Đau dạ dày cấp nên ăn gì giảm đau nhanh? Tìm hiểu ngay
Đau dạ dày cấp nên ăn gì để nhanh khỏi không phải người bệnh nào cũng biết. Thông tin tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thực phẩm nên ăn, nên kiêng để người bệnh nắm được. Từ đó, người bệnh có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn chữa bệnh.
Người bệnh viêm đau dạ dày cấp nên ăn gì?
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý viêm đau dạ dày cấp tính chỉ khu trú tại vùng niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Căn bệnh này có thể chữa trị dứt điểm và không có biến chứng nguy hiểm gì.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm áp lực đến hệ tiêu hóa sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh có kết quả hơn. Vậy đau dạ dày cấp nên ăn gì để nhanh khỏi?
Nhóm thực phẩm nhiều dinh dưỡng dễ tiêu hóa
Tình trạng mà những ai bị đau dạ dày cấp thường mắc phải đó chính là có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng suy giảm. Nếu các triệu chứng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của người bệnh.
Vì vậy, trong giai đoạn điều trị bệnh dạ dày cấp bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, ví dụ như: Thịt gà, tôm, các loại đậu hay cá hồi,… Quá trình chế biến món ăn có thể nấu thành súp hoặc om, luộc, nấu cháo để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa.
Thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa
Người bị bệnh dạ dày cần nạp thêm chất chống oxy hóa để ngăn chặn những tổn thương và thoái hóa tế bào bên trong dạ dày. Các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa khi đi vào cơ thể sẽ giúp tế bào bị viêm nhanh hồi phục, làm giảm cảm giác đau rát do co thắt dạ dày gây ra.
Vậy viêm dạ dày cấp nên ăn gì để bổ sung thêm chất chống oxy hóa?
- Người bệnh nên ăn nhiều gừng, nghệ để bổ sung chất curcumin – một hoạt chất chống oxy hóa mạnh với tác dụng tiêu viêm, giảm đau và bảo vệ lớp niêm mạc của cơ quan tiêu hóa.
- Các thực phẩm có chứa nhiều beta-carotene như cà rốt, cà chua, đu đủ,… sẽ thúc đẩy tế bào mới tăng trưởng nhanh, làm lành các tổn thương trong cơ thể. Đồng thời sẽ làm giảm các triệu chứng khác như ợ nóng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
- Chất Flavonoid trong trái cây, rau củ đặc biệt cần thiết với bệnh nhân bị dạ dày cấp. Hợp chất này sẽ ngăn chặn quá trình tổn thương của niêm mạc dạ dày, bảo vệ các cơ quan khác trước những ảnh hưởng do tác nhân gây bệnh, giảm xuất huyết tiêu hóa và bảo vệ chức năng gan.
Ngoài ra, thực đơn của bệnh nhân bị dạ dày cấp nên chú ý bổ sung thêm các thành phần khác như vitamin C, melatonin, lutein, quercetin, anthocyanin,…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin
Vitamin là một loại chất cần thiết với sức khỏe con người đặc biệt là với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp. Bổ sung vitamin thường xuyên sẽ mang đến nhiều tác động tích cực với sức khỏe.
Các loại vitamin tốt cho sức khỏe bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp gồm có:
- Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, giảm xuất huyết dạ dày, tăng sức đề kháng cơ quan tiêu hóa, hạn chế sự tấn công của hại khuẩn.
- Vitamin B sẽ giúp tổng hợp hormone, cân bằng hệ dinh dưỡng và sản xuất hồng cầu. Ngoài ra loại vitamin này còn giúp các tế bào bị viêm ở dạ dày nhanh hồi phục hơn.
- Vitamin E giúp vùng niêm mạc của dạ dày được làm lành, bảo vệ cơ quan tiêu hóa trước những tác nhân gây hại. Đồng thời loại vitamin này còn bảo vệ niêm mạc, mạch máu làm giảm nguy cơ bị viêm loét và xuất huyết tiêu hóa.
Một vấn đề mà bạn cần chú ý khi bổ sung hoa quả để tăng cường vitamin là tránh ăn nhiều các loại quả như cam chua, chanh, cóc,… Nồng độ axit của các loại quả này rất cao sẽ kích thích dịch vị dạ dày tăng sản xuất khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt cho dạ dày
Viêm dạ dày cấp ăn gì để nhanh hồi phục phải kể đến nhóm thực phẩm có chứa men vi sinh. Nhóm thực phẩm này có chứa một lượng lớn lợi khuẩn giúp ức chế các hại khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Ngoài ra, men vi sinh còn giúp cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy trướng bụng, ợ hơi, đau dạ dày buồn nôn,… Những loại thực phẩm có chứa nhiều men vi sinh tốt cho việc điều trị dạ dày cấp như mật ong, sữa chua, phô mai,…
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho việc điều trị dạ dày cấp
Nhóm thực phẩm mà người bị dạ dày cấp nên bổ sung thường xuyên trong bữa ăn của mình đó chính là thực phẩm nhiều chất xơ. Nồng độ chất xơ của nhóm thực phẩm này có độ pH cao sẽ trung hòa dịch vị dạ dày, giảm cảm giác nóng rát, đau thượng vị.
Chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn giúp làm dịu niêm mạc sưng nóng, cân bằng chất lỏng trong hệ đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất xơ tốt cho bệnh nhân bị dạ dày cấp bao gồm có: Thanh long, đu đủ, táo, bắp cải, dưa leo, rau mồng tơi, rau dền,…
Người đau dạ dày cấp nên ăn nhiều thực phẩm thô
Thực phẩm thô có nhiều giá trị dinh dưỡng và chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Các loại thực phẩm thô còn làm lành niêm mạc bị tổn thương do bị co thắt bao tử.
Mỗi ngày bổ sung một lượng thực phẩm thô vừa đủ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Các loại thực phẩm bác sĩ khuyên bệnh nhân bị dạ dày cấp nên dùng như: Đậu bắp, hạt điều, hạt óc chó, gạo lứt,…
Top thực phẩm nên kiêng khi bị đau dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì tốt là thông tin bạn cần chú ý để tránh ăn giúp đề phòng bệnh trở nặng, mức độ tổn thương nhiều hơn. Cụ thể, nhóm thực phẩm nào không tốt với bệnh nhân?
- Đồ cay nóng sẽ khiến dạ dày sản sinh nhiều axit, kích thích lớp niêm mạc dẫn đến tình trạng sưng tấy, xung huyết dạ dày. Nếu ăn khi bụng đói sẽ khiến bệnh trở nặng, cơn đau, cơn co thắt càng dữ dội hơn.
- Thực phẩm nhiều chất béo không tốt với người bệnh, gây ra tình trạng khó tiêu. Đau dạ dày cấp khiến việc tiêu hóa chậm, khi ăn đồ có chất béo sẽ dẫn đến vấn đề táo bón, đầy bụng.
- Các loại đậu có chứa lượng fodmaps cao dễ gây cảm giác đau bụng, đầu hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều. Trong nhóm thực phẩm này còn chứa carbohydrate làm tăng dịch vị dạ dày dẫn đến chứng buồn nôn.
- Kiêng ăn đồ lên men, đồ chua để hạn chế tăng tiết axit dạ dày dẫn đến ợ hơi, ợ chua,…
- Chất kích thích và đồ có cồn không tốt với sức khỏe của người bị dạ dày cấp. Nhóm thực phẩm này sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây hiện tượng chảy máu, xung huyết thậm chí thủng dạ dày.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng để hạn chế đau dạ dày
Dạ dày là cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa vì vậy việc ăn uống cần phải chú ý, tránh gây hại cho cơ quan này. Khi bị đau dạ dày người bệnh cần chú trọng đến những vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng như:
- Nên chia nhỏ bữa ăn để hạn chế áp lực lên dạ dày đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Thức ăn nên được làm mềm, nấu ở dạng lỏng để việc hấp thu dưỡng chất được tốt hơn. Tránh ăn thực phẩm khô cứng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và bị kích thích.
- Cân nhắc chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn vừa cung cấp các thành phần thiết yếu, vừa đảm bảo cung cấp năng lượng dồi dào.
- Uống nhiều nước để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và trung hòa dịch vị. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm dịu niêm mạc dạ dày, hạn chế quá trình ăn mòn của axit.
- Không nên ăn quá no hay để bụng quá đói sẽ tạo ra áp lực lên dạ dày, kích thích sản sinh nhiều dịch vị hơn bình thường.
- Ăn đúng giờ để ổn định hoạt động dạ dày, ăn chậm – nhai kỹ để thức ăn đi vào dạ dày với tốc độ vừa phải, hạn chế cảm giác khó chịu sau khi ăn.
Đau dạ dày cấp nên ăn gì để hỗ trợ quá trình chữa bệnh được tốt chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để kiểm soát triệu chứng và giúp bệnh chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.
Tin mới nhất
- Lời đồn giải quyết hiệu quả viêm cổ tử cung chỉ với 1 liệu trình nam dược Phụ khang tán
- Tác dụng của rượu nấm lim xanh là gì cách dùng nấm lim ngâm rượu
- Bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì ?
- Ngứa cổ họng và ho khan hết ngay nếu trị đúng cách
- 10 cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian tại nhà loại bỏ cơn đau nhức không cần thuốc
- 6 lương y chữa dạ dày giỏi, nổi tiếng khắp cả nước
- Bất ngờ với 10 lợi ích cho sức khỏe từ trà xanh matcha
- Cương dương vào buổi sáng: Dấu hiệu cậu nhỏ khoẻ mạnh bình thường
- Cảnh giác với căn bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân ung thư đại tràng: Biết để phòng tránh!