Ho ăn mực được không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?
Mực tươi hay mực khô đều có hương vị đặc trưng, vừa có thể sử dụng làm món ăn hàng ngày vừa dùng làm món nhậu. Tuy nhiên, khi bị ho ăn mực được không vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Người cho rằng mực là hải sản rất kỵ với bệnh ho. Người khác lại nói mực chứa nhiều dinh dưỡng giúp giảm thiểu hiện tượng đau rát cổ họng. Ý kiến nào mới chính xác? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Ho ăn mực được không?
Theo quan niệm dân gian, không chỉ mực mà các loại thực phẩm thuộc nhóm hải sản đều không được ăn khi có dấu hiệu bị ho. Thực tế có rất nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề ho ăn mực được không. Nhiều người chỉ biết tránh mà không hề tìm hiểu rõ thực hư như thế nào. Vậy câu trả lời chính xác là gì?
Mực có 2 loại là mực khô và mực tươi. Loại tươi được chiên, xào, nấu ăn kèm cơm còn loại khô thường nướng để ăn nhậu. Dù ở dưới dạng nào thì thực phẩm này cũng chứa rất nhiều dưỡng chất như kẽm, mangan, chất đạm…
Các chất này khi vào cơ thể vừa tốt cho hệ vận động lại giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vậy thì thắc mắc bị ho ăn mực được không của bạn đã có được lời giải đáp.
Ho có thể ăn mực nhưng cần phải được chế biến một cách cẩn thận. Với mực tươi hạn chế không chiên xào còn mực khô thì không nên nướng. Cần loại bỏ mai, những phần cứng trên thân mực chỉ lấy phần mềm để tránh cọ vào cổ họng, gây ngứa, tổn thương cổ họng. Người bị ho kèm dị ứng hải sản không nên sử dụng.
Hướng dẫn chế biến món ăn từ mực khi bị ho
Ho ăn mực được không? Ho được ăn mực nhưng bạn phải chọn lựa và chế biến thực phẩm phù hợp. Một số món ăn gợi ý dưới đây sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bữa cơm hàng ngày của gia đình bạn.
Mực ống hấp gừng
Bạn “đau đầu” không biết nên nấu món gì khi bị ho? Hãy thử trải nghiệm mực ống hấp gừng đảm bảo vừa dễ làm lại tốt cho cổ họng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Mực tươi: 3 con
- Gừng: 1 củ
- Hành lá: 50g
- Hành tây: nửa củ
- Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, bột ngọt…
- Dụng cụ: nồi, bát, muôi múc…
Các bước tiến hành
- Bước 1: Sơ chế tất cả các loại nguyên liệu đã chuẩn bị bằng nước sạch.
- Bước 2: Mực sau khi rửa có thể để nguyên con nếu mực nhỏ hoặc cắt thành nhiều miếng vừa ăn với loại mực to. Gừng nạo vỏ, cắt dạng sợi còn hành lá cắt tầm 1cm. Hành tây thái thành những miếng nhỏ, theo hình lưỡi liềm nhưng không thái quá mỏng.
- Bước 3: Đem ướp mực với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu và 1 thìa dầu hào. Nếu ăn mặn có thể cho thêm ⅓ thìa nước mắm.
- Bước 4: Đổ nước vào nồi hấp mực cách thủy. Hấp khoảng 5 phút thì tiếp tục đổ phần gừng, hành lá và hành tây đã thái nh
ỏ vào bên trong. - Bước 5: Tiếp tục hấp trong thời gian tầm 15 phút và tắt bếp bạn sẽ có được món mực ống hấp gừng thơm ngon đúng điệu.
Cháo mực khô
Cháo mực khô cũng là một gợi ý không tồi cho những ai đang điều trị căn bệnh ho. Cháo có tác dụng giải cảm, khi ăn vị thanh nhẹ, chế biến cũng đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Mực khô: 3 con
- Gạo tẻ: ½ bát
- Gạo nếp: ¼ bát
- Tiết lợn: 1 bát con
- Hành khô: 50g
- Hành lá: 50g
- Giá đỗ: 200g
- Gừng: 1 củ
- Rượu trắng
- Gia vị: Tiêu, hạt nêm, mắm…
- Dụng cụ: Nồi, bá con, muôi múc…
Các bước tiến hành
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với nước. Mực sau khi rửa đem ngâm rượu trắng pha loãng trong thời gian khoảng 1 tiếng. Chỉ lấy phần thân mực, phần đầu tách riêng ninh với xương.
- Bước 2: Mực mềm thì rửa lại với nước, cắt thành những miếng nhỏ theo dạng sợi cho dễ ăn.
- Bước 3: Tiến hành vo gạo nếp và gạo tẻ. Trộn lẫn gạo với nhau, để ráo nước và rang trên bếp bằng một chút dầu ăn đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý chỉ cần rang tối đa 7 phút để gạo có mùi thơm nhẹ là được.
- Bước 4: Đổ nước xương và râu mực vào nồi gạo đun sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa để hạt gạo chín đều, nở bung.
- Bước 5: Gừng cạo sạch vỏ, sử dụng dao để thái sợi thanh mảnh, hành khô thái nhỏ. Giá đỗ ngâm với một nước vo gạo trong 15 phút sau đó rửa sạch. Thay vì nước vo gạo có thêm ngâm bằng nước muối cũng được.
- Bước 6: Phi thơm hành và gừng đã cắt nhỏ trên chảo nóng rồi cho mực vào xào cùng. Thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bước 7: Luộc chín tiết lợn sau đó vớt ra và cắt thành những miếng vừa ăn. Thời gian luộc tiết kéo dài tầm 10 phút là xong.
- Bước 8: Cháo ninh nhừ thì đổ mực xào vào nồi cho chút muối ăn, hạt nêm. Thỉnh thoảng đảo để cháo không bị cháy. Ninh tầm 10 đến 15 phút là hoàn thành.
- Bước 9: Múc cháo ra bát là bạn có thể thưởng thức luôn. Cháo ăn ngon nhất là khi còn nóng.
Ngoài 2 món ăn trên đây còn rất nhiều món ăn từ mực bạn có thể chế biến để thưởng thức khi bị ho mà không làm ảnh hưởng đến cổ họng. Cháo mực vừa dễ ăn vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt. Có thể thay thế mực khô bằng mực tươi nhưng không nên thái sợi mà hãy cắt thành từng khoanh nhỏ mực không bị nát.
Lưu ý với bệnh nhân ho khi ăn mực
Sau khi xác định được ho có ăn được mực không với các thông tin trên đây, một điều bạn cần quan tâm đó là làm sao ăn mực cho đúng cách. Không ăn một cách bừa bãi, không ăn quá nhiều và đặc biệt cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng nhất sau đây.
Tuyệt đối không ăn mực khi chưa được nấu kỹ
Bộ y tế khuyến cáo, mỗi người cần phải ăn chín, uống sôi mới đảm bảo được sức khỏe. Mực cũng giống như nhiều món ăn khác không được thưởng thức khi còn sống hay nấu chưa kỹ.
Thành phần peptide có trong loại thực phẩm này gây rối loạn tiêu hóa, không tốt cho dạ dày. Khi nấu nước chỉ nên nấu với lửa vừa phải để mực chín từ từ không để lửa to sẽ làm mực nát, mất đi độ giòn.
Không ăn mực kèm uống bia quá nhiều
Với câu hỏi bị ho có ăn mực được không câu trả lời sẽ là có nếu như bạn không uống bia kèm theo. Nhiều người vẫn giữ thói quen ăn nhậu với đầy đủ 2 loại này mà không biết đến các tác hại có thể xảy đến với cơ thể.
Trong mực có chứa các thành phần như glucosinolates và bismuth khi gặp phải vitamin B1 có trong bia sẽ làm quá trình chuyển hóa purine nucleotide diễn ra nhanh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật, bệnh gout kèm theo các triệu chứng như mẩn ngứa, sưng đỏ.
Phòng tránh bệnh ho tái phát
Bệnh ho tuy không quá nghiêm trọng nhưng sau khi khỏi nguy cơ tái phát cao. Nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên nguy cơ tái phát ho sẽ cao hơn so với người trưởng thành.
Để ngăn ngừa tình trang này, nên làm theo các lưu ý dưới đây:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Trẻ nhỏ bị ho cần mặc đủ ấm, nhất là các vùng như cổ, mũi, tai, tay, chân. Khi vào hè thời tiết oi ả có thể dùng quạt hoặc máy lạnh. Tuy nhiên, không xả thẳng vào mặt sẽ làm cơ thể nhiễm hàn khí, cơn ho kéo dài và dai dẳng hơn. Nếu bật điều hòa, nhiệt độ nên để trên 26 độ C.
- Giữ vệ sinh cơ thể, dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ. Nhất là với những gia đình có nuôi chó mèo càng cần phải cẩn thận.
- Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia… không tiếp xúc gần với những người đang hút thuốc lá.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung hoa quả đầy đủ khi bị ho. Ho làm cơ thể nhức mỏi vậy nên bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, tuyệt đối không được nhịn ăn, bỏ bữa.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày. Nước muối có tác dụng kháng viêm, phòng chống bệnh phổi và sát khuẩn. Mỗi ngày nên súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên duy trì các bài tập thể thao hàng ngày bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý. Bạn chỉ cần tập các bài đi bộ, chạy bền nhẹ nhàng không cần quá sức.
- Ho ăn hải sản được không? Không chỉ mực mà các loại như tôm, cá… đều ăn được chỉ là chế biến như nào và liều lượng ra làm sao.
Ho ăn mực được không, có lẽ qua bài viết trên đây bạn cũng đã có được câu trả lời chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn chế biến cùng mực để gia tăng hương vị cho bữa cơm hàng ngày. Điều cuối cùng là hãy thường xuyên tập luyện các bài tập thể thao phù hợp để có được sức khỏe dẻo dai.
Xem thêm: Cửa sổ thụ thai: Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất
Tin mới nhất
- Bệnh ho: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?
- Không cho kết hôn, người cha bị chính con gái kiện ra tòa
- Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị
- CT cột sống cổ
- Bốc hỏa, mất ngủ do tiền mãn kinh, mãn kinh không còn là nỗi lo của chị em nhờ bài thuốc thảo dược quý
- Review bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang chữa nổi mẩn đỏ tại Quân dân 102
- TƯ TƯỞNG CỦA LÃO TRANG VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN P1
- Đau cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- TOP 10 thuốc trị mẩn ngứa được bác sĩ khuyên dùng
- Phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB có mang lại hiệu quả không? Những điều bạn cần biết
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt? Top 10 loại an toàn, hiệu quả cao
- TIN TỨC UNG THƯ Nước điện giải là gì? Công dụng, phân loại và địa chỉ mua
- TIN TỨC UNG THƯ Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Chuyên gia giải đáp
- TIN TỨC UNG THƯ Mang thai giả: Bệnh lý hay bản thân đang “tự lừa mình”?