Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?
Ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân là tình trạng bất thường về da liễu mà rất nhiều người mắc phải. Những cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Ngoài ra, tình trạng ngứa khắp người còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải các bệnh lý tiềm ẩn, cần được điều trị kịp thời.
Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?
Những cơn ngứa ngáy khắp người nhưng không rõ nguyên nhân khiến không ít người cảm thấy khó chịu và lo lắng. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng ngứa ngáy khắp người có thể do gặp phải một số vấn đề da.
Tuy nhiên, một số trường hợp hiện tượng này có thể là biểu hiện của các bệnh lý tìm ẩn liên quan đến thận, gan hay tuyến giáp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa ngáy khắp người mà bạn có thể đang gặp phải:
1. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh đặc trưng bởi phản ứng viêm cấp tính và mãn tính khi làn da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như bụi bẩn, lông động vật, hóa mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng, mủ nhựa thực vật, kim loại nặng,…
Các triệu chứng viêm da dị ứng thường khởi phát chủ yếu ở đối tượng trẻ em hoặc những người có tiền sử dị ứng, hen suyễn. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, viêm da tiếp xúc không chỉ gây ngứa ngáy mà còn kèm theo các biểu hiện như đỏ rát, sưng viêm, nổi sẩn,…
2. Thời tiết thay đổi đột ngột gây nổi mẩn ngứa
Nếu bạn đang thắc mắc những cơn ngứa ngáy do đâu thì nguyên nhân có thể là do yếu tố thời tiết. Việc thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến da không thích ứng tại thời điểm đó nên gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tình trạng này thường khởi phát chủ yếu ở những đối tượng có làn da nhạy cảm.
Những cơn ngứa ngáy do dị ứng thời tiết gây ra có thể khởi phát khắp cơ thể, tuy nhiên những vùng da mặt, tay, chân là những nơi dễ bị tổn thương nhất do tiếp xúc trực tiếp với không khí.
3. Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa ngáy khắp người. Loại ký sinh trùng phổ biến nhất gây ra tình trạng này là Sarcoptes scabiei, chúng có thể sinh sôi và làm tổ trên da. Những cơn ngứa ngáy thường bùng phát mạnh mẽ vào ban đêm vì đây là thời gian hoạt động của ký sinh trùng.
Bên cạnh đó, một số loại ký sinh trùng khác khi tấn công vào đường ruột cũng có thể phát sinh các triệu chứng viêm, ngứa ngáy khó chịu trên da.
4. Nhiễm nấm gây ngứa ngáy khắp người
Bị các vi nấm tấn công cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngứa ngáy khắp cơ thể nhưng không xác định được cụ thể căn nguyên. Thông thường, tổn thương da do nhiễm nấm sẽ tập trung ở những vùng da có nếp gấp như nách, dưới ngực, bẹn,…
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhiễm nấm khởi phát trên toàn cơ thể, bên cạnh triệu chứng ngứa ngáy, thì bệnh còn xuất hiện triệu chứng nổi mề đay. Bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm cao, do đó ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa lây lan đúng cách.
5. Tác dụng phụ thuốc điều trị
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tình trạng ngứa ngáy khắp người có thể khởi phát do dị ứng thuốc điều trị, nguyên do là cơ địa không thể hấp thu một số nhóm thuốc, dẫn đến phản ứng qua da gây ngứa ngáy, khó chịu.
Một số nhóm thuốc có khả năng gây dị ứng như thuốc giảm sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị động kinh, tăng cường hormone. Bên cạnh các loại thuốc tân dược thì thuốc đông y cũng có khả năng gây dị ứng, ngứa ngáy khắp người nhưng không rõ nguyên nhân. Do đó, trước khi sử dụng thuốc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
6. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm đặc trưng bởi phản ứng quá phát của hệ miễn dịch với các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khi được cơ thể hấp thu. Cơ địa nhạy cảm là một trong những yếu tố phổ biến gây dị ứng thực phẩm.
Một số loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như đậu phộng, sữa bò, trứng, quả hạch, các loại hải sản,…. Bên cạnh khởi phát triệu chứng ngứa ngáy khắp cơ thể, người bị dị ứng thực phẩm có thể đi kèm với các biểu hiện như đau bụng, chóng mặt, nôn mửa, hắt hơi, phát ban, nổi mẩn, tiêu chảy,…Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khó thở, sốc phản vệ.
7. Một số bệnh lý tiềm ẩn
Những cơn ngứa ngáy khắp cơ thể nhưng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, cần được thăm khám và điều trị kịp thời như:
Các bệnh lý về gan: Chức năng chính của cơ quan này là đào thải độc tố và lọc máu. Khi cơ quan này gặp vấn đề sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị tác động, lâu dần sẽ bài tiết qua da gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, người mắc phải các vấn đề về gan còn xuất hiện các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu vàng đậm,…
Bệnh thận: Tương tự như gan, thận là bộ phận có chức năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Khi cơ quan này gặp vấn đề, các độc tố sẽ bị ứ đọng, lâu ngày sẽ tích tụ dưới da, dẫn đến bùng phát các triệu chứng chứng ngứa ngáy khắp người, da bị khô ráp.
Rối loạn tuyến giáp: Tình trạng này có thể khiến các mô da bị rối loạn hoặc ngưng tái tạo. Từ đó, dẫn đến da khô ráp, ngứa ngáy khắp người, có xu hướng bong tróc, khó chịu. Bên cạnh đó, các trường hợp bị rối loạn tuyến giáp có thể đi kèm với các triệu chứng điển hình như tăng cân không kiểm soát, táo bón, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi,…
Đái tháo đường: Bệnh lý khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, gây ra các tổn thương mao mạch máu dưới da. Từ đó, gây khó khăn trong quá trình tuần hoàn máu cũng như vận chuyên các dưỡng chất trong cơ thể. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khô ráp da.
Bệnh lý về máu: Các bệnh lý liên quan đến máu sẽ tác động đến các dưỡng chất nuôi dưỡng da. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu, sắt thì histamin trong máu tăng cao sẽ làm khởi phát những cơn ngứa ngáy toàn thân, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Zona thần kinh: Bệnh lý khởi phát khi hệ thần kinh bị virus tấn công. Zona thần kinh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy da, châm chích, nóng rát khó chịu. Khi mới phát bệnh, tình trạng ngứa ngáy chỉ xuất hiện ở một số vị trí, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có xu hướng lan rộng ra toàn thân.
Ung thư: Đây là bệnh lý đặt biệt nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao với nhiều triệu chứng. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh ung thư có biểu hiện ngứa ngáy khắp cơ thể do những độc tố trong khối u phản ứng với hệ miễn dịch. Bên cạnh, các loại thuốc chữa trị ung thư cũng khiến cơ thể bị ngứa ngáy nhưng không bị nổi mẩn.
Bệnh HIV: HIV sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi bị tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây ngứa ngáy khắp cơ thể khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh lý có thể tạo điều kiện thuận lợi khởi phát các bệnh lý như nổi mề đay do HIV, viêm da cơ địa, bệnh chàm, vảy nến,…
Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các cơn ngứa và một số biểu hiện đi kèm có thể tác động trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống suy giảm.
Ngoài ra, ngứa ngáy khắp người nhưng không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc chủ quan hoặc điều trị, chăm sóc không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các biến chứng nặng nề bùng phát. Dù là những bệnh lý ngoài da hay các bệnh bên trong cơ thể đều cần được thăm khám sớm và xử lý đúng cách.
Biện pháp cải thiện ngứa khắp người không rõ nguyên nhân
Để kiểm soát các cơn ngứa ngáy khắp người hiệu quả, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân khởi phát. Việc xác định chính xác căn nguyên gây ngứa sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc áp dụng các phương pháp chữa trị và các biện pháp chăm sóc hợp lý.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Trường hợp bị ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân có thể thực hiện một số mẹo cải thiện tại nhà giúp làm giảm cơn ngứa tạm thời, đồng thời hạn chế hành động chà xát, cào gãi lên da gây viễm nhiễm.
Tuy nhiên, các mẹo cải thiện cơn ngứa ngáy toàn thân chỉ có tác dụng với các trường hợp gặp phải các vấn đề ngoài da và ở mức độ nhẹ. Do đó, bạn nên lưu ý trong thời gian thực hiện, đồng thời chủ động đến bệnh viện để được thăm khám khi cần thiết.
- Liệu pháp chườm lạnh: Nhiệt độ thấp sẽ khiến các dây thân kinh tê liệt tạm thời, từ đó làm mất cảm giác ngứa trong thời gian ngắn. Để thực hiện mẹo chữa này, bạn dùng một túi chườm lạnh chườm vào vùng da bị ngứa ngáy khoảng 10 – 15 phút, cơn ngứa ngáy sẽ cải thiện. Với các trường hợp ngứa toàn thân, bạn có thể pha nước lạnh tắm để làm dịu chứng ngứa ngáy.
- Ngâm nước ấm giảm ngứa: Pha nước ấm có nhiệt độ vừa phải, có thể cho thêm một ít tinh dầu để làm tăng hiệu quả, đồng thời giúp bạn thư giãn. Liệu pháp ngâm mình với nước ấm sẽ có tác dụng làm giãn mao mạch máu, từ đó hỗ trợ quá trình lưu thống máu đến các cơn quan trong cơ thể được tốt hơn. Nhờ đó, có thể giảm nguy cơ nổi mẩn ngứa trên da.
- Sử dụng lá trà xanh: Các hoạt chất trong lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tái tạo các tế bào da bị tổn thương và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Bạn chuẩn 1 nắm lá trà xanh tươi, ngâm nước muối rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước lọc rồi pha với nước để tắm. Có thể tận dụng lá trà xanh chà xát nhẹ lên da để giảm ngứa ngáy hiệu quả.
- Sử dụng dầu dừa: Đặc tính của dầu dừa là làm dịu da, thúc đẩy tái tạo các mô da bị tổn thương, đồng thời giảm ngứa ngáy. Bạn có thể tận dụng dược liệu này để cải thiện triệu chứng, nhất là vào ban đêm. Sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa 1 lớp mỏng lên vùng da ngứa ngáy sau khi đã được vệ sinh sạch. Kết hợp massage nhẹ nhàng giúp giảm ngứa hiệu quả.
Can thiệp điều trị y tế
Với các trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả hoặc đang nghi ngờ tình trạng ngứa khắp người liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn. Lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện kịp thời để được tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa khắp người, mức độ các triệu chứng đi kèm và đối tượng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp trị liệu hợp lý. Thông thường, để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khắp người, bác sĩ da liễu có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ kết hợp với nhóm thuốc đường uống. Cụ thể như:
- Các loại thuốc bôi ngoài da: Thuốc thường được chỉ định nhằm làm dịu các cơn ngứa ngáy, thúc đẩy phục hồi các vùng da bị tổn thương, đồng thời tái tạo các tế bào da mới. Một số thuốc bôi thường được sử dụng như: Betamathasone, Fluocinilone, Hydrocortisone, Permethrin,…
- Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ức phản ứng histamin, nguyên nhân chính gây khởi phát những cơn ngứa ngáy. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng histamin đường uống như Diphenhydramine, Hydroxyzine,…
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp ngứa ngáy khắp người có dấu hiệu nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng cũng như thời gian sử dụng nhằm tránh phát sinh rủi ro trong quá trình sử dụng điều trị.
- Nhóm thuốc chứa Corticosteroid: Thuốc thường được bác sĩ dùng trong các trường hợp nặng. Nhờ vào các hoạt chất có dược tính mạnh nên thuốc sẽ giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dày sừng, teo da, mỏng da, giãn mao mạch,…
Lưu ý khi ngứa khắp người không rõ nguyên nhân
Khi bị ngứa khắp người, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau nhằm ngăn ngừa tổn thương lan rộng và tiến triển nặng nề hơn, bao gồm:
- Tránh chà xát hay cào gãi lên khu vực da ngứa ngáy vì có thể gây trầy xước, tạo ra vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, thường xuyên, luôn giữ cho da thông thoáng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và hấm hút tốt nhằm hạn chế mồ hôi tích tụ trên da gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Bạn cũng có thể tận dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, hỗ trợ kháng viêm như nha đam, yến mạch, trà xanh,…
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây kích ứng như: Hóa mỹ phẩm, lông động vật, kim loại nặng, mủ nhựa thực vật, phấn hoa, thay đổi nhiệt độ môi trường,…
- Hạn chế dung nạp các thực phẩm dễ gây kích ứng, giàu đạm như thủy hải sản, thịt gà, thịt bò, xôi nếp, đậu phọng,…Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi trong việc cải thiện tình trạng ngứa khắp người như rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin E, C,…
- Xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tình trạng ngứa khắp người không rõ nguyên nhân là vấn đề da liễu phổ biến. Triệu chứng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu triệu chứng bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.
Xem thêm: 15 câu hỏi về ung thư cổ tử cung: Đọc hiểu và Phòng tránh
Tin mới nhất
- Bệnh lý thần kinh tự trị
- Tiểu đường sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất
- Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe
- CÁC LOẠI KEM DƯỠNG TRẮNG DA TOÀN THÂN
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?
- Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, chữa có khỏi không?
- Thuốc xịt chống xuất tinh sớm Longtime
- Dọa sảy thai và những dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu nhất thiết phải đọc
- Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
- Nấm lim xanh chữa ung thư cách dùng nấm lim rừng chữa ung thư