Viêm họng mãn tính không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc thảo dược lành tính

Viêm họng mãn tính thường kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục. Bệnh có thể tiến triển nặng thành viêm họng hạt, viêm phổi thậm chí là ung thư vòm họng nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng mãn tính và giải pháp điều trị từ y học cổ truyền hiệu quả, an toàn.

Viêm họng mãn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ): Viêm họng mãn tính là tình trạng sưng viêm tại vòm họng kéo dài nhiều tuần và tái phát liên tục. Căn bệnh này là hệ quả của quá trình viêm họng cấp tính không được điều trị triệt để, hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị. 

Có thể phân loại bệnh viêm họng mãn tính thành 4 thể bệnh như sau:

  • Thể sung huyết: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, gây tình trạng đau rát họng, niêm mạc ở vùng họng đỏ.
  • Thể xuất tiết: Vùng họng tăng tiết dịch nhầy, bám dính vào thành họng, niêm mạc họng đỏ.
  • Thể quá phát: Viêm họng mãn tính tiến triển thành viêm họng hạt.
  • Thể teo: Niêm mạc họng bị teo, trở nên mỏng và khô, giảm tiết dịch. Vòm họng không đỏ mà nhợt nhạt, có thể xuất hiện tình trạng đóng vảy vàng, khô.
Viêm họng mãn tính có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

Viêm họng mãn tính là căn bệnh không thể coi thường, bởi nếu không điều trị sớm bằng các phương pháp phù hợp bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề. Viêm họng mãn tính lâu ngày có thể gây áp xe thành họng, tiến triển thành viêm họng hạt, viêm amidan hốc mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh
quản… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra ung thư vòm họng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Dấu hiệu viêm họng mãn tính mang đặc điểm riêng ở từng thể bệnh

Tùy vào từng thể bệnh mà bệnh nhân viêm họng mãn tính sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các thể bệnh vẫn có những dấu hiệu chung như:

  • Cảm giác vướng víu ở cổ họng: Người bệnh sẽ cảm giác như có vật gì đó chặn ở họng rất vướng và khó chịu, chỉ muốn khạc nhổ ra ngoài.
  • Ho có đờm: Đây là biểu hiện rõ rệt của chứng viêm họng. Màu sắc của đờm họng có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng khi bệnh nhân vừa tỉnh giấc.
  • Đau họng: Tình trạng sưng viêm khiến vùng họng của bệnh nhân luôn có cảm giác đau rát.
Nhận biết bệnh viêm họng mãn tính

Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận biết thể bệnh mình mắc phải thông qua các dấu hiệu riêng biệt sau:

  • Viêm họng mãn tính thể quá phát: Họng có cảm giác vướng víu nghiêm trọng như bị hóc nghẹn khiến bệnh nhân thường xuyên thấy buồn nôn. Vùng niêm mạc họng dày hơn, sần sùi, nhìn thấy các hạt nổi lên ở thành họng. Bệnh có thể tiến triển thành viêm họng hạt mãn tính có nổi hạch. 
  • Viêm họng mãn tính thể xuất tiết: Vùng niêm mạc họng có màu đỏ, nhiều đờm nhầy, có hạt nhỏ li ti bám quanh thành họng. Bệnh nhân thường bị sốt cao, cảm giác nhức mỏi toàn thân, suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
  • Viêm họng mãn tính thể teo: Cổ họng luôn cảm thấy khô rát và đau, có đờm họng rất đặc khiến bệnh nhân liên tục khạc nhổ làm niêm mạc họng bị tổn thương, chảy máu. 

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính 

Viêm họng mãn tính có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó những nguyên nhân phổ biến cần kể đến là:

  • Vi khuẩn: Sự tấn công của vi khuẩn liên cầu Streptococcus dẫn tới tổn thương ở vùng họng, gây ra viêm họng mãn tính. Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có thể dẫn tới căn bệnh này như virus bạch cầu, virus sởi, virus cúm…
  • Bệnh viêm xoang mãn tính: Tình trạng viêm xoang mãn tính khiến vùng mũi xuất hiện nhiều dịch tiết, khi dịch này chảy xuống họng sẽ gây viêm, sưng ở họng dẫn tới viêm họng mãn tính.
  • Bệnh viêm amidan mãn tính: Căn bệnh này có thể dẫn tới biến chứng là bệnh viêm họng mãn tính do amidan và vùng hầu họng nằm cùng một vị trí. Tổn thương ở amidan rất dễ ảnh hưởng tới họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược khiến axit trong dạ dày tràn lên họng, lâu dần khiến niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính.
  • Một số nguyên nhân khác: Hút thuốc, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích, cơ địa dị ứng.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là căn bệnh gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn, vi nấm… do đó nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Bệnh chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc hoặc qua không khí. Khi người bệnh sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như cốc, bát, đĩa… có thể làm lây lan các yếu tố gây bệnh sang người khác. Bên cạnh đó việc ho, hắt hơi, sổ mũi cũng có thể làm phát tán virus, vi khuẩn gây bệnh ra ngoài không khí khiến những người xung quanh bị lây nhiễm.

Điều trị viêm họng mãn tính: Muốn hiệu quả phải chọn đúng phương pháp

Viêm họng mãn tính có chữa được không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo bác sĩ Tuyết Lan, căn bệnh viêm họng mãn tính hoàn toàn cho thể chữa khỏi nếu người bệnh tìm được phương pháp phù hợp và an toàn. Hiện nay để điều trị viêm họng mãn tính có nhiều cách, người bệnh nên cân nhắc kỹ để chọn cho mình phương pháp tối ưu nhất. Dưới đây là các
cách điều trị viêm họng mãn tính phổ biến:

Chữa viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây

Phương pháp Tây y chú trọng việc kiểm soát và làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng mãn tính. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Kháng sinh: Enicilin, Augmentine,  Clamoxyl, Erythromycin, Cephalexine, Zinnat…
  • Thuốc giảm đau họng
  • Thuốc chống sưng viêm, phù nề: oropivalone, lysopaine, steroid
  • Thuốc giảm ho: siro dạng nước hoặc viên ngậm giảm ho
  • Thuốc long đờm: acetylcystein
  • Thuốc súc miệng, thuốc bôi chấm họng
  • Thuốc điều trị bệnh lý là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính.

Ngoài ra, Tây y còn áp dụng một số biện pháp điều trị bổ sung tùy vào từng thể bệnh. Với viêm họng mãn tính thể xuất tiết kết hợp điều trị bằng phương pháp khí dung. Trường hợp viêm họng mãn tính quá phát có thể đốt hạt bằng nitơ lạnh hoặc laser. Viêm họng mãn tính thể teo có thể chỉ định bôi glyxêrin iot 0,5% hoặc mỡ thủy ngân. 

Lưu ý, với các loại thuốc Tây y điều trị viêm họng mãn tính, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Tây y điều trị viêm họng mãn tính

Bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều cách chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Có thể kể tới một số phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng như: 

  • Cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong: Dùng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất ngậm từng chút một trong miệng rồi nuốt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ làm dịu cơn đau rát họng.
  • Trị viêm họng mãn tính bằng cây lược vàng: Chọn lá lược vàng còn tươi, rửa với nước muối cho sạch rồi cắt thành khúc nhỏ. Nhai nát lá lược vàng trong miệng và nuốt phần nước sau đó nhả bã.
  • Trị viêm họng mãn tính bằng tỏi: Chọn vài củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ rồi ngâm với mật ong thành siro. Mỗi ngày uống 2 lần siro tỏi ngâm mật ong để giảm triệu chứng bệnh.

Những phương pháp này chủ yếu chỉ làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh, chứ không đủ mạnh để đẩy lùi triệt để căn bệnh này. Do đó, người bệnh vẫn nên thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chính thống.

Chữa viêm họng mãn tính bằng Đông y: Giải pháp toàn diện, hiệu quả cao

Đông y quan niệm họng là phần trên của phế. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng mãn tính là do tà khí xâm nhập vào tạng phế, nếu phế khí yếu sẽ không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập này dẫn tới họng viêm. Ngoài ra, bệnh còn do thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khiến tỳ vị tổn thương, nhiệt tích tụ trào ngược lên họng dẫn tới viêm.

Muốn điều trị bệnh hiệu quả phải chú trọng vào bổ phế, tiêu viêm, tán ứ giúp khí huyết lưu thông, đuổi tà khí ra khỏi cơ thể. Đông y sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần hoàn toàn từ thảo dược để trị bệnh nên an toàn cho sức khỏe và không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Nhờ chú trọng điều trị vào căn nguyên gây bệnh, nên cách chữa bằng Đông y mang lại hiệu quả cao, đẩy lùi bệnh từ gốc và hạn chế tái phát.

Giải pháp điều trị viêm họng hạt hiệu quả

Ích phế chỉ khái thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh nhân viêm họng mãn tính

Nắm vững nguyên lý điều trị viêm họng mãn tính theo quan điểm Đông y, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, chắt lọc các bài thuốc cổ để cho ra đời Ích phế chỉ khái thang.

Ích phế chỉ khái thang mang đến giải pháp toàn diện và hiệu quả với 3 chế phẩm: Thuốc bổ phế, Giải độc hoàn và Viên ngậm kha tử.

  • Thuốc bổ phế

Thành phần: bán hạ, bạch môn, bạch linh, trần bì, sa sâm, cam thảo, cát cánh, tang bạch bì, huyền sâm, ngũ vị, … và một số thảo dược quý khác.

Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, giải độc, chỉ khái.

  • Giải độc hoàn

Thành phần: kim ngân cành, bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ và một số thảo dược khác.

Công dụng: Kháng viêm, tiêu sưng, chống dị ứng, thanh nhiệt giải độc, mát gan.

  • Viên ngậm Kha tử

Thành phần: Kha tử, mạch môn, cát cánh, huyền sâm, cam thảo… và một số thảo dược quý khác.

Công dụng: Bổ phế, giảm ho, tiêu đàm.

Ích phế chỉ khái thang cho hiệu quả cao trong điều trị căn bệnh viêm họng mãn tính. Khảo sát trên các bệnh nhân đã điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc bằng bài thuốc này cho thấy trên 90% giảm đáng kể các triệu chứng viêm họng mãn tính ngay sau liệu trình đầu tiên. Bài thuốc điều trị viêm họng mãn tính qua 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Giảm sưng đau, chống viêm nhiễm

Trong 7 đến 10 ngày đầu tiên sử dụng, các vị thuốc bắt đầu ngấm vào niêm mạc họng làm giảm bớt cơn đau rát, giảm tình trạng ho, chống viêm ở vùng niêm mạc, tiêu đờm khỏi cổ họng.

  • Giai đoạn 2: Phục hồi

Ở giai đoạn này, các vị thuốc bắt đầu ngấm sâu vào cơ thể giúp phục hồi các ổ viêm tại họng, làm lành tổn thương niêm mạc họng.

  • Giai đoạn 3: Phòng tránh tái phát

Sau giai đoạn 2, hầu hết các triệu chứng viêm họng mãn tính như đau rát, ho có đờm… đều đã chấm dứt. Tuy nhiên, người bệnh nên tiếp tục sử dụng thuốc cho đến hết liệu trình để giúp các vị thuốc thực hiện chức năng bồi bổ cơ thể, nâng cao hoạt động của các tạng phế, tỳ nhằm tăng sức đề kháng để hạn chế tái phát bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà một liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng.

Bài thuốc Nam điều trị viêm họng mãn tính

Ích phế chỉ khái thang tạo ra tác động kép, vừa xử lý các triệu chứng khó chịu của viêm họng mãn tính, đồng thời tác động vào tận căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Nhờ đó, bài thuốc mang đến hiệu quả cao giúp giảm cơn ho, tiêu đờm, hết sưng viêm, bồi bổ phế khí, đẩy lùi bệnh từ gốc.

Nguồn dược liệu sạch tự nhiên – Bí quyết tạo nên bài thuốc Nam chữa viêm họng hiệu quả

Qua nhiều nghiên cứu và thực tế chữa bệnh nhiều năm, các chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho rằng chỉ những dược liệu được trồng tại Việt Nam mới phù hợp nhất với cơ địa của người Việt. Với quan điểm đó, Trung tâm Thuốc dân tộc đã quyết tâm phát triển các vườn dược liệu sạch ngay tại Việt Nam nhằm mục tiêu tự cung ứng hoàn toàn nguồn thảo dược chất lượng để bào chế các bài thuốc.

Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, đến nay Trung tâm Thuốc dân tộc đã sở hữu hàng chục hecta vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO theo quy trình chuyên canh khép kín. Tổng số dược liệu tự trồng lên tới 150 loại, phân bố rải rác tại các vườn trên khắp cả nước như:

– Tại Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương (tổng diện tích vườn 3ha): Trồng các thảo dược như diếp cá, sài đất, cỏ nhọ nồi, cây xấu hổ, kinh giới,  bồ công anh, bạc hà, cát căn, nhân trần, đơn đỏ …

– Tại Tân Dân, Chí Linh, Hải Dương (tổng diện tích vườn 2ha): Trồng các loại thảo dược như hồng hoa, nhân trần, kim ngân hoa, tang bạch bì,…

– Tại Nghĩa Trai, Văn Lâm, Hưng Yên (tổng diện tích vườn 2ha): Trồng các loại thảo dược như tía tô, hoắc hương, mã đề, cúc hoa, nghệ đỏ, hương nhu…

– Tại Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc (tổng diện tích vườn 5ha): Trồng các loại dược liệu như giảo cổ lam, trà hoa vàng, đinh lăng, cốt toái bổ, ba kích, cà gai leo, tam thất,  hoàng đằng…

Hiện tại, toàn bộ các vị thuốc để bào chế Ích phế chỉ khái thang đều được thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu này để đảm bảo chất lượng cao nhất.

Bài thuốc có thể gia giảm các vị thuốc, phù hợp với nhiều đối tượng

Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên Ích phế chỉ khái thang an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ. Bên cạnh đó bài thuốc có thể gia giảm các vị thuốc với từng
trường hợp cụ thể, nên sử dụng an toàn cho nhiều đối tượng, bao gồm cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ích phế chỉ khái thang được bào chế bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu

Để tạo nên bài thuốc Ích Phế Chỉ Khái Thang cho hiệu quả cao trong điều trị viêm họng mãn tính, là nhờ tâm huyết và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Họ là những bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm với hàng chục năm công tác tại những bệnh viện YHCT lớn nhất trên cả nước. Không chỉ làm công tác nghiên cứu, những bác sĩ này còn trực tiếp khám chữa bệnh và tư vấn cho bệnh nhân. 

Luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vì mục tiêu “Nâng tầm Y học cổ truyền”, những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã cống hiến cho nền y học nước nhà nhiều bài thuốc hay, nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị. Với sự đóng góp đó, Trung tâm vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý.

Viêm họng mãn tính nên ăn gì? Kiêng gì?

Với các bệnh nhân viêm họng mãn tính, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, trong quá trình điều trị viêm họng mãn tính, người bệnh nên cố gắng bổ sung các loại thực phẩm có lợi để tăng sức đề kháng cho cơ thể sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn. Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm họng mãn tính như:

  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi…
  • Các loại thực phẩm giàu kẽm như củ cải, ngao, sò.
  • Các loại rau có tính mát như rau đay, mồng tơi, bí xanh.
  • Thực phẩm giàu protein như thịt bò, trứng gà.
  • Các rau gia vị như hành, gừng, lá hẹ giúp giảm ho, sát khuẩn họng.
  • Các món ăn lỏng dễ nuốt như súp, cháo.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có tính nóng hoặc khó nuốt để tránh làm tình trạng viêm họng thêm trầm trọng hơn. Một số thực phẩm nên tránh như:

  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn nhiều gia vị cay nóng.
  • Các món ăn cứng, nhiều góc cạnh dễ làm tổn thương họng.
  • Các loại hạt như hướng dương, hạt bí… dễ gây ho.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, dùng chất kích thích.

Nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ viêm họng mãn tính, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm: Chảy máu hậu môn: Làm sao để điều trị hiệu quả?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!