Ngứa cổ họng và ho khan hết ngay nếu trị đúng cách

Ngứa cổ họng và ho khan là hiện tượng thường gặp khi bị dị ứng hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho cổ họng bị ngứa kèm ho khan và cách điều trị đúng đắn, hiệu quả.

Nguyên nhân gây ngứa cổ họng và ho khan lâu ngày

Tình trạng ngứa cổ họng kèm theo chứng ho khan kéo dài khiến nhiều người khó chịu, mệt mỏi. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau như:

  • Dị ứng:

Bất cứ thứ gì cũng có thể khiến bạn bị dị ứng, từ thực phẩm, thuốc, hóa mỹ phẩm cho đến các vật dụng bạn tiếp xúc. Lúc này, hệ miễn dịch bị rối loạn hoạt động và có sự phản ứng quá mức làm tăng sản xuất histamin trong cơ thể. Chất này kích thích cổ họng gây ngứa và ho khan, một số trường hợp còn bị viêm họng.

Dị ứng có thể gây ngứa cổ họng và ho khan

Khi bị dị ứng, cảm giác ngứa không chỉ xảy ra ở cổ họng mà nó còn xảy ra ở vòm miệng, mắt, mũi và cả ngoài da. Ngoài ra, bạn còn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa… Trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

  • Đường hô hấp bị nhiễm vi khuẩn, virus 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa cổ họng ho khan. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus có thể tấn công vào cổ họng do ăn uống không hợp vệ sinh hoặc do bị lây nhiễm. Từ đó khiến cho cổ họng bị kích ứng, viêm nhiễm.

Bên cạnh triệu chứng ngứa cổ ho khan, người bệnh còn bắt gặp nhiều biểu hiện khó chịu khác như sốt, đau đầu, đau họng, khó nuốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi…Hiện tượng trên thường không kéo dài quá lâu nếu được điều trị đúng cách.

  • Bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh có tính chất di truyền, thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm và không thể chữa khỏi. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc mũi do cơ thể phản ứng quá mẫn với các yếu tố dị nguyên bên trong và bên ngoài môi trường như thời tiết, thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, khói thuốc…

Khi bị viêm mũi dị ứng, dịch nhầy tiết ra nhiều và chảy xuống phía sau thành họng khiến cổ họng bị ngứa, kích ứng và ho khan. Đi kèm với đó, người bệnh có thể hắt hơi thành tràng dài liên tục, nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức dọc hai bên sống mũi, ngứa ở mũi, mắt và trong tai. Các triệu chứng trên có khuynh hướng tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và sinh hoạt của người bệnh.

  •  Tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển

Hiện tượng ngứa họng ho khan là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi bạn sử dụng một số loại thuốc ức chế men chuyển (ACE). Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như suy tim, cao huyết áp…

  •  Thiếu nước

Cơ thể thiếu nước sẽ khiến cổ họng ngứa và ho khan do bị khô quá mức, thậm chí bạn còn có thể bị đau rát họng, viêm họng. Hiện tượng này thường gặp ở những người phải vận động, làm việc ngoài trời nhiều hoặc bị tiêu chảy nhưng không uống bù đủ nước kịp thời.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi axit và một số chất bên trong dạ dày bị trào lên trên thực quản. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua. Axit cũng có thể tiếp xúc với niêm mạc cổ họng gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, ho khan.

Vi khuẩn Hp được xem là thủ phạm của hầu hết các ca bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được tiêu diệt sớm, chúng có thể phát triển mạnh gây viêm loét dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư. Vì vậy, bạn nên thận trọng với căn bệnh này khi gặp các triệu chứng tương tự.

  • Các nguyên nhân gây ngứa cổ họng và ho khan khác

Ít gặp hơn, tình trạng ngứa họng ho khan còn có thể xảy ra nếu bạn có liên quan đến các yếu tố sau:

+ Ở trong phòng có máy lạnh thường xuyên

+ Uống nhiều nước đá hoặc thường xuyên ăn đồ lạnh

+ Sử dụng giọng nói nhiều

+ Nhiễm lạnh

+ Thời tiết chuyển mùa

Một số trường hợp, tình trạng ngứa cổ họng và ho khan chỉ xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, mất tập trung trong công việc, ăn ngủ kém, từ đó suy giảm về mặt sức khỏe. Trong trường hợp này, việc sớm điều trị là điều cần thiết.

Cách trị ngứa cổ họng ho khan

Để khắc phục tình trạng ngứa cổ ho khan, những cách dưới đây có thể được lựa chọn:

1. Chữa ngứa họng ho khan bằng nghệ tươi

Nghệ là một trong những loại gia vị được sử dụng từ rất lâu đời tại Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, nó còn là vị thuốc chữa bệnh lành tính, an toàn cho những người đang bị ho khan kèm ngứa cổ họng kéo dài.

Nghiên cứu cho thấy, trong củ nghệ tươi chứa nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là curcumin. Chất này có thể giúp giảm ngứa họng ho khan bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm và bảo vệ niêm mạc họng trước sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Nghệ với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh có thể giúp chữa ngứa cổ ho khan hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g nghệ tươi, 2 thìa đường phèn
  • Nghệ rửa sạch, cạo vỏ, cho vào cối giã nát
  • Bỏ nghệ vào trong một cái chén ăn cơm và thêm đường phèn vào
  • Chưng hấp cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn
  • Chắt nước uống khi còn ấm 3 lần trong ngày. Trẻ em uống mỗi lần 1 thìa cà phê, người lớn uống 2 thìa.
  • Áp dụng mẹo này đều đặn mỗi ngày cho đến khi cơn ho và tình trạng ngứa họng chấm dứt hẳn.

2. Mẹo trị ngứa cổ họng và ho khan bằng gừng

Gừng chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu bao gồm các chất như Zingiberol hay zingiberene. Những hoạt chất này thể hiện khả năng rõ kháng khuẩn, giảm đau, sát trùng cổ họng, giảm ngứa, đồng thời ức chế hoạt động của các cơ co thắt trong cổ họng. Chính vì vậy mà dân gian thường sử dụng gừng để làm thuốc trị ho khan, viêm họng, viêm phế quản, ngứa cổ họng và các bệnh lý khác ở đường hô hấp.

Cách dùng gừng chữa ngứa cổ ho khan:

  • Cách 1: Củ gừng tươi đem gọt vỏ, giã lấy nước cốt. Trộn nước cốt gừng chung với mật ong bỏ vào miệng nuốt từ từ. Mỗi lần uống 1 thìa vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Cách 2: Hãm gừng tươi hoặc gừng khô lấy nước uống thay trà khi còn ấm
  • Cách 3: Gừng tươi thái lát mỏng, đem hấp cách thủy chung với mật ong. Khi bị ngứa họng ho khan, chắt nước hấp uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống từ 3 – 5ml. Nhai nuốt cả bã để đạt được hiệu quả tốt hơn.

3. Súc miệng bằng nước muối chữa ngứa cổ ho khan

Cách chữa ngứa cổ họng và ho khan này khá đơn giản nhưng cho hiệu quả bất ngờ. Hẳn bạn cũng biết, vị mặn của muối chính là một chất sát khuẩn rất mạnh. Nó có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus trong cổ họng và trong khoang miệng, đồng thời giảm viêm ngứa, xoa dịu cơn ho và các triệu chứng khó chịu khác.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chai nước muối sinh lý mua sẵn ngoài tiệm thuốc tây. Hoặc bạn có thể tự pha tại nhà bằng cách lấy 9g muối pha với 1 lít nước ấm để ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%.
  • Trước tiên, ngậm một ngụm nước rồi súc miệng khoảng 1 phút và nhổ bỏ để loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Ở lần ngậm nước muối tiếp theo, bạn ngửa cổ họng ra sau hết cỡ rồi dùng hơi ở cổ khò để đẩy nước muối lên xuống sao cho tiếp xúc với thành họng càng sâu càng tốt.
  • Áp dụng theo cách tương tự vài lần liên tục
  • Với cách này, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên súc miệng bằng nước muối 3- 4 lần trong ngày để cắt đứt cơn ngứa cổ họng và ho khan.

4. Điều trị ngứa cổ họng ho khan bằng rau diếp cá

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong rau diếp cá có chứa chất kháng sinh tự nhiên. Nó giúp ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại cho cổ họng, đồng thời tiêu độc, giảm ngứa, làm mát cơ thể. Mẹo chữa ngứa cổ họng và ho khan bằng rau diếp cá thích hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em.

Rau diếp cá được kết hợp với
nước vo gạo làm thuốc chữa ngứa cổ họng ho khan

Các bước thực hiện:

  • Dùng một nắm rau diếp cá rửa qua nhiều lần nước cho sạch
  • Thái nhỏ, giã nát rau
  • Tiếp tục cho hết diếp cá vào nồi nấu chung với 1 bát nước vo gạo (dùng nước vo lần 2 )
  • Đun sôi hỗn hợp, để lửa nhỏ liu riu khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Lọc nước, bỏ bã. Chia làm 3 lần uống trong ngày. 
  • Bạn nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh và uống hết trong ngày. Trước khi uống nên hâm ấm, tránh uống khi còn lạnh.

5. Bài thuốc chữa ngứa họng ho khan từ cam thảo

Theo y học cổ truyền, cam thảo là một loại dược liệu tính ấm, có khả năng thải độc, làm ấm cơ thể, trừ ho, tiêu viêm, giảm ngứa, làm dịu kích ứng trong cổ họng. Người dân thường thu hoạch rễ cam thảo về thái lát mỏng, phơi khô để hãm uống hàng ngày nhằm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể, bao gồm cả chứng viêm họng, ngứa cổ họng và ho khan kéo dài.

  • Thành phần cần chuẩn bị bao gồm 1 thìa rễ cam thảo khô, 2 thìa mật ong (nếu có)
  • Bỏ rễ cam thảo vào trong một cái ấm hãm trà chuyên dụng
  • Đổ đầy nước sôi vào đậy nắp lại
  • Để khoảng 20 phút, các chất trong rễ cam thảo sẽ tiết hết ra nước khiến nước chuyển sang màu vàng nhạt và có vị ngọt thanh.
  • Để trà cam thảo nguội bớt, có thể dùng súc miệng kết hợp pha thêm mật ong vào uống mỗi ngày 3 tách trà.
  • Kiên trì áp dụng sau vài ngày, tình trạng ngứa họng và ho khan sẽ thuyên giảm đáng kể.

6. Chữa ngứa cổ họng và ho khan bằng thuốc tây

Những mẹo trị ngứa họng ho khan ở trên chỉ có hiệu quả đối với những trường hợp bị nhẹ. Nếu kiên trì thực hiện đều đặn thì bệnh sẽ cải thiện sau vài ngày. Ngược lại, nếu bạn bị ho khan nặng và ngứa họng nhiều kéo dài cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày liên tục thì nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị cho nhanh khỏi.

Tùy theo nguy nhân gây ho khan ngứa họng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc giảm ho kết hợp với viên ngậm hay siro uống.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát bệnh. Bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế nằm máy lạnh, kiêng uống nước đá. Đồng thời tránh ăn các thực phẩm có thể kích thích cơn ho ngứa cổ họng thêm trầm trọng, chẳng hạn như các món cay, đồ béo, hải sản, tôm, cua, thịt bò. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, rau củ quả trong chế độ ăn để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Thông tin hữu ích cho bạn

  • 10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng
  • Bệnh ho khan nên ăn gì? kiêng gì để khỏi nhanh
  • Cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng với mẹo đơn giản

Xem thêm: Viêm xoang bướm – Dấu hiệu, cách điều trị ngừa biến chứng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!