxy hóa nhờ chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày.
- Các vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B6 giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Vitamin A, C, B6, canxi giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày.
3. Cách ăn khoai lang đúng cách
Đau dạ dày ăn khoai lang được không đã được trả lời ở trên. Tuy nhiên để ăn khoai lang đúng cách, người bị đau dạ dày cần lưu ý tới một số yếu tố sau
Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa
- Bạn nên ăn khoai lang sau khi ăn cơm trưa khoảng 1 tiếng vì quá trình hấp thụ các loại khoáng chất trong khoai lang cần khoảng 4-5 giờ và được tăng cường dưới tác động của ánh sáng mặt trời vào buổi chiều.
- Không nên ăn khoai lang vào buổi tối. Người bị đau dạ dày thường có dạ dày yếu, dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, dễ bị trào ngược, ợ chua. Vì vậy nếu ăn buổi tối sẽ dễ bị khó tiêu gây mất ngủ.
Nên nấu chín kỹ khoai lang
- Khoai lang có chứa tinh bột và nhiều loại enzyme. Nếu không được nấu chín kỹ, tinh bột trong khoai lang sẽ rất khó tiêu. Các enzyme trong khoai lang chưa nấu chín cũng dễ gây đầy hơi, buồn nôn, ợ chua…
- Người có bệnh dạ dày cần lưu ý tuyệt đối không được ăn khoai lang sống.
Không ăn khoai lang khi đói:
- Ăn khoai lang khi đói dễ gây áp lực cho dạ dày và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột nên ăn lúc đói sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị gây kích thích dạ dày, ợ chua, sinh hơi làm chướng bụng.
Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả và một số món ăn khác:
- Kết hợp khoai lang với các loại rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu protein vừa giúp khẩu phần ăn đa dạng, lại giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Ví dụ: khoai lang ăn kèm với thịt lợn giúp carotenoid dễ hòa tan trong chất béo và vitamin E, tăng cường khả năng hấp thụ. Ăn khoai lang với một số loại rau như mồng tơi, bina, súp lơ giúp tăng cường bổ sung vitamin và hỗ trợ tiêu hóa.
Lượng ăn khoai lang mỗi ngày:
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng người bị đau dạ dày nên ăn khoai lang điều độ ở mức độ vừa phải để giảm các triệu chứng đau dạ dày. Nên ăn khoảng 100g-200g khoai lang mỗi ngày, có thể ăn 3-4 lần mỗi tuần bằng cách chế biến các món ăn khác nhau.
- Không nên ăn quá nhiều khoai lang (quá 300g mỗi ngày) vì khoai lang dễ làm dạ dày sản sinh ra một lượng khí CO2 lớn, gây ra tình trạng ợ chua, đầy hơi ảnh hưởng lớn tới dạ dày.
4. Các cách chữa đau dạ dày bằng khoai lang
Người đau dạ dày ăn khoai lang nhằm mục đích chữa bệnh nên áp dụng những cách dưới đây.
4.1 Khoai lang luộc, hấp
Món khoai lang hấp hoặc luộc là món ăn đơn giản, dễ làm lại có công dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau dạ dày. Với món khoai lang luộc này các bạn cũng không cần lo lắng về việc đau đạ dày ăn khoai lang được không?
Nguyên liệu: 3-4 củ khoai lang tươi, kích thước vừa.
Cách làm:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, ngâm trong nước muối loãng 5 phút. Nếu củ lớn có thể phải bổ đôi ra để khoai dễ chín.
- Khoai lang luộc: Cho khoai vào nồi đổ xăm xắp nước. Đun nhỏ lửa tới khi khoai chín thì gạn bớt nước rồi để khoai chín mềm bằng hơi.
- Khoai lang hấp: cho khoai vào nồi hấp đến khi khoai vừa chín. Thời gian còn tùy thuộc vào kích thước củ khoai và loại nồi hấp. Có thể cắt khoai thành miếng nhỏ dễ chín (bổ đôi, bổ bốn) hấp cơm.
Cách dùng: Có thể ăn khoai luộc, hấp khoảng nửa củ mỗi ngày, 4-5 ngày/tuần.
4.2 Chè khoai lang đậu xanh
Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Chè khoai lang đậu xanh chính là câu trả lời. Chè khoai lang đậu xanh là món ăn sáng, món tráng miệng hấp dẫn, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt là người bị đau dạ dày.
Chuẩn bị:
- 1-2 củ khoai lang
- nước cốt dừa
- đậu xanh
- bột đao
- đường.
Cách làm:
- Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, ngâm với nước chanh trong khoảng 15 phút cho hết nhựa, khoai lang trắng không bị xỉn màu.
- Đậu xanh ngâm khoảng 2 tiếng trong nước nguội, đãi vỏ, vớt ra để ráo.
- Cho đậu xanh vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi, vớt bọt, đun nhỏ lửa tới khi đậu xanh chín, nở ra thì cho khoai lang vào, đổ thêm nước và đun cho tới khi khoai lang bở, chín nhừ.
- Thêm bột đao để chè sánh, mịn và thêm đường vừa ăn.
Cách dùng:
- Người bị đau dạ dày có thể ăn chè khoai lang vào bữa sáng, sau bữa ăn hoặc tầm trưa 3-4 giờ.
- Có thể ăn 3-4 bữa mỗi tuần để hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, tăng cường sức khỏe.
4.3 Canh khoai lang nấu sườn
Canh khoai lang nấu sườn có vị thanh, mát, dễ ăn, đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe, giảm đau dạ dày. Bởi vậy các bạn đừng lo lắng về việc đau dạ dày ăn khoai lang được không nữa nhé.
Chuẩn bị:
- 2 củ khoai lang
- 500g sườn non
- hành củ, hành lá, mùi tàu, gia vị
Cách làm:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút cho bớt nhựa, không bị xỉn màu.
- Hành lá và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
- Sườn non rửa sạch, cắt miếng. Nhúng qua nước sôi cho hết bọt. ướp với gia vị 15 phút cho ngấm.
- Ninh sườn trong nồi khoảng 10 phút sau đó cho khoai vào, nấu cho tớ khi khoai vừa chín tới mềm, bở thì cho hành lá, mùi tàu. Bắc ra, múc ra bát, ăn khi canh ấm.
Cách dùng: Nên ăn canh khoai lang nấu sườn mỗi tuần 2-3 bữa để tăng cường sức khỏe, cải thiện triệu chứng đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
5. Các lưu ý cần tránh khi ăn khoai lang
Đau dạ dày ăn khoai lang được không đã được trả lời là hoàn toàn có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả những người bị đau dạ dày nên lưu ý những điều sau khi ăn khoai lang:
Không nên ăn khoai để quá lâu: Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn khoai lang để lâu để hạn chế lượng đường. Hơn nữa, khoai lang để lâu dễ bị mọc mầm, mang theo các loại nấm, khi ăn vào có thể gây đau bụng, nôn mửa và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Không ăn củ khoai lang có đốm đen: Những củ khoai lang có đốm đen dễ bị vò, hà và có chứa độc tố gây hại cho gan, dạ dày. Khi thấy xuất hiện đốm đen trên vỏ thì không cắt phần đốm đen và tiếp tục ăn vì dù đã gọt bỏ thì độc tố trong những củ khoai này vẫn tồn tại trong các phần khác và gây hại cho sức khỏe.
Không ăn khoai lang thay cơm: Ăn quá nhiều khoai lang mỗi bữa khiến axit và protein trong dạ dày tích tụ, có thể gây ợ chua, đầy hơi, khó tiêu do thức ăn bị đẩy lên van dạ dày, thực quản vì vậy nên ăn khoai lang kết hợp với các món ăn khác.
Nếu đã ăn khoai lang thì nên giảm món chính: Khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên nếu bạn đã ăn khoai lang thì nên điều chỉnh lượng đường và tinh bột trong khẩu phần ăn để tránh bị dư thừa đường và tinh bột, tránh nguy cơ bị đầy hơi và tiểu đường.
Người bị bệnh thận: không nên ăn khoai lang vì trong khoai lang có chứa nhiều kali, vitamin A, chất xơ. Những người thận yếu không có khả năng loại bỏ kali hiệu quả vì vậy ăn khoai lang dễ dẫn tới dư thừa kali, gây rối loạn nhịp tim, yếu tim, rối loạn điện giải…nguy hiểm cho sức khỏe
Người bị bệnh tiểu đường: khoai lang có chứa hàm lượng đường cao nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang.
Người có hệ tiêu hóa không tốt không nên ăn khoai lang: Khoai lang kích thích tiết dịch vị nên rất dễ gây ợ chua, đầy bụng. Người bị đau dạ dày kèm theo vấn đề rối loạn tiêu hóa như thường xuyên bị đầy bụng, đầy hơi thì không nên ăn nhiều khoai lang để tránh làm các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng trầm trọng hơn.
Không nên ăn hồng với khoai lang: Nên ăn khoai lang và quả hồng ở những thời điểm khác nhau trong ngày và cách nhau tối thiểu 5 giờ. Nếu ăn hồng cùng với khoai lang thì lượng đường trong khoai lang sẽ dễ dàng lên men và phản ứng với chất pectin và tanin trong quả hồng, gây kết tủa trong dạ dày, kích thích dạ dày tiết dịch vị… có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Khoai lang là một thực phẩm thân thuộc và lành mạnh đối với người bị đau dạ dày vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc đau dạ dày ăn khoai lang được không:. Những hiểu biết về công dụng của khoai lang và lưu ý cách dùng sẽ giúp bạn tự tin bổ sung các món ăn từ khoai lang vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sao cho đau dạ dày ăn khoai lang mà không hề gặp phải các tác dụng khó chịu.
Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai do đâu, bà bầu đã biết cách trị?
Tin mới nhất
- Nguyên nhân ung thư vú: Nắm rõ để chủ động phòng bệnh
- 7 cách làm mặt nạ tinh bột nghệ trị mụn (với mật ong, chanh…)
- Dị ứng với dứa là gì? Cách xử lý khi bị dị ứng dứa
- Ung thư amidan
- Ung thư phổi di căn đến xương nguy hiểm thế nào?
- Gan là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & chức năng của gan
- Top 15 loại hạt giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi nên bổ sung
- 7 món nước ép giúp bạn có một tuần tràn đầy sức sống
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?
- Thuốc điều trị thoái hóa cột sống
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Xuất huyết dạ dày: top 3 nguyên nhân và cách phòng ngừa
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Review Viên Uống Giảm Cân Hoa Bảo: Công Dụng, Cơ Chế, Cách Dùng, Giá Bán…
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bài thuốc Nam chữa viêm da cơ địa của Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không?