Các loại hóa trị liệu thường gặp dành cho bệnh nhân ung thư vú
Thuốc hóa trị liệu là những nhóm thuốc chuyên biệt với tên gọi là chất gây độc tế bào, được tạo nên để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn các tế bào thông thường. Những loại thuốc này gây rối loạn sự tăng trưởng trên những tế bào phát triển nhanh chóng, và những tế bào phát triển chậm hơn thì không bị tổn hại.
Một số phương pháp hóa trị hay thuốc “hóa trị liệu” làm tổn thương vật chất di truyền của các tế bào, trong khi các loại hóa trị liệu khác can thiệp vào sự phân chia tế bào. Thật không may, một số cũng ảnh hưởng đến các tế bào phát triển nhanh khác của cơ thể, chẳng hạn tóc, các tế bào máu, các tế bào ở niêm mạc dạ dày và miệng. Điều này giải thích cho một số tác dụng phụ phổ biến mà phương pháp hóa trị gây ra.
Hóa trị liệu có phải là lựa chọn phù hợp với bạn?
Không phải tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú đều cần hóa trị. Ung thư thường có thể điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp tại chỗ như phẫu thuật và xạ trị, và không cần thiết sử dụng phương pháp điều trị toàn thân.
Những người được chẩn đoán với khối u lớn hơn, mà các tế bào của khối u đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, có thể phải trải qua vài đợt hóa trị. Trong những trường hợp này, việc hóa trị được thực hiện như liệu pháp “điều trị hỗ trợ”, hay để ngăn ngừa ung thư tái phát sau khi khối u đã được cắt bỏ.
Phụ nữ được chẩn đoán với ung thư giai đoạn 3 và các khối u lớn hơn có thể điều trị toàn thân luôn trước khi chuyển sang phẫu thuật. Cách này được gọi là tiền điều trị hỗ trợ. Trong khi ý tưởng về thực hiện hóa trị có thể khiến bạn sợ hãi, đã có những cải tiến đáng kể giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ. Quá trình hóa trị hiện nay đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây.
Loại hóa trị liệu nào tốt nhất cho bạn?
Trong những trường hợp ung thư giai đoạn sớm, bác sĩ có thể kê ra các loại thuốc tốt nhất bạn nên dùng. Tuổi tác của bệnh nhân, giai đoạn ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác sẽ được cân nhắc trước khi quyết định phác đồ hóa trị liệu.
Các loại thuốc hóa trị sẽ được tiêm vào tĩnh mạch.
Bạn có thể cần đặt một ống đặc biệt nếu như tĩnh mạch của bạn yếu hay đang được truyền vào một loại thuốc có tính ăn mòn cao. Ống này là một thiết bị được phẫu thuật đặt trong ngực bạn giúp việc tiêm truyền dễ dàng hơn. Ống có thể được loại bỏ khi trị liệu hoàn tất.
Thông thường, một bệnh nhân được cho dùng nhiều loại thuốc, thường được gọ là một phác đồ. Các phác đồ được thiết kế để chống lại sự tăng trưởng của bệnh ung thư tại những giai đoạn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. Các loại thuốc hóa trị liệu được kê theo một lộ trình đều đặn theo liều được gọi là “các đợt”. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để chữa bệnh ung thư vú là:
- CAF (or FAC): cyclophosphamide (Cytoxon), doxorubicin (Adriamycin) và 5-FU.
- TAC: docetaxel (Taxotere), doxorubicin (Adriamycin) và cyclophosphamide (Cytoxan).
- AC → T: doxorubicin (Adriamycin) và cyclophosphamide (Cytoxan) tiếp đến là paclitaxel (Taxol) hoặc docetaxel (Taxotere).
- FEC: → T, 5-FU, epirubicin (Ellance), và cyclophosphamide (Cytoxan) tiếp đến là docetaxel (Taxotere) hoặc paclitaxel (Taxol).
- TC: docetaxel (Taxotere) và cyclophosphamide (Cytoxan).
- TCH: docetaxel, (Taxotere) carboplatin, và trastuzumab (Herceptin) đối với các khối u cho HER2/neu dương tính.
Các tác dụng phụ
Nhiều loại thuốc hóa trị liệu không gây rụng tóc, nhưng hầu hết các loại thuốc hóa trị được đề cập bên trên cho ung thư giai đoạn sớm đều gây nên tác dụng phụ. Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ dễ thấy nhất trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ nếu thấy cần thiết như tóc giả và khăn quàng cổ. Một số tổ chức từ thiện cũng sẽ hỗ trợ người bệnh mua chúng.
Nôn và buồn nôn là một tác dụng phụ đáng lo ngại khác. Nhưng hiện nay trên thế giới, tác dụng phụ này đã bớt phổ biến và được nhìn thấy trên tivi nhiều hơn là trong thực tế. Bạn sẽ được kê thuốc steroid và những thuốc chống nôn mạnh, và bạn cũng sẽ được cho một số loại thuốc để dùng tại nhà. Hầu hết phụ nữ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng họ không có bất kì triệu chứng buồn nôn nào và thậm chí họ còn tăng cân trong quá trình hóa trị liệu.
Tuy nhiên, táo bón có thể là một vấn đề thực sự bạn phải đối mặt, do đó bạn phải chú ý đến một chế độ ăn đủ chất xơ và uống loại thuốc làm mềm phân. Lở loét miệng là tác dụng phụ xảy ra ở một số người. Nếu triệu chứng này xảy ra, bạn có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa kê toa thuốc “Nước súc miệng thần kỳ”, có chứa các chất gây tê. Một số loại thuốc hóa trị liệu có thể làm thay đổi khẩu vị.
Tác dụng phụ thường gặp và dai dẳng nhất là sự mệt mỏi. Hóa trị ảnh hưởng đến máu và tủy xương của bạn, do đó bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, nguyên nhân gây nên chứng mệt mỏi. Ảnh hưởng đến máu cũng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Điều quan trọng bạn nên nhớ là hãy nghỉ ngơi và chỉ hoạt động khi cần thiết. Hiếm khi thuốc hóa trị liệu gây dị ứng nhưng bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào có thể xảy ra. Trong khi đa số các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi bạn hoàn thành phác đồ hóa trị thì một số tác dụng phụ vẫn tiếp tục tồn tại. Một trong số đó là bệnh về thần kinh, xảy ra khi các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân bị tổn hại. Nhiều người gặp phải các triệu chứng như cảm thấy ngứa ran, cảm giác châm chích và tê ở các khu vực này.
Loãng xương là một tác dụng phụ tiềm tàng kéo dài, và bệnh nhân tiến hành hóa trị liệu nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương.
“Hóa trị liệu não” có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ngắn hạn và các vấn đề liên quan đến sự tập trung. Thông thường triệu chứng này sẽ cải thiện trong thời gian ngắn sau khi việc điều trị kết thúc. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tồn tại trong nhiều năm. Trong một số trường hợp, hóa trị liệu có thể khiến tim bạn bị yếu đi.
Kiểm soát liệu pháp hóa trị liệu của bạn
Nhận thức rằng bạn sẽ phải trải qua hóa trị liệu thông thường rất đáng sợ. Nhưng hầu hết phụ nữ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng thứ mà họ cho là đáng sợ kia lại rất dễ dàng kiểm soát. Nhiều người thậm chí còn có thể bắt kịp công việc cũng như các hoạt động thường nhật khác ở một mức độ nhẹ hơn.
Trong suốt phác đồ hóa trị, quan trọng nhất là bạn phải ăn đúng cách, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giữ tinh thần luôn thoải mái. Chấp nhận thực tại việc bạn phải hóa trị có thể khó nhưng hãy trấn an bản thân rằng hóa trị sẽ kết thúc chỉ trong một vài tháng ngắn ngủi.
Nếu bạn thấy mình bị trầm cảm hoặc lo sợ, bạn nên trò chuyện với những người cũng phải trải qua những cảm giác như bạn, kể cả thông qua một nhóm hỗ trợ hay trực tuyến.
Thuốc hóa trị liệu là những nhóm thuốc chuyên biệt với tên gọi là chất gây độc tế bào, được tạo nên để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn các tế bào thông thường. Những loại thuốc này gây rối loạn sự tăng trưởng trên những tế bào phát triển nhanh chóng, và những tế bào phát triển chậm hơn thì không bị tổn hại.
Một số phương pháp hóa trị hay thuốc “hóa trị liệu” làm tổn thương vật chất di truyền của các tế bào, trong khi các loại hóa trị liệu khác can thiệp vào sự phân chia tế bào. Thật không may, một số cũng ảnh hưởng đến các tế bào phát triển nhanh khác của cơ thể, chẳng hạn tóc, các tế bào máu, các tế bào ở niêm mạc dạ dày và miệng. Điều này giải thích cho một số tác dụng phụ phổ biến mà phương pháp hóa trị gây ra.
Hóa trị liệu có phải là lựa chọn phù hợp với bạn?
Không phải tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú đều cần hóa trị. Ung thư thường có thể điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp tại chỗ như phẫu thuật và xạ trị, và không cần thiết sử dụng phương pháp điều trị toàn thân.
Những người được chẩn đoán với khối u lớn hơn, mà các tế bào của khối u đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, có thể phải trải qua vài đợt hóa trị. Trong những trường hợp này, việc hóa trị được thực hiện như liệu pháp “điều trị hỗ trợ”, hay để ngăn ngừa ung thư tái phát sau khi khối u đã được cắt bỏ.
Phụ nữ được chẩn đoán với ung thư giai đoạn 3 và các khối u lớn hơn có thể điều trị toàn thân luôn trước khi chuyển sang phẫu thuật. Cách này được gọi là tiền điều trị hỗ trợ. Trong khi ý tưởng về thực hiện hóa trị có thể khiến bạn sợ hãi, đã có những cải tiến đáng kể giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ. Quá trình hóa trị hiện nay đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây.
Loại hóa trị liệu nào tốt nhất cho bạn?
Trong những trường hợp ung thư giai đoạn sớm, bác sĩ có thể kê ra các loại thuốc tốt nhất bạn nên dùng. Tuổi tác của bệnh nhân, giai đoạn ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác sẽ được cân nhắc trước khi quyết định phác đồ hóa trị liệu.
Các loại thuốc hóa trị sẽ được tiêm vào tĩnh mạch.
Bạn có thể cần đặt một ống đặc biệt nếu như tĩnh mạch của bạn yếu hay đang được truyền vào một loại thuốc có tính ăn mòn cao. Ống này là một thiết bị được phẫu thuật đặt trong ngực bạn giúp việc tiêm truyền dễ dàng hơn. Ống có thể được loại bỏ khi trị liệu hoàn tất.
Thông thường, một bệnh nhân được cho dùng nhiều loại thuốc, thường được gọ là một phác đồ. Các phác đồ được thiết kế để chống lại sự tăng trưởng của bệnh ung thư tại những giai đoạn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. Các loại thuốc hóa trị liệu được kê theo một lộ trình đều đặn theo liều được gọi là “các đợt”. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để chữa bệnh ung thư vú là:
- CAF (or FAC): cyclophosphamide (Cytoxon), doxorubicin (Adriamycin) và 5-FU.
- TAC: docetaxel (Taxotere), doxorubicin (Adriamycin) và cyclophosphamide (Cytoxan).
- AC → T: doxorubicin (Adriamycin) và cyclophosphamide (Cytoxan) tiếp đến là paclitaxel (Taxol) hoặc docetaxel (Taxotere).
- FEC: → T, 5-FU, epirubicin (Ellance), và cyclophosphamide (Cytoxan) tiếp đến là docetaxel (Taxotere) hoặc paclitaxel (Taxol).
- TC: docetaxel (Taxotere) và cyclophosphamide (Cytoxan).
- TCH: docetaxel, (Taxotere) carboplatin, và trastuzumab (Herceptin) đối với các khối u cho HER2/neu dương tính.
Các tác dụng phụ
Nhiều loại thuốc hóa trị liệu không gây rụng tóc, nhưng hầu hết các loại thuốc hóa trị được đề cập bên trên cho ung thư giai đoạn sớm đều gây nên tác dụng phụ. Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ dễ thấy nhất trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ nếu thấy cần thiết như tóc giả và khăn quàng cổ. Một số tổ chức từ thiện cũng sẽ hỗ trợ người bệnh mua chúng.
Nôn và buồn nôn là một tác dụng phụ đáng lo ngại khác. Nhưng hiện nay trên thế giới, tác dụng phụ này đã bớt phổ biến và được nhìn thấy trên tivi nhiều hơn là trong thực tế. Bạn sẽ được kê thuốc steroid và những thuốc chống nôn mạnh, và bạn cũng sẽ được cho một số loại thuốc để dùng tại nhà. Hầu hết phụ nữ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng họ không có bất kì triệu chứng buồn nôn nào và thậm chí họ còn tăng cân trong quá trình hóa trị liệu.
Tuy nhiên, táo bón có thể là một vấn đề thực sự bạn phải đối mặt, do đó bạn phải chú ý đến một chế độ ăn đủ chất xơ và uống loại thuốc làm mềm phân. Lở loét miệng là tác dụng phụ xảy ra ở một số người. Nếu triệu chứng này xảy ra, bạn có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa kê toa thuốc “Nước súc miệng thần kỳ”, có chứa các chất gây tê. Một số loại thuốc hóa trị liệu có thể làm thay đổi khẩu vị.
Tác dụng phụ thường gặp và dai dẳng nhất là sự mệt mỏi. Hóa trị ảnh hưởng đến máu và tủy xương của bạn, do đó bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, nguyên nhân gây nên chứng mệt mỏi. Ảnh hưởng đến máu cũng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Điều quan trọng bạn nên nhớ là hãy nghỉ ngơi và chỉ hoạt động khi cần thiết. Hiếm khi thuốc hóa trị liệu gây dị ứng nhưng bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào có thể xảy ra. Trong khi đa số các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi bạn hoàn thành phác đồ hóa trị thì một số tác dụng phụ vẫn tiếp tục tồn tại. Một trong số đó là bệnh về thần kinh, xảy ra khi các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân bị tổn hại. Nhiều người gặp phải các triệu chứng như cảm thấy ngứa ran, cảm giác châm chích và tê ở các khu vực này.
Loãng xương là một tác dụng phụ tiềm tàng kéo dài, và bệnh nhân tiến hành hóa trị liệu nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương.
“Hóa trị liệu não” có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ngắn hạn và các vấn đề liên quan đến sự tập trung. Thông thường triệu chứng này sẽ cải thiện trong thời gian ngắn sau khi việc điều trị kết thúc. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tồn tại trong nhiều năm. Trong một số trường hợp, hóa trị liệu có thể khiến tim bạn bị yếu đi.
Kiểm soát liệu pháp hóa trị liệu của bạn
Nhận thức rằng bạn sẽ phải trải qua hóa trị liệu thông thường rất đáng sợ. Nhưng hầu hết phụ nữ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng thứ mà họ cho là đáng sợ kia lại rất dễ dàng kiểm soát. Nhiều người thậm chí còn có thể bắt kịp công việc cũng như các hoạt động thường nhật khác ở một mức độ nhẹ hơn.
Trong suốt phác đồ hóa trị, quan trọng nhất là bạn phải ăn đúng cách, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giữ tinh thần luôn thoải mái. Chấp nhận thực tại việc bạn phải hóa trị có thể khó nhưng hãy trấn an bản thân rằng hóa trị sẽ kết thúc chỉ trong một vài tháng ngắn ngủi.
Nếu bạn thấy mình bị trầm cảm hoặc lo sợ, bạn nên trò chuyện với những người cũng phải trải qua những cảm giác như bạn, kể cả thông qua một nhóm hỗ trợ hay trực tuyến.
Xem thêm: Tập thể dục điều độ mới khỏe đẹp như ý!
Tin mới nhất
- Xét nghiệm Hp qua hơi thở giá bao nhiêu? Ở đâu uy tín? Cần lưu ý gì?
- 7 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ
- Nấm Linh Chi Trong Uống Ngoài Thoa Đánh Bay Nám Da Hiệu Quả
- Ung thư lưỡi giai đoạn 1: Dấu hiệu, cách chữa trị
- Da khô do biến chứng tiểu đường
- Tác dụng của nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh gout và cách dùng
- TÌM HIỂU ung thư phổi giai đoạn 3, 4 chữa được không sống được bao lâu
- Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
- Cách dùng nấm lim xanh và nấm lim xanh có ngâm rượu được không?
- Viêm da dị ứng ở nách: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị lang ben toàn thân – Cách chăm sóc, điều trị dứt điểm
- Bài viết mới Nấm nông ở chân
- TIN TỨC UNG THƯ Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?
- TIN TỨC UNG THƯ TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh lý giải cơ chế hình thành viêm nhiễm HP dạ dày và cách điều trị tận gốc dưới góc nhìn Đông y