Da nhiễm corticoid nên dùng gì? Các sản phẩm chăm sóc và phục hồi da
Da nhiễm Corticoid nên dùng gì để tái tạo và phục hồi nhanh? Đối với những làn da đang bị tàn phá bởi Corticoid, một phác đồ chăm sóc da lành mạnh rất quan trọng. Người bệnh cần sử dụng những sản phẩm lành tính và giúp đào thải độc tố tốt. Dưới đây là những điều bạn cần làm và những sản phẩm cần sử dụng khi da bị nhiễm độc Corticoid.
Da nhiễm corticoid nên làm gì? Chăm sóc da theo từng cấp độ
Da bị nhiễm Corticoid được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau. Mỗi mức độ viêm nhiễm sẽ sử dụng một chế độ chăm sóc, điều trị riêng biệt:
- Cấp độ 1 – Da bị mỏng, khô, tróc vảy: Người bệnh thường khó phát hiện da đang bị mỏng đi khi sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid. Nếu xuất hiện tình trạng da khô bất thường, bắt đầu tróc vảy trắng, người bệnh cần ngừng sử dụng sản phẩm chứa Corticoid một cách từ từ. Đồng thời thực hiện các bước chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ, chú trọng bước cấp ẩm để nuôi dưỡng, tái tạo da.
- Cấp độ 2 – Da nổi mụn nước nhỏ: Nếu da vẫn chưa bị xâm lấn và hủy hoại quá nhiều, chưa hình thành mụn mủ mà chỉ có những mụn nước ngứa nhỏ li ti, các bước chăm sóc da tương tự như cấp độ 2 nhưng có thêm các sản phẩm có đặc tính phục hồi da.
- Cấp độ 3 – Da giãn mao mạch: Lúc này làn da đã bị bào mòn quá mức, Corticoid làm giãn nở mao mạch bất thường khiến mặt nổi những mạch máu đỏ. Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh da, người bệnh phải kết hợp dùng các sản phẩm có tính chất phục hồi, tăng sinh, tái tạo tế bào da.
- Cấp độ 4 – Da nổi mụn: Da nổi mụn mủ, mụn bọc báo hiệu các tế bào đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi Corticoid và tạo điều kiện cho các vi sinh gây nhiễm trùng da. Nếu bị nổi mụn viêm đỏ, mụn ẩn, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các sản phẩm đặc trị mụn. Với tình trạng nổi mụn mủ, mụn nang, mụn bọc to khắp mặt, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu.
- Cấp độ 5 – Da nhiễm độc: Nếu da bị nhiễm độc nặng sẽ có dấu hiệu sạm da và mọc vảy đen khắp mặt. Đây cũng là biểu hiện của Hội chứng Steven’s Johnson. Người bệnh cần theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà. Quá trình vệ sinh da tại nhà vẫn tương tự như các cấp độ khác.
Nhìn chung, cho dù ở giai đoạn nào thì người bệnh cũng cần chú trọng chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm đầy đủ. Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm giúp tái tạo, cung cấp độ ẩm dạng bôi/dạng uống, hoặc kết hợp cả hai dạng với nhau. Ngoài thuốc dạng bôi, người bệnh nên uống các loại thuốc có tác dụng đào thải độc tố từ sâu bên trong, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Da nhiễm corticoid nên dùng gì? Các sản phẩm chăm sóc da
Nguyên tắc lựa chọn các sản phẩm điều trị da nhiễm Corticoid là không có hương liệu, không cồn và không paraben. Đây là những chất có khả năng gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm và đang bị hư tổn. Người bệnh chỉ sử dụng những sản phẩm thật dịu nhẹ.
Ngoài mức độ viêm nhiễm, loại da (da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp) cũng là một yếu tố quyết định sản phẩm đó có mang lại hiệu quả tốt hay không. Dưới đây là những sản phẩm điều trị da nhiễm Corticoid người bệnh nên dùng:
Da nhiễm corticoid nên dùng sữa rửa mặt gì?
Người bệnh phải luôn sử dụng sữa rửa mặt để vệ sinh da hàng ngày. Khi da bị nhiễm Corticoid, các vi khuẩn kỵ khí hoặc Demodex sẽ được tạo điều kiện để xâm nhập vào da gây mẩn ngứa và hình thành mụn. Để làm sạch da an toàn, người bệnh không sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, tạo nhiều bọt hay chứa các thành phần đặc trị khác (làm trắng, trị mụn).
Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ và được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng như:
- Cetaphil
- Lotion extreme gentle của Avene
- Pur mousse nettoyante của Galenic
- Cauterets gel của Galenic
- Toleriane dermo – Laroche Posay
Kem cấp ẩm da
Ở những người có tình trạng da khô thiếu nước, bong tróc vảy trắng giống như bị viêm da tiết bã thì kem dưỡng ẩm rất quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng/tinh dầu (oil) có chứa vitamin E, Hyaluronic acid (HA), Niacinamide hoặc chiết xuất từ thực vật. Không nên lựa chọn các sản phẩm chứa silicon gây tắc nghẽn cơ học khiến da dễ nổi mụn.
- Bioderma Atoderm Intensive
- CeraVe PM Facial Moisturizing Lotion
- Toleriane Sensitive Prebiotic Care
- Cosrx Comfort Ceramide Cream
- Dầu hạt gai (Hemp seed oil)
- Dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil)
- Dầu hạt nho (Grapeseed oil)
Serum phục hồi da nhiễm corticoid
Nếu da đang bị hư tổn, có hiện tượng giãn mao mạch hoặc bong tróc nhiều vùng, người bệnh cần sử dụng thêm dạng serum phục hồi da ngoài kem dưỡng ẩm. Serum nên chứa các thành phần như B5, các peptide, Ceramide… Các hoạt chất này sẽ giúp tái tạo lại lớp màng bảo vệ ngoài cùng của da (Skin Barrier):
- Serum Timeless B5
- Vichy Mineral 89
- Some By Mi Snail True Cica Miracle Repair Serum
- Estée Lauder Advanced Night Repair Serum
- Paula’s Choice Resist Omega Complex Serum
Trị mụn cho da bị nhiễm Corticoid
Đối với những làn da có mụn ẩn, mụn đỏ không sưng viêm quá to, người bệnh có thể tự xây dựng liệu trình điều trị mụn tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh chỉ tiến hành điều trị mụn khi đã thực hiện các bước phục hồi và tái tạo da sau khoảng 3-4 tuần. Người bệnh sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn sau bước rửa mặt – dưỡng ẩm – serum. Các sản phẩm nên lựa chọn bao gồm:
- Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid
- La Roche-Posay Effaclar Dou [+]
- Tinh Chất Caryophy Portulaca Ampoule
Da nhiễm corticoid nên dùng mặt nạ gì?
Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại mặt nạ giúp đào thải độc tố da khoảng 2-3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị. Các loại mặt nạ tốt cho da bị nhiễm độc bao gồm mặt nạ có tác dụng làm dịu và phục hồi da và mặt nạ thải độc da như:
- Mặt nạ tái tạo da: Avene Masque apaisant Hydrantant, Hada Labo Gokujyun 3D Perfect Mask, COSRX Holy Moly Snail Mask, Natural Vitamin 21.5 Enhancing Sheet Mask…
- Mặt nạ thải độc da: Sum 37 White và Bright Award Bubble De Mask, Nuxe – Bio Beauté Vitamin Rich Detox Mask…
Kem chống nắng cho da bị nhiễm Corticoid
Người đang có làn da bị hư tổn càng dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được quên bước chống nắng. Tia nắng mặt trời không chỉ khiến da sạm đen, dễ bỏng rát hơn mà còn ngăn chặn quá trình hồi phục và tái tạo da. Đối với làn da đang bị nhiễm Corticoid, các loại kem chống nắng an toàn phải kể đến:
- Sun Bum Premium Moisturizing Sunscreen Lotion
- Cell Fusion C Laser Sunscreen 100
- Australian gold botanical spf 50 tinted face lotion
- Drunk Elephant Umbra Sheer Physical Daily Defense Spf 30
- OMI OMI Sun Bears Super SPF50+ PA+++
Da bị nhiễm corticoid nên uống thuốc gì?
Các loại thuốc dạng bôi chỉ giúp điều trị các triệu chứng ngoài da. Người bệnh cần dùng thêm thuốc dạng uống để đào thải độc tố từ sâu bên trong cơ thể. Điều này sẽ giúp da hồi phục nhanh và bền vững hơn do được điều dưỡng toàn diện từ trong ra ngoài.
Thuốc kháng sinh trị da bị nhiễm Corticoid
Hiện nay, tây y vẫn chưa có phác đồ điều trị da bị nhiễm Corticoid cụ thể. Các loại thuốc được kê chủ yếu căn cứ vào triệu chứng xuất hiện trên da của người bệnh. Chẳng hạn với những làn da có mụn bọc, mụn mủ, mụn ẩn kèm giãn mao mạch do các vi khuẩn thì người bệnh sẽ được kê kháng sinh phổ rộng. Các loại kháng sinh này sẽ giúp giảm sưng viêm mụn bọc, mụn mủ.
Đối với những người bệnh bị nhiễm Demodex, bác sĩ thường không kê kháng sinh mà dùng thuốc Metronidazole hoặc Ivermectin. Tuy nhiên, tác dụng của Metronidazole cho đến nay vẫn chưa được chứng minh, chưa xác định được liều dùng tối ưu. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ như nóng mặt, buồn nôn, co cứng bụng, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa…
Thuốc đông y điều trị da bị nhiễm Corticoid
Trên thực tế, để điều trị da nhiễm độc Corticoid hiệu quả, người bệnh phải thanh lọc cả cơ thể và làn da, đào thải các độc tố gây hại từ sâu bên trong. Corticoid cũng gây rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến hoạt động của sợi bã nhờn nên cũng cần tăng cường điều hòa khí huyết. Điều quan trọng nhất là phải ngăn ngừa sự tổn hại của tế bào da và thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào.
Đông y có thể làm được điều này nhờ vào các thảo dược tự nhiên, lành tính nhưng có tính đặc trị cao. Các bài thuốc giúp đào thải Corticoid và tái tạo da thường sử dụng vị thuốc tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, giảm sưng viêm, trừ mủ và tăng cường hệ miễn dịch như:
- Ngân hoa: Thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, trị mụn nhọt
- Cam thảo: Thanh nhiệt, giải độc, lợi khí huyết
- Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, trị xuất huyết do giãn mạch máu
- Xích thược: Giải độc, tiêu viêm mủ, mụn nhọt
- Đan bì: Điều hòa khí huyết, tán ứ, thanh nhiệt
- Khinh phấn: Trị phù thũng, da nứt rát
- Hoàng liên: Diệt khuẩn, điều hòa nội tiết, trị lở loét
- Đương quy: Điều hòa nội tiết, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da
Tùy theo mức độ viêm nhiễm mà các thảo dược sẽ được phối chế theo một tỷ lệ phù hợp. Để có bài thuốc điều trị hiệu quả nhất, người bệnh nên trực tiếp đến các phòng khám, trung tâm đông y uy tín để chẩn mạch, bốc thuốc.
Các loại nước đào thải độc tố da
Lá diếp cá, rau má, trà xanh, hoa cúc la mã… là những thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Chúng cũng được biết đến là những “thần dược” trị mụn từ tự nhiên, giúp giảm sưng viêm, chống oxy hóa, tăng sinh tế bào và điều hòa nội tiết tố. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Lá diếp cá: Lấy một nắm lá diếp cá rửa sạch, sau đó ép lấy nước để uống. Người bệnh có thể thêm một ít đường để dễ uống nhưng không nên thêm quá nhiều. Bởi đường làm tăng tiết bã nhờn trên da và dễ gây nổi mụn. Mỗi ngày người bệnh nên uống 1 cốc.
- Trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo và nấu cùng 500ml nước tạo thành trà. Nên sử dụng trà xanh tươi thay vì trà xanh khô để đảm bảo có nhiều dưỡng chất nhất. Mỗi ngày uống 1-2 tách trà, hạn chế uống vào buổi tối để tránh mất ngủ, thức khuya.
Tuy nhiên, các loại nước trà này chỉ giúp thải độc da tốt với những trường hợp nhẹ, da không bị mụn bọc, mụn viêm. Hiệu quả cũng tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Với những trường hợp nhiễm độc Corticoid nặng thì không mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần đào thải độc tố bằng các thảo dược có tính đặc trị hơn.
Lưu ý trong điều trị da nhiễm Corticoid
Khi điều trị da bị nhiễm Corticoid, người bệnh phải thực sự kiên trì vì quá trình phục hồi và tái tạo da cần rất nhiều thời gian. Hơn nữa, ngoài các chu trình đào thải độc tố, chăm sóc da, người bệnh cần lưu ý thêm một số điều quan trọng như:
- Chỉ điều trị tại nhà với những trường hợp da nhiễm Corticoid nhẹ. Với những trường hợp da nhiễm Corticoid nặng thì cần sử dụng phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu (tây y) hoặc thầy thuốc uy tín (đông y).
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da có tính đặc trị mạnh, chứa các chất như Hydroquinone, Kojic Acid, retin A, Lactic Acid, Glycolic Acid… khi da vừa ngừng sử dụng Corticoid và chưa được phục hồi.
- Không tiêu thụ các thực phẩm xấu như đồ cay nóng, đồ chứa chất kích thích, hạn chế dùng đường, tinh bột, thực phẩm chiên, rán.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nhóm vitamin C, A, E, B2, Kẽm…
- Dùng thêm các thực phẩm giúp hỗ trợ chức năng giải độc gan
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, tăng cường tập thể dục, bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu từ môi trường (khói bụi, hóa chất, ánh nắng).
- Hạn chế trang điểm khi da đang bị hư tổn và chưa được phục hồi.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề da nhiễm corticoid nên dùng gì. Từ đó xây dựng được cho mình một chu trình chăm sóc, tái tạo và phục hồi da sau nhiễm độc phù hợp. Trong trường hợp bạn bị nhiễm độc quá nặng, hãy đến ngay bệnh viện/phòng khám da liễu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ/thầy thuốc chuyên khoa.
Xem thêm: Bỏng lạnh
Tin mới nhất
- Cách làm nấm lim xanh sắc nấu uống ngâm rượu đắp mặt nạ nấm lim
- Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2: Những điều dễ nhận biết
- Những thông tin thú vị xoay quanh hệ tiêu hóa ở người bạn đã biết chưa?
- Tổng quan về phương pháp điều trị tiểu đường
- Người suy thận nên ăn rau gì để nhanh hồi phục?
- 11 thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2020
- 14 loại thuốc tẩy giun hiệu quả cho cả gia đình
- Cách điều trị thoái hóa khớp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
- Tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)
- Tinh trùng loãng là thế nào? Dấu hiệu nhận biết và điều trị