Đau nhức xương khớp cảnh bảo bệnh nguy hiểm gì? Cách nhận diện và phương hướng điều trị hiệu quả với mọi lứa tuổi

Đau nhức xương khớp khiến cơ thể bạn thường xuyên hứng chịu những cơn đau hành hạ, chân tay tê mỏi, ê ẩm khắp toàn thân gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Ngày nay, đây không còn là vấn đề của riêng những người lớn tuổi mà còn cảnh bảo nhiều vấn đề sức khỏe ở cả những người trẻ tuổi. Để hiểu thêm về những nguy hiểm và cách khắc phục triệu chứng này, mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đau nhức xương khớp cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào?

Bị đau xương khớp thường bị hiểu lầm thành một bệnh lý. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là một trong số rất nhiều biểu hiện cho thấy cơ xương khớp và sức khỏe tổng thể của bạn đang đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau bất thường, kéo dài tại các vùng tay, chân, cổ, lưng…, rất có thể bạn đang phải đối mặt với các bệnh về xương khớp như:

Đau xương khớp thường bị hiểu lầm thành một bệnh lý. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm
  • Bệnh thoái hóa khớp: Đây là bệnh xương khớp thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Khi đó các khớp sụn và xương dưới sụn sẽ bị tổn thương, kéo theo sự ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan như màng hoạt dịch, dây chằng. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các bộ phận đảm nhận vai trò chịu lực như đầu gối, cổ chân, khớp tay, cổ khiến người bệnh hoạt động khó khăn, giảm chất lượng cuộc sống hằng ngày.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là dạng bệnh tự miễn xảy ra bởi sự rối loạn, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào chính các mô. Sự nhầm lẫn trong việc nhận diện và tiêu diệt các kháng nguyên trong cơ thể đã khiến tình trạng các lớp sụn khớp, màng nhầy bị bào mòn, phá hủy. Từ đó dẫn tới tình trạng sưng đau, nóng khớp.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Trong trạng thái bình thường, lớp nhầy đĩa đệm được cố định tại các vòng sợi. Tuy nhiên khi mắc chứng bệnh thoái hóa, bộ phận này sẽ trượt ra khỏi vị trí vốn có, chèn ép lên các dây thần kinh, gây đứt các vòng sợi và gây cảm giác đau nhức xương khớp vùng thắt lưng.
  • Bệnh gout: Một trong số các bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay chính là căn bệnh gout. Ngày nay, do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, đây dường như không còn là “bệnh của người giàu” mà ngày càng trở nên phổ biến. Sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu dẫn tới hình thành các khối u, cảm giác đau nhức tại khớp gối, cổ tay, khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong hoạt động. 
  • Loãng xương: Bệnh chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi, khi các lớp sụn khớp và xương dưới sụn không còn đảm bảo, dần bào mòn theo thời gian. Các cơn đau có thể khởi phát từ phía thắt lưng sau đó lan rộng sang mạn sườn, dọc theo cột sống.
  • Bệnh nhiễm trùng khớp: Khi các vết thương sâu không được sát khuẩn và xử lý theo đúng quy trình, đảm bảo khử trùng triệt để sẽ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tấn công. Phổ biến nhất là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn. Ngoài triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, ớn lạnh. Nhiễm trùng khớp hoàn toàn có thể chuyển biến nguy hiểm sang nhiễm trùng toàn thân.
  • Bệnh
    lupus ban đỏ:
    Mặc dù được đánh giá là dạng bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị, lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp. Người mắc bệnh thường có các biểu hiện như mẩn ngứa đỏ ở hai má, khó thở, sưng khớp, đi lại khó khăn, khô da, rụng tóc…

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp không còn chỉ là vấn đề của những người cao tuổi. Với tốc độ trẻ hóa và ngày càng trở nên phổ biến, giờ đây các bệnh lý này đã trở thành nỗi lo chung của rất nhiều người. Để chẩn đoán lâm sàng chính xác, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đòi hỏi người bệnh cần được trang bị đầy đủ kiến thức. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp:

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau nhức xương khớp
  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở người già. Trong đó đặc biệt là đau nhức xương khớp chân, đau nhức xương khớp gối. Càng lớn tuổi, khớp sụn dưới xương càng dễ mất đi khiến hai đầu gối mất đi lớp đệm, buộc phải cọ xát vào nhau gây nên sự đau đớn khi di chuyển, hoạt động. Cùng với đó, lớp dây chằng, mô liên kết và cấu trúc xương thay đổi nhanh chóng khiến người già trở nên kém linh hoạt, chậm chạp và thường có nguy cơ bị cứng khớp.
  • Bệnh béo phì: Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người thừa cân thường sẽ có nguy cơ lão hóa xương khớp cao hơn những người bình thường. Khi vận động, khớp gối sẽ phải chịu đựng trọng tải lớn hơn nhiều lần so với những người có cân nặng ổn định. Về lâu dài, áp lực quá tải này sẽ tác động xấu tới sụn khớp. Thêm vào đó, người béo phì thường có xu hướng ít hoạt động, dẫn tới cứng khớp và nguy cơ mắc bệnh gout tăng mạnh.
  • Yếu tố di truyền: Chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh tự miễn có nguy cơ di truyền cao.
  • Thời tiết thay đổi: Nhức mỏi gối, đau nhức xương khớp tê bì chân tay…là những dấu hiệu thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và khô hanh. Nhiệt độ trong không khí giảm khiến cho các sợi gân co lại, mặt sụn khớp cứng hơn, việc lưu thông máu tới các chi gặp nhiều khó khăn.
  • Nhiễm khuẩn: Cơ xương khớp có thể bị đau nhức dưới sự tấn công của các vi khuẩn thông qua một số bệnh lý như viêm khớp nhiễm khuẩn, sốt thấp khớp, hội chứng Reiter…
  • Thói quen ăn uống: Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người thừa cân do nạp quá nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, thói quen nhậu nhẹt, lạm dụng chất kích thích có thể dẫn tới rối loạn chuyển hóa axit uric, gây nên bệnh gout. 
  • Môi trường làm việc: Ngồi quá lâu, luyện tập sai tư thế, thường xuyên đi giày cao gót, mang vác nặng…đều là những mối hiểm họa tiềm ẩn gây nên bệnh về xương khớp. Cùng với đó, đây cũng được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau nhức xương khớp ở người trẻ.

Dấu hiệu nhận biết của các bệnh xương khớp

Ngoài biểu hiện đau nhức xương khớp, để kịp thời nhận diện các vấn đề của cơ thể, người bệnh cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu sau:

Người bệnh thường diễn ra cảm giác nhức mỏi tay chân
  • Đau mỏi xảy ra thường xuyên ở các khớp (đầu gối, cổ tay, cổ chân, cổ..)
  • Khó khăn trong việc đi lại, vận động.
  • Cảm thấy có cục nổi lên tại một hoặc một số vị trí, cảm giác đau nhức khi ấn vào.
  • Nóng, sưng đỏ khớp.
  • Thường xuyên có cảm giác tê bì chân tay, cứng khớp.
  • Xương khớp kêu lục cục
  • Sốt cao ( bệnh sốt thấp khớp)
  • Mẩn ngứa, khô môi (lupus ban đỏ, nhiễm khuẩn)

Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không? 

Ban đầu, biểu hiện đau nhức xương có thể xuất hiện với mức độ vừa phải và tự động biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng với tần suất các cơn đau trở nên dày đặc và kéo dài hơn. Người bệnh có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:

Đau nhức xương khớp có thể gây ra bại liệt hoàn toàn
  • Đau nhức xương khớp toàn thân.
  • Hoại tử xương.
  • Nhiễm trùng toàn thân.
  • Giòn xương, gãy xương.
  • Vôi hóa sụn khớp.
  • Rối loạn lo âu.
  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đường huyết.
  • Biến dạng khớp.
  • Dính khớp.
  • Teo khớp thậm chí dẫn tới bại liệt.

Nên khám ở đâu tốt nhất?

Các bệnh lý gây đau nhức xương khớp có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc phát hiện kịp thời được đánh giá là chìa khóa then chốt giúp khắc phục tận gốc cơn đau. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động tới thăm khám bác sĩ nếu quan sát thấy các biểu hiện sau đây:

  • Đau nhức kéo dài và khởi phát thường xuyên hơn.
  • Ngủ dậy hay bị cứng khớp cổ, đau nhức thậm chí không thể cử động.
  • Sốt cao kèm theo đau nhức xương khớp.
  • Nổi mẩn ngứa, đặc biệt là vùng hai bên má, kèm theo dấu hiệu khô môi, lở miệng, rụng tóc.
  • Vết thương lâu ngày có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng đau.
  • Đau xương khớp về đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Đau nhức xương khớp cần được thăm khám kịp thời

Thông qua các công tác xét nghiệm, khám chữa, chẩn đoán (chụp CT, cộng hưởng MRI, xét nghiệm mẫu máu, lấy sinh thiết dịch khớp..) các bác sĩ sẽ đưa ra những kết quả chính xác nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Đồng thời chỉ định các phương hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín mà độc giả nên tham khảo:

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (khoa Nội – Thận – Khớp và khoa ngoại chấn thương chỉnh hình).
  • Bệnh viện Bạch mai (khoa cơ xương khớp).
  • Bệnh viện Việt Đức (khoa chấn thương chỉnh hình).
  • Bệnh viện E (khoa xương khớp)
  • Bệnh viện Việt Pháp (khoa Nội – Thận – Khớp và khoa ngoại chấn thương chỉnh hình).

Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?

Dấu hiệu đau nhức xương khớp có thể khắc phục với nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào thể bệnh, thể trạng và nhu cầu tài chính, người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông tin và tham khảo ý kiến của chuyên gia để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau nhức xương phổ biến nhất hiện nay:

Các loại cây chữa đau nhức xương khớp

Hầu hết các mẹo chữa đau nhức xương khớp chủ yếu tận dụng dược tính có sẵn trong các nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo được sự lành tính, an toàn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp này trong trường hợp hỗ trợ giảm đau nhanh, không nên thay thế hoàn toàn các loại thuốc đặc trị khác.

  • Chữa đau xương khớp bằng gừng: Nổi tiếng với đặc tính ấm nóng, khả năng kháng viêm vượt trội nên không quá khó hiểu khi gừng trở thành một trong những nguyên liệu phổ biến trong điều trị bệnh. Để khắc phục các cơn đau nhức, bạn chỉ cần sử dụng 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ, thái nhỏ thành từng lát. Sau đó đem ngâm với rượu trắng trong khoảng 3 – 5 tuần. Sử dụng hỗn hợp rượu gừng để xoa bóp hằng ngày.
Chữa đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian giúp người bệnh hạn chế tác dụng phụ
  • Cách chữa bệnh xương khớp bằng lá lốt: Trong lá lốt chứa lượng tinh dầu lớn, tính ấm, hàm lượng chất kháng viêm cao nên đặc biệt phù hợp trong điều trị các bệnh xương khớp. Người bệnh chỉ cần thực hiện các công đoạn đơn giản bao gồm: rửa sạch lá lốt, để ráo nước, thái nhỏ và phơi khô dưới bóng râm. Mỗi khi sử dụng, lấy 1 lượng vừa đủ, sắc với 3 chén nước. Khi thuốc cạn vừa đủ 2 bát thì đổ ra, dùng ngay khi còn ấm. Kiên trì áp dụng 1 tuần sẽ thấy tác dụng giảm đau nhức chân tay, ổn định thân nhiệt, hóa ứ khí…
  • Giảm đau nhức với cà tím: Sử dụng trái cà tím rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem đi luộc với 400ml nước. Khi lượng nước trong nồi chỉ bằng ½ so với ban đầu thì vớt bỏ phần cà tím, giữ lại phần thuốc. Chia đều lượng nước làm 2 phần. Một phần để uống ngày 3 lần, trước ăn 30 phút. Phần còn lại trộn đều với dầu oliu, bôi hằng ngày trị nhức mỏi, thông kinh lạc, làm ấm khớp.
  • Bài thuốc đẩy lùi cơn đau bằng ngải cứu: Trong thành phần của rau ngải cứu có rất nhiều các chất giúp gây tê, giảm đau nhức, kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ các khớp, trừ phong thấp. Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần chuẩn bị một bó ngải cứu, đem rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó xay nhuyễn phần lá cùng 2 thìa cà phê giấm gạo. Làm nóng hỗn hợp trên chảo và cho vào túi vải hoặc khăn mùi xoa. Đắp thuốc lên vùng đau nhức trong vòng 10 – 15 phút. Thực hiện ngày 2 – 3 lần. 

Dùng thuốc Tây y

Các sản phẩm thuốc trị đau nhức xương khớp từ Tây y cho kết quả giảm đau nhanh, đem lại sự dễ chịu, tiện lợi chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới nguy cơ lạm dụng thuốc, lệ thuộc, dẫn tới tác dụng phụ nghiêm trọng. Thông thường, trong đơn thuốc điều trị các bệnh gây đau nhức xương khớp sẽ bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây cho tác dụng nhanh
  • Thuốc giảm đau: Bao gồm các sản phẩm giảm đau tại chỗ, giảm đau gây nghiện và giảm đau thông thường. Đối với trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc thông thường chứa paracetamol. Để điều trị các triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân cần tiếp nhận giảm đau bằng cách kết hợp paracetamol và  gây thuốc có tính gây nghiện. Việc này chỉ được diễn ra dưới sự giám sát và kê đơn từ các bác sĩ có chuyên môn.
  • Thuốc kháng viêm chứa corticoid: Các sản phẩm chứa corticoid thường được chỉ định dưới dạng tiêm, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng phù, ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lạm dụng các loại thuốc này có thể đem lại những tác dụng ngược lại như loãng xương, suy thận, tiểu đường…
  • Thuốc kháng viêm NSAID: Trong trường hợp mẫn cảm với các thuốc chữa corticoid hoặc không đáp ứng paracetamol, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thuộc nhóm NSAID. Thuốc có tác dụng ức chế các chất gây viêm, hạ sốt, tiêu viêm…
  • Thuốc giãn cơ: Được chỉ định khắc phục các trường hợp căng cứng khớp, co thắt các cơ, gai cột sống, thoát vị địa đệm.
  • Thuốc chống thoái hóa: Do hiệu quả mang lại nên người bệnh thường dễ lầm tưởng các sản phẩm này với những loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, công dụng chính của nhóm này là tác động vào hoạt động sản xuất dịch nhờn, tái tạo mô sụn khớp, ngăn chặn gốc tự do.
  • Các sản phẩm hỗ trợ giảm đau khác: Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau tại chỗ không cần kê đơn như cao dán, dầu bôi, cao xoa bóp, dạng xịt…Trong thành phần của hầu hết các sản phẩm này đều chứa hoạt chất giúp cải thiện
    nhanh cảm giác nhức mỏi như method, methyl salicylate, capsaicin… 

Thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp

Điều trị bệnh về xương khớp bằng Đông y là phương pháp được ngày càng nhiều người bệnh ưa chuộng. Các bài thuốc y học cổ truyền có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ như đối với điều trị bằng Tây y. Tuy nhiên, thời gian điều trị dài, hiệu quả phụ thuộc nhiều vào cơ địa và vị thuốc khó uống là những yếu tố mà người bệnh nên cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn.

  • Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị độc hoạt, tế tân, địa sinh, quế chi, phòng phong, đảng sâm, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, cam thảo bắc, sinh khương, đương quy, phục linh. Đem đun sắc với lượng nước khoảng 400ml – 500ml. Khi nước cạn chỉ còn một nửa thì đổ ra bát, uống ngày 3 lần.
  • Bài thuốc thứ hai: Hà thủ ô, lá lốt, trinh nữ hoàng cung, địa sinh, quế chi, thổ phục linh sắc với 500ml nước. Sau khoảng 30 – 45 phút thì bắc ra, để nguội. Uống dùng khi thuốc còn ấm. Mỗi thang sử dụng từ 2 – 3 lần trong ngày, không để qua đêm. 

Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì? 

Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp khắc phục dấu hiệu đau nhức. Dưới đây là một số lời khuyên mà người bệnh nên ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày:

Nên ăn

  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, các loại hạt, cá ngừ…để ức chế hình thành các chất phá hủy sụn khớp.
  • Các loại gia vị có tính cay ấm như gừng, tỏi…giúp tăng tính kháng viêm, giảm đau.
  • Tích cực nạp đầy đủ các loại vitamin C có trong các loại rau củ, hoa quả như súp lơ, cam, táo để chống oxy hóa, trung hòa lượng enzyme, ngăn ngừa thoái hóa xương.
  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần thông qua việc uống thực phẩm chức năng, sữa hoặc các loại nước hầm xương, sườn.
  • Sử dụng và phân bổ các món ăn từ đậu nành một cách hợp lý trong các bữa ăn. Nhờ hàm lượng protein và vitamin dồi dào, thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sản sinh lớp collagen cho sụn khớp.

Không nên

  • Thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh.
  • Các món ăn chứa quá nhiều đạm, chất béo có hại.
  • Đồ ăn đã qua lên men, các món muối chua.
  • Gia vị mặn hoặc quá ngọt sẽ làm rối loạn bài tiết canxi, gây thừa cân.
  • Đồ uống có cồn, các loại chất kích thích có thể làm giảm tỷ lệ khoáng của xương, tăng nguy cơ lão hóa.
  • Thực phẩm chứa oxalat vì khả năng ngăn ngừa cơ thể hấp thụ canxi.

Cách phòng ngừa các bệnh gây đau nhức xương khớp

Ngày nay, việc phòng bệnh xương khớp không còn là câu chuyện của riêng những người cao tuổi. Với tỷ lệ người mắc đang dần trẻ hóa cùng với các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn từ những thói quen sinh hoạt trong chính cuộc sống hằng ngày đã trở thành hồi chuông cảnh báo người bệnh không nên chủ quan với sức khỏe chính mình. Dưới đây là một số gợi ý phòng bệnh mà độc giả nên tham khảo:

Người bệnh nên kết hợp với chế độ luyện tập vừa phải
  • Kiểm soát chế độ ăn uống, cân bằng dưỡng chất trong một bữa ăn.
  • Duy trì tỷ lệ cơ thể.
  • Luyện tập các môn thể thao phù hợp với khả năng, giới tính và lịch trình. 
  • Tránh mang vác quá nhiều vật nặng, hoặc đổi tư thế đột ngột khi đang hoạt động mạnh.
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế. Đối với người làm việc trong văn phòng nên đứng dậy để đi lại mỗi 2 – 3 tiếng. Có thể kết hợp các bài mát – xa cổ tại chỗ.
  • Tránh đi giày cao gót quá lâu. Nếu trong trường hợp bắt buộc, bạn có thể lựa chọn các loại đế thấp hoặc sử dụng miếng lót bảo vệ chân.
  • Khám sức khỏe thường xuyên. Sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi, đặc biệt là sau tuổi 40. 

Đau nhức xương khớp chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe mang cơ thể đang gặp phải. Để tránh trường hợp phải lạm dụng thuốc giảm đau hoặc sống chung với biến chứng, bạn nên chủ động quan sát các dấu hiệu bất thường của c
ơ thể và đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, chỉ định điều trị một cách hiệu quả nhất.

Có thể bạn chưa biết:

Thuốc đông y trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhất 2020

7 Cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà cực hiệu quả mà rất ít người biết

Xem thêm: Nổi mề đay khi mang thai có gây nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!