Cẩm nang về căn bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Tràn khí màng phổi tự phát là bệnh lý của phổi xuất hiện trong cơ thể bệnh nhân một cách đột ngột, không do chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài.
Tràn khí màng phổi tự phát không phải là một căn bệnh phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên mỗi người chúng ta cần nắm vững thông tin về căn bệnh này để có những phương pháp cứu chữa kịp thời; làm hành trang chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh.
Bạn đang thắc mắc về cách chuẩn đoán căn bệnh tràn khí màng phổi tự phát và không biết cách điều trị bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cơ chế và nguyên nhân bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Theo kết quả nghiên cứu của bộ y tế, yếu tố gây ra hiện tượng tràn khí màng phổi tự phát là do thành phế quản bị teo; các biến đổi co dãn của phế quản. Một số dây chằng dính vào màng phổi gây ra hiện tượng phổi bị xơ và teo.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tràn khí màng phổi tự phát; mỗi yếu tố đều gây ra những tác động riêng biệt lên màng phổi bao gồm:
Tràn khí màng phổi tự phát do lao
Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá cao trong các ca bệnh tràn khí màng phổi. Khi các hang lao bị vỡ ra và mủ đã chảy vào khoang màng phổi gây nên tình trạng tràn khí và viêm nhiễm. Các ổ lao nằm trên phổi có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào từ đó rất dễ hình thành hiện tượng tràn khí tự phát.
Tràn khí màng phổi tự phát không do lao
Ngoài chứng bệnh lao, các nạn nhân của căn bệnh này còn là những người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, nhiễm khuẩn; viêm phế quản, hen suyễn; ho gà; ung thư phổi,… Điều này thường xảy ra ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Hiện tượng tràn sẽ diễn ra một cách bất chợt và đôi khi vẫn không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Phân loại tràn khí màng phổi tự phát
Hiện nay, chứng tràn khí màng phổi tự phát được chia làm 3 loại chính:
Tràn khí màng phổi tự phát theo lâm sàng
Hiện tượng tràn khí này bao gồm các cấp độ là tiên phát (tình trạng xảy ra trên các bệnh nhân có màng phổi bình thường), tràn khí màng phổi tự phát thứ phát, tràn khí màng phổi tự phát thể ngạt thở (bệnh tình nguy kịch và có thể dẫn tới tử vong), tràn khí màng phổi tự phát có van (căn bệnh này rất nguy hiểm do khí tràn vào khoang màng phổi làm tăng áp lực phổi) và tràn khí màng phổi tự phát hai bên phổi.
Tràn khí màng phổi tự phát theo X quang
Căn bệnh được xác định dựa trên kết quả chụp Xquang. Thông thường chúng được chia ra thành tràn khí màng phổi tự phát toàn phần, tràn khí màng phổi tự phát khư trú và tràn khí màng phổi tự phát che lấp khi chụp X quang.
Tràn khí màng phổi tự phát theo nguyên nhân
Dựa vào tình trạng bệnh tình của nạn nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán bệnh tình do lao, do các bệnh về phổi. Nếu không thuộc hai loại trên sẽ được liệt kê vào danh sách chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng và chẩn đoán tràn khí màng phổi tự phát
Các dấu hiệu
Bệnh tràn khí màng phổi tự phát được chuẩn đoán khi bệnh nhân có các triệu chứng như lên cơn đau ngực dữ dội, khó thở kéo dài, nhịp tim đập nhanh liên hồi, đau xương bả vai, da toàn thân tím tái, nhức đầu và tụt huyết áp.
Một số bệnh nhân xuất hiện các cơn ho kéo dài, người toát mồ hôi, cơ thể khó cử động; phải nằm nghỉ một lúc lâu mới có thể lấy lại cân bằng cho cơ thể. Tất cả đó là biển hiện khi khí tràn vào màng phổi. Có những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài phút. Còn những trường hợp nặng cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
Xét nghiệm
Đo khí máu động mạch hầu hết bệnh nhân có thiếu oxy máu nhưng không cần thiết. Tràn khí tiên phát bên trái có thể làm thay đổi QRS và sóng T trước tim dễ nhầm với nhồi máu cơ tim cấp.
Chẩn đoán hình ảnh
Dựa vào hình ảnh X – quang có thể chẩn đoán tràn khí màng phổi. Màng phổi có hình viền, rãnh sườn hoàng sáng bất thường – có rãnh sâu. Một số có mức khí nước trên phim X – quang cho biết là tràn khí màng phổi tự phát.
Phim X quang thấy nhiều khí bên nửa lồng ngực bị tổn thương và các tạng trong trung thất bị đẩy về phía đối diện: Tràn khí màng phổi căng.
Chẩn đoán phân biệt
Có thể xác đinh bằng chụp X quang đối với bệnh nhân còn trẻ, cao, người mảnh khảnh và hút thuốc.
Tràn khí màng phổi thứ phát nhiều khi khó phân biệt tràn khí khu trú và bóng khí của giãn phế nang. Một số ít có triệu chứng như viêm phổi, nghẽn mạch phổi hoặc nhồi máu cơ tim.
Các biến chứng
Bệnh tràn khí màng phổi tự phát có thể gây suy hô hấp
Ít gặp hơn là ngừng tim, ngừng thở hoặc tử vong.
Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da có thể xảy ra như những biến chứng của tràn khí màng phổi tự phát. Nếu phát hiện có tràn khí trung thất cần xem xét có vỡ thực quản hay phế quản không.
Điều trị bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Quá trình điều trị tràn khí màng phổi phụ thuộc vào mức độ và bản chất nguyên nhân gây bệnh.
Tràn khí màng phổi nhỏ < 15%
- Nằm viện, nghỉ ngơi trên giường.
- Chữa trị các triệu chứng: ho, đau ngực.
- Theo dõi bằng phim X quang lồng ngực 12 – 24 giờ chụp một lần.
Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi nhỏ theo dõi trong 2 ngày ở bệnh viện là đủ. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi nhỏ ổn định trong nhiều ngày có thể được theo dõi chặt chẽ bằng phim X – quang kế tiếp mà không cần nằm viện.
Bệnh tràn khí màng phổi nhỏ tiêu đi tự nhiên do khí được hấp thu trong khoang màng phổi. Nhưng cũng có thể tiến triển không lường trước được hình thành tràn khí màng phổi căng. Tiến triển thành tràn khí màng phổi căng được tăng nhanh khi thở máy áp lực dương.
Tràn khí màng phổi căng hoặc tràn khí màng phổi lơn > 15%
Đặt ống dẫn lưu lồng ngực (ống mở lồng ngực)
Các ống nhỏ (khoảng cỡ 16) dùng cho các trường hợp tràn khí không có biến chứng nhỏ. Ống lồng ngực phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, sâu trong lọ và hút cho tới khi phổi nở.
Chọc hút màng phổi
Nếu nghi có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim to sau đó đặt ống mở lồng ngực.
Gây dính màng phổi bằng hóa chất
Được dùng để xử trí tràn khí màng phổi tự phát giai đoạn đầu. Biện pháp này gây đau, phải cho giảm đau đầy đủ bằng meperidin hoặc morphin. Bột talc là một chất dùng để gây dính màng phổi, phòng tràn khí màng phổi tái phát rất có kết qủa.
Người bệnh được khuyên ngừng thuốc và cần biết nguy cơ tái phát tràn khí là 50%.
Các đợt tái phát của tràn khí màng phổi tự phát
Chỉ định soi lồng ngực hoặc mở lồng ngực mở khi bị tràn khí màng phổi hai bên; các đợt tái phát và không thể đặt được ống mở màng phổi lần thứ nhất (phổi không nở lại được hoặc có dò khí).
Phẫu thuật cho phép quan sát được các bóng có cuống bị vỡ gây ra tràn khí màng phổi và giảm được rất nhiều nguy cơ tái phát.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân viêm phổi pneumocystis
Xử trí tràn khí màng phổi trong trường hợp này còn là thử thách của y học. Dùng ống lồng ngực nhỏ nối với van Heimlich có thể cho phép bệnh nhân về nhà, có thể phải mổ.
Tiên luợng
Khoảng một nửa bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát bị tái phát sau khi đặt ống mở màng phổi lần đầu. Tái phát sau mở ít gặp. Điều trị có kết qủa, không có biến chứng lâu dài
Tràn khí màng phổi tự phát là một căn bệnh khá nguy hiểm, hãy nắm vững các thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời nhé!
Xem thêm: Người bệnh huyết áp cần biết gì về tinh bột và chất xơ?
Tin mới nhất
- Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP)
- Viêm da mủ hoại thư: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tổn thương
- Ung thư tai ngoài: Triệu chứng và cách điều trị
- Xạ trị ung thư cổ tử cung và thông tin cần biết
- Bí Quyết Có Một Lá Gan Khỏe Với Nấm Linh Chi Mỗi Ngày
- Cách chữa yếu sinh lý bằng giá đỗ – Khỏe người, khỏe tinh trùng
- Tác dụng của nấm lim xanh tự nhiên trong hỗ trợ điều trị ung thư
- Tuổi dậy thì bắt đầu từ năm bao nhiêu tuổi và kéo dài bao lâu?
- Triderma Diabetic Foot Defense® Healing Cream
- Bạn biết gì về công nghệ gen để tạo ra đứa bé hoàn hảo?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Top 8 loại thuốc trị đau xương khớp Hàn quốc 2000 tốt nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ăn gì để sinh con gái theo ý muốn? Xem ngay kẻo lỡ!
- TIN TỨC UNG THƯ 12 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cả nhà
- TIN TỨC UNG THƯ Những lưu ý đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn cuối