Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đó là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi tình trạng bệnh lý này ngày càng trở nên phổ biến. Hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới không chỉ khiến cho chị em gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu mà cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Mời bạn cùng lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác nhé!
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?
Tiểu ra máu ở phụ nữ là hiện tượng máu có lẫn trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu trắng hoặc hơi ngả vàng bị chuyển sang màu đỏ, màu hồng hoặc màu cola. Nhiều trường hợp, người bệnh sẽ có biểu hiện nóng rát, tiểu buốt, nước tiểu lợn cợn,…
Triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ có thể dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có thể kể đến như:
1. Tiểu ra máu do sỏi tiết niệu
Khi các khoáng chất dư thừa không được đi tiểu hết sẽ hình thành trong bàng quang và thận, lâu ngày tạo thành sỏi. Sỏi có thể làm trầy xước, rách niêm mạc đường tiết niệu và các bộ phận liên quan khác.
Chính từ những vết thương này, máu có thể bị hòa lẫn vào với nước tiểu và gây ra hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ. Khi bị sỏi đường tiết niệu, ngoài bị đi tiểu ra máu, người bệnh còn có triệu chứng như đi tiểu buốt, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi, nước tiểu xuất hiện các màu như đỏ, hồng, nâu,…
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây cũng là một trong những nguyên nhân tiểu ra máu ở phụ nữ. Theo thống kê của Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ có ít nhất 40 – 60% chị em phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguyên nhân xảy ra nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào bên trong niệu đạo và ống dẫn tiểu. Khi bị căn bệnh này, bạn có thể thấy xuất hiện tiểu buốt, nước tiểu có mùi, đau ở vùng thắt lưng, bụng, xương chậu, tiểu buốt ra máu dữ dội ở bụng dưới của nữ giới.
3. Tiểu ra máu ở phụ nữ do ung thư thận bàng quang
Chị em đi tiểu ra máu cũng có thể là do bị ung thư thận hoặc bàng quang. Biểu hiện của bệnh lý này không liên tục, ngày có, ngày không và kèm theo biểu hiện: Đi tiểu nhiều lần, đau lưng dưới, sút cân không rõ nguyên nhân, sưng bàn chân, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Do đó, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt và không nên đợi triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ xuất hiện lại thì mới đi khám.
4. Mắc các bệnh lý về máu
Một số bệnh lý về máu cũng có thể là nguyên nhân tiểu ra máu ở phụ nữ. Bạn có thể gặp các bệnh như: Bạch cầu cấp tính, bạch cầu mãn tính, máu khó đông,… Khi gặp các bệnh về máu bạn sẽ có các triệu chứng đi kèm theo như nổi mẩn dưới da, chảy máu chân răng,…
5. Lạc nội mạc tử cung gây tiểu ra máu ở phụ nữ
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh có liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, lớp lót ngoài của tử cung,… Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do các mô phát triển bên ngoài tử cung, mà đúng ra chúng phải phát triển ở bên trong tử cung.
Khi bị nội mạc tử cung, chị em không chỉ thấy tiểu ra máu mà còn cảm thấy đau nhức vùng dưới lưng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
6. Do nhiễm trùng âm đạo
Nhiễm trùng âm đạo là tình trạng số lượng tạp khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức, gây kích ứng, viêm âm đạo. Căn bệnh này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới niệu đạo và bàng quang.
Một số biểu hiện của nhiễm trùng âm đạo chị em có thể nhận biết như: Tiểu ra máu ở phụ nữ, tiểu buốt, tiểu rắt, ngứa rát âm đạo, dịch tiết âm đạo bất thường, vùng da quanh âm hộ viêm, tấy đỏ, đau khi quan hệ,…
7. Mắc các bệnh xã hội
Ngoài những nguyên nhân kể trên, khi mắc một số căn bệnh xã hội cũng có thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ. Một số bệnh xã hội gây ra tình trạng này có thể kể đến như: Giang mai, sùi mào gà, rộp sinh dục,…
Tiểu ra máu ở phụ nữ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu rất nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ? Để giúp bạn hiểu rõ hơn phần tiếp theo sẽ cung cấp đến bạn thông tin cụ thể.
Tiểu ra máu ở nữ giới có nguy hiểm không?
Như thông tin phần trên được chia sẻ, có thể thấy rằng hiện tượng tiểu ra máu ở phụ nữ bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm. Khi thấy hiện tượng tiểu ra máu chị em sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nếu không điều trị và khắc phục sớm, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng như:
- Gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là mỗi lần đi tiểu xong phụ nữ sẽ cảm thấy đau buốt, đau nhói dữ dội.
- Tiểu buốt ra máu do ung thư bàng quang có thể khiến cho chị em bị suy thận, viêm bể thận nếu như không được điều trị đúng cách.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng vì nữ giới ngại gần gũi nên dễ khiến cho hôn nhân rạn nứt.
- Khiến cho chị em phải đối mặt với hiện tượng chóng mặt, người mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.
- Tiểu ra máu ở phụ nữ còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể gây vô sinh – hiếm muộn vì các bệnh lý có thể làm viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung,…
Tiểu ra máu khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Khi gặp hiện tượng tiểu ra máu, không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là có các triệu chứng đi kèm như: Đau dữ dội ở lưng dưới, bụng dưới, xương chậu, táo bón, buồn nôn,… thì chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Việc thăm khám sớm sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán được chính xác và đưa ra phương hướng điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì vậy, chị em nên đề cao cảnh giác, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở phụ nữ
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường bạn cần tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa xác định bệnh và điều trị sớm. Một số cách giúp chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở phụ nữ có thể kể đến như:
- Chụp CT, cộng hưởng từ MRI cho phép đánh giá chính xác tình trạng bệnh
- Siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện sỏi, khối u cũng như vị trí bị chảy máu
- Xét nghiệm tế bào học nước tiểu tìm máu vi thể hoặc tế bào ung thư
Cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ
Sau khi được chẩn đoán chính xác, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, chị em nên áp dụng các biện pháp điều trị các sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh có thể điều trị căn bệnh này.
Cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ bằng thảo dược thiên nhiên
Chữa tiểu ra máu ở phụ nữ bằng các nguyên liệu thiên nhiên là cách được nhiều chị em tin dùng nhất. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả và không gây tác dụng phụ mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Vì vậy, khi gặp tình trạng tiểu ra máu ở thể nhẹ bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau để chữa bệnh ngay tại nhà:
Chữa tiểu ra máu bằng bột sắn dây
Theo Đông y, bột sắn dây có tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị bệnh tiểu đường nên được sử dụng để điều trị tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 10g bột sắn dây và hòa với khoảng 200ml nước để uống mỗi ngày.
- Uống liên tục trong 10 ngày sẽ thấy tình trạng tiểu ra máu thuyên giảm, đem lại hiệu quả tốt.
Chữa tiểu ra máu bằng râu ngô
Thành phần của râu ngô có tác dụng thanh nhiệt và giúp lợi tiểu rất tốt. Nếu n
hư bạn bị tiểu buốt, tiểu ra máu thì không nên bỏ phương pháp điều trị bệnh này.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị râu ngô và đem rửa sạch sau đó cho vào nồi đun cùng với nước khoảng 5 phút thì có thể tắt bếp.
- Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để kiểm soát tình trạng bệnh trên, có thể dùng để thay thế nước lọc.
Chữa tiểu ra máu ở phụ nữ bằng rau mồng tơi
Rau mồng tơi không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam mà nó còn giúp chữa bệnh rất hiệu quả. Theo y học, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không có độc tố có thể giúp nhuận tràng. Do đó, trong dân gian thường sử dụng loại rau này để chữa các bệnh lý như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt,…
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá rau mồng tơi rồi đem rửa sạch với nước muối pha loãng nhằm làm sạch và loại bỏ tạp chất.
- Đem lá mồng tơi vào đun cùng với một ít nước để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Kiên trì sử dụng trong một thời gian bạn sẽ tình trạng tiểu ra máu được cải thiện và không còn đi tiểu rắt như trước. Tuy nhiên, với những người bị lạnh bụng, đại tiện lỏng thì không nên sử dụng cách này.
Sử dụng mật ong và giấm táo
Mật ong và giấm táo đều là những thành phần cực kỳ quen thuộc có trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ngoài là gia vị thiết yếu thì nhiều người không biết được răng chúng vô cùng hữu ích trong việc điều trị chứng tiểu buốt ra máu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 3 muỗng mật ong, 1 thìa dấm táo.
- Thêm một chút nước ấm vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều.
- Dùng nước mật ong và dấm táo để uống hàng ngày.
Lưu ý: Tuy bài thuốc mang lại độ hiệu quả cao nhưng không phù hợp với người bị nhiệt, thường xuyên bị nóng trong. Bởi mật ong ngoài tính kháng viêm, sát khuẩn cao còn có tính nóng nên có thể làm tăng tình trạng bệnh.
Cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ bằng thuốc Tây y
Các trường hợp bị tiểu ra máu nhẹ, xuất hiện không thường xuyên bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với thuốc đặc trị. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà liều dùng và cách dùng thuốc sẽ có sự khác nhau. Các loại thuốc Tây y được bác sĩ kê sẽ giúp làm giảm triệu chứng tiểu ra máu, hạn chế tình trạng sưng tấy, tổn thương, làm giảm đau trong một số trường hợp cần thiết. Cụ thể:
Do sỏi bàng tuan, sỏi thận, sỏi niệu quản:
- Thuốc giảm đau: No – spa dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin,…) hoặc nhóm cephlosporin (cefixim, ceftriaxon, ceftazidim, cefoperazon,…) theo đường uống hoặc tiêm truyền.
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid dạng uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Lưu ý: Trong trường hợp nặng hơn, sỏi quá to không thể dùng thuốc được thì phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ.
Do chấn thương thận, niệu đạo:
- Thuốc giảm đau dạng uống: No – spa, paracetamol, meteospamyl, diclofenac.
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid dạng uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin,…) hoặc nhóm cephlosporin (cefixim, ceftriaxon, ceftazidim, cefoperazon,…) theo đường uống hoặc tiêm truyền.
Do nhiễm khuẩn tiết niệu:
- Chủ yếu dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ mới.
- Thuốc giảm đau dạng uống: No – spa, paracetamol, meteospamyl, diclofenac.
Do thoái vị niệu quản, u bàng quang, polyp bàng quang:
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid dạng uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
- Thực hiện một số giải pháp để điều trị khối u, polip thì mới giải quyết được chứng tiểu ra máu.
Do viêm cầu thận:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
- Corticoid.
Lưu ý: Không dùng các thuốc có tác dụng cầm máu và chỉ dùng thuốc đặc trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Do lao đường tiết niệu, lao thận:
- Rimifon.
- Rifamycin.
- Ethambutol.
- streptomycin.
- Pyrazinamid.
Lưu ý: Trong trường hợp đái ra máu nhiều thì có thể dùng thêm thuốc tranexamic acid hoặc truyền máu.
Do ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt:
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid dạng uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
- Thuốc flutamid (chất chống androgen đặc hiệu).
- Thuốc goserelin ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH làm tăng testosteron trong máu.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định về liều lượng, thời gian. Tuyệt đối không tự ý thay đ
ổi thuốc hay ngưng liệu trình khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị để tránh những biến chứng về sau.
Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng bài thuốc Đông y là cách chữa tiểu ra máu ở phụ nữ được nhiều chị em phụ nữ tin dùng bởi độ an toàn cao, tuy nhiên tác dụng thường lâu hơn so với thuốc Tây y. Việc điều trị tiểu ra máu bằng Đông y cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh và sự chỉ định của thầy thuốc, lương y để đạt được hiệu quả cao nhất.
Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu ra máu ở nữ giới bạn có thể áp dụng như:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g, sinh địa, mộc hương, cam thảo đất mỗi vị 12g, tam thất 4g.
- Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Hoàng bá, quy bản, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g, tri mẫu, chi tử mỗi vị 8g, thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g.
- Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị: Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp, kỷ tử mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi 16g, a giao 8g.
- Người bệnh sắc uống 2 lần hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Chữa tiểu ra máu bằng món ăn
Nếu bạn bị tiểu ra máu và cảm thấy vô cùng lo lắng về hiện tượng này, thì những món ăn đơn giản sau đây sẽ là giải pháp giúp tình trạng bệnh của chị em được thuyên giảm một cách hiệu quả.
Canh quả hồng chữa tiểu ra máu ở phụ nữ
- Nguyên liệu: 2 quả hồng, 30g mao căn, 6g cỏ bấc đèn, đường cát trắng
- Cách thực hiện: Bạn đem tất cả những nguyên liệu trên rửa sạch, sau đó cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi khoảng 15 – 20 phút.
- Cách sử dụng: Dùng nguội và pha thêm đường theo khẩu vị, chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và tối. Người bệnh có thể ăn cả quả hồng để bài thuốc đạt được hiệu quả cao hơn. Kiên trì thực hiện trong 5 – 7 ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Mướp đắng nấu lươn vàng
- Nguyên liệu: 200 – 300g mướp đắng, lươn vàng 200g.
- Cách thực hiện: Lươn sơ chế, làm sạch, mướp đắng bỏ hết phần hạt và rửa sạch. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi đun vào cho thêm khoảng 500ml nước và nêm gia vị vừa đủ.
- Cách sử dụng: Ăn vào bữa trưa, tối sẽ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết và chữa tiểu ra máu ở phụ nữ hiệu quả.
Canh rau muống
- Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị rau muống khoảng 500g, mật ong nguyên chất 50g.
- Cách thực hiện: Rau muống rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi thêm 500ml nấu nhừ. Bạn chắt lấy nước, bỏ bã bã và tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào là được.
- Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối không chỉ chữa tiểu ra máu, chảy máu cam mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Cách phòng ngừa tiểu ra máu ở phụ nữ
Để có thể phòng ngừa tiểu ra máu ở phụ nữ, bạn cần phải làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh gây ra nó. Các biện pháp cụ thể bao gồm như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là sau khi quan hệ, những ngày bị kinh nguyệt. Không nên thụt rửa âm đao bằng nước tẩy rửa mạnh.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, một vợ một chồng. Khi quan hệ có thể dùng bao cao su để tránh bị lây các căn bệnh truyền nhiễm.
- Để tránh tiểu ra máu ở phụ nữ, chị em nên đi vệ sinh sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Thường xuyên bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, tăng cường vận động và có lối sống lành mạnh.
- Uống nhiều nước (1,5 – 2 lít nước/ngày) và không nên uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát và không mặc đồ bị ẩm ướt.
- Mỗi khi đi vệ sinh hoặc tắm xong bạn nên lau khô vùng kín để không bị ẩm ướt, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm có hại phát triển.
- Không nên nhịn đi tiểu, mỗi lần đi tiểu cần loại bỏ hết ra khỏi bàng quang để tránh tạo sỏi.
Trên đây là những thông tin vấn đề triệu chứng đi tiểu ra máu ở phụ nữ. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức cơ bản về cách phòng và điều trị bệnh tiểu ra máu hiệu quả. Chúc bạn có một một sức khỏe thật tốt và đừng quên chia sẻ bài viết cho những người thân xung quanh nếu họ cũng đang gặp phải tình trạng này nhé.
Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tin mới nhất
- Selen Là Gì? Tác Dụng Chữa Bệnh Của Selen Có Đúng Sự Thật?
- Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh nhất?
- Thèm ăn khi mang bầu liệu có tốt không mẹ ơi?
- Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch
- Bỏ túi top 7 địa chỉ bán đông trùng hạ thảo Hà Nội uy tín chất lượng nhất
- Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không, điều trị thế nào? [Chi Tiết]
- Tác hại của thuốc xịt muỗi với trẻ nhỏ: Cẩn thận hậu quả khôn lường
- Cách tránh thai an toàn tự nhiên chị em học ngay kẻo thiệt
- Bệnh phụ khoa dai dẳng cũng “chào thua” bài thuốc “KẾT TINH” từ 50 thảo dược quý
- Chi phí chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung theo giai đoạn bệnh