Dấu hiệu cảnh báo người sắp đột quỵ ai cũng phải biết

Đột quỵ bệnh lí nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương não, liệt người, nguy hiểm có thể gây tử vọng. Chính vì thế cần phải ghi nhớ những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sau để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nắng nóng, coi chừng đột quỵ

Đã tìm ra 5 bước cơ bản để ngăn ngừa đột quỵ

‘Siêu thực phẩm’ ngừa tim mạch, ung thư, đột quỵ

Chỉ gác chân lên tường cũng giúp chống đột quỵ, đùi thon, bụng phẳng và vòng 3 hoàn hảo

Bí quyết giúp điều hòa nhịp tim ngăn ngừa đột quỵ

Đột quỵ, tai biến mạch máu não: Bệnh lý có thể gây tử vong tức thì

Sự thật về đột quỵ mà tất cả chúng ta đều không biết?!

Làm thế nào để nhận ra đột quỵ và cách ngăn chặn tác hại của nó?

Tai biến mạch máu não hay còn được biết đến với tên gọi đột quỵ là triệu chứng bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của cục máu đông bên trong mạch máu não, khiến não tổn thương, ngưng hoạt động và dẫn đến tử vong.

Thông thường có hai nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Một là do việc nhồi máu não (tắc nghẽn) của các dòng máu di chuyển lên để nuôi não. Hai là hiện tượng chảy máu não (vỡ mạch) dẫn đến việc máu trong lòng mạch di chuyển ra bên ngoài sau đó tràn vào mô não gây phá hủy và chèn ép các mô não.

Đột quỵ có thể xảy ra do hai nguyên nhân là nhồi máu não (tắc nghẽn) hoặc chảy máu não (vỡ mạch)

Đặc biệt, đột quỵ có thể tấn công bất kì đối tượng, nhóm tuổi nào, chính thế việc nhận biết càng sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ càng gia tăng cơ hội ngăn chặn và chiến thắng được bệnh.

Dưới đây cách nhận biết đột quỵ qua dấu hiệu mà bạn nên chú ý:

1. Liệt một bên mặt

Nếu chẳng may mỗi ngày nào đó khi ngủ dậy bạn cảm thấy một bên cơ mặt của mình không còn cảm giác, việc cử động vô cùng khó khăn hoặc bị tê liệt hoàn toàn khiến nụ cười trên gương mặt cũng trở nên méo mó, lệch một bên thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải chứng đột quỵ. Biểu hiện đó chứng tỏ các dây thần kinh trên mặt bạn tê liệt, hư hỏng do thiếu oxy.

Khi cảm thấy một bên cơ mặt không còn cảm giác, việc cử động vô cùng khó khăn hoặc bị tê liệt hoàn toàn thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải chứng đột quỵ.

2. Tay yếu không còn sức lực

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tiếp theo có thể kể đến là hiện tượng cánh tay thường xuyên bị tê hoặc yếu không còn nhiều sức lực như trước, khiến việc giơ lên cao, và mọi cử động cũng trở nên khó khăn.

3. Nói năng khó khăn

Khi chức năng nói của bạn có vấn đề bằng việc thường xuyên nói lắp, nói không thành lời khiến việc giao tiếp gặp khó khăn, rất có thể nguồn cung cấp máu đến một phần của não bộ, chịu trách nhiệm về lời nói của bạn đã bị ngăn chặn bởi cục máu đông. Vì thế khi phát hiện dấu hiệu này bạn cần phải nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của y học, nếu không rất có thể bạn sẽ mất hoàn toàn khả năng nói.

Khi chức năng nói của bạn có vấn đề bằng việc thường xuyên nói lắp, nói không thành lời khiến việc giao tiếp gặp khó khăn… đó là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thẻ xảy ra. (Ảnh minh họa)

4. Tê liệt một bên cơ thể

Biến chứng cụ thể của đột quỵ là làm yếu hoặc liệt một bộ phận nào đó trên cơ thể, thậm chí là liệt một bên cơ thể. Những trường hợp bị đột quỵ cần có sự can thiệp kịp thời của y học nếu không sẽ bị liệt suốt đời.

5. Thị giác giảm

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể nhận biết là tình trạng mờ mắt hoặc mắc rối loạn thị giác ở một bên hay cả hai mắt. Vì những cục máu đông chèn ép dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não, khiến tầm nhìn gặp khó khăn.

6. Chóng mặt, nhức đầu

Đây là dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, nguyên nhân là do não bộ không nhân đủ oxy để hoạt động.

7. Đi lại khó khăn

Bổng nhiên gặp khó khăn trong việc di chuyển, mặc dù khoảng cách từ điểm xuất phát đến đích không là bao nhưng lại gây rất nhiều khó khăn đối với bạn. Lúc này bạn nên thận trọng vì đó rất có thể là bạn đang bị đột quỵ.

Bổng nhiên gặp khó khăn trong việc di chuyển. Lúc này bạn nên thận trọng vì đó rất có thể là bạn đang bị đột quỵ.

8. Mất trí nhớ

Mất trí nhớ chỉ xảy ra khi một phần của bộ não đảm nhiệm vai trò lưu trữ bộ nhớ bị ảnh hưởng. Những người mắc chứng đột quỵ thường xuyên rơi vào trạng thái lúc nhớ lúc quên, thậm chí là không còn nhớ những chuyện cũ.

9. Thay đổi hành vi

Những người đột quỵ thường xuyên có cảm giác khó chịu, giận dữ, lo lắng nhầm lẫn bởi trung tâm não bộ điều phối mọi hành vi bị tác động nặng nề.

***

Cách phòng ngừa đột quỵ

Để phòng ngừa đột quỵ và bảo vệ sức khỏe bạn nên từ bỏ mọi thói quen xấu và sống lành mạnh hơn.

Ổn định huyết áp ở những người có triệu chứng huyết áp cao: vì chính việc thường xuyên sống với một mức huyết áp cao quá ngưỡng cho phép sẽ làm tăng khả năng đứt mạch máu não. Cho nên để phòng ngừa đột quỵ việc cần làm là nên ổn định huyết áp trước tiên.

Ổn định đường huyết: Tiểu đường chính là tác nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó làm thiếu máu lên não. Chính vì thế nên ổn định đường huyết nếu muốn ngăn chặn đột quỵ.

Từ bỏ thuốc lá: Việc này không chỉ tốt cho phổi còn giảm thiểu hiệu quả nguy cơ dẫn đến đột quỵ, vì thuốc lá sẽ làm phát sinh những căn bệnh mạch máu não.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol cùng muối, để duy trì thể trạng và sức khỏe bền vững.

Thường xuyên vận động: Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 phút để tập luyện thể dục, cải thiện sức đề kháng chống lại sự tấn công của bệnh.

Những thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Cá: là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch vì chúng có chứa lượng lớn các axit béo omega-3 giúp có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, củng cố thành mạch máu vững vàng và khỏe mạnh hơn.

Chính vì thế, mỗi người nên bổ sung vào thực đơn của mình từ 2 đến 3 bữa ăn có cá mỗi tuần, để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những cơn đột quỵ bất chợt. Những loại cá tốt cho tim mạch bạn nên sử dụng là cá hồi, cá ngừ, cá thu…

Cá là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch vì chúng có chứa lượng lớn các axit béo omega-3 giúp có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Thực phẩm giàu folate: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống giàu folate có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người lên đến 20%. Danh sách các thực phẩm có hàm lượng lớn folate bạn có thể sử dụng là: đậu, các loại rau có màu sẫm, măng tây, bơ, củ cài, cà rốt…

Yến mạch, đậu nành và hạnh nhân: là những thực phẩm tuyệt vời nhằm mang đến một lượng mỡ máu ở mức hoàn hảo, giúp làm giảm nhanh chóng các cholesterol xấu có trong cơ thể, từ đó giải quyết tình trạng cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu làm đột quỵ.

Thực phẩm bổ sung magiê: Thường xuyên sử dụng các thực phẩm cung cấp magiê sẽ giúp cơ thể loại bỏ hoàn toàn các cục máu đông, khiến máu huyết lưu thông dễ dàng hơn. Đồng thời, bổ sung nhiều magiê cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quy do nguyên nhân huyết áp cao.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đột quỵ có thể khiến một con người lành lặn, khỏe mạnh bổng chốc trở thành tàn phế nằm một chỗ. Chính vì thế, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ sẽ giúp việc can thiệp và điều trị dễ dàng hơn. Hãy luôn ghi nhớ những và biết cách nhận biết đột quỵ qua để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Nguồn: http://www.suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dau-hieu-canh-bao-nguoi-sap-dot-quy-ai-cung-phai-biet-26149/

Xem thêm: Vương Gút Khang là sản phẩm gì? Có tốt không?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!