Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hoa quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có khả năng khắc phục cơn đau, táo bón và tình trạng khó khăn khi đại tiện ở người bị trĩ. Vậy bệnh nhân trĩ nên ăn hoa quả gì để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị?

  • “Nằm lòng” những nguyên tắc này khi tự điều trị bệnh trĩ tại nhà
  • Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Chữa bệnh trĩ cho người hiện đại bằng y học cổ truyền
  • Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cùng chương trình Kinh tế số – VTC2 chuyên đề Chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bệnh nhân trĩ nên ăn hoa quả gì?

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề xảy ra ở cơ quan tiêu hóa dưới. Bệnh hình thành do mạch máu ở trực tràng – hậu môn bị giãn quá mức, dẫn đến tình trạng ứ huyết và sưng viêm.

Vì tổn thương xảy ra ở phần cuối của hệ tiêu hóa nên bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân trĩ nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Trong đó, hoa quả được đánh giá là nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh lý này.

Dưới đây là một số loại hoa quả có khả năng làm giảm tổn thương mạch máu và hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó đại tiện, đau rát, táo bón,… do bệnh trĩ gây ra.

1. Việt quất giúp bảo vệ thành mạch

Việt quất có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều loại vitamin như vitamin K, C và A. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, việt quất có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng khó tiêu và táo bón.

Nếu thường xuyên bổ sung việt quất vào chế độ ăn, bạn có thể hạn chế được tình trạng táo bón và đau rát khi đại tiện.Từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch ở thành hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ.

Hoạt chất anthocyanin trong việt quất có tác dụng bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa oxy hóa

Ngoài ra, anthocyanin – một flavonoid trong việt quất còn có khả năng chống oxy hóa và tăng độ bền của thành mạch. Từ đó hạn chế hiện tượng sung huyết ở búi trĩ và ngăn ngừa chảy máu, nhiễm trùng ở cơ quan này.

2. Đu đủ cải thiện chức năng tiêu hóa

Đu đủ là một trong những loại trái cây có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Lý do là trong loại trái cây này chứa enzyme papain – có tác dụng phá vỡ chuỗi protein trong thịt và các thực phẩm khó tiêu hóa khác.

Ăn đu đủ thường xuyên có khả năng ổn định hoạt động tiêu hóa và giảm áp lực lên hậu môn khi đại tiện

Ngoài ra, hàm lượng carotenoids trong đu đủ còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện cơn đau do búi trĩ gây ra. Bằng cách bổ sung đu đủ 2 – 3 lần/ tuần, bạn có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và cải thiện viêm, đau rát do b
ệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn đu đủ chín. Sử dụng đu đủ còn sống có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa.

3. Bơ chứa nhiều năng lượng

Bơ là loại trái cây có lượng carbohydrate cao nhưng lại dễ tiêu hóa và hấp thu.

Do đó loại trái cây này thường được bổ sung trong chế độ ăn của những người mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn, bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích,…

Bơ chứa nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất nhưng rất dễ tiêu hóa và hấp thụ

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong bơ như vitamin E, vitamin B5, B6, K, C, kali, folate,… còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.

4. Chuối thúc đẩy hoạt động của đường ruột

Chất xơ, nguyên tố vi lượng và vitamin trong chuối có khả năng thúc đẩy hoạt động của đường ruột, hạn chế đầy bụng, khó tiêu,… Ngoài ra việc bổ sung chuối thường xuyên còn giúp phân mềm và dễ dàng được đào thải.

Chuối bổ sung thành phần dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của đường ruột

Hơn nữa chuối còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, có khả năng phục hồi các tế bào tổn thương, tăng sức bền thành mạch và hạn chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể.

5. Nước ép lựu

Lựu là loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Các chất này có khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân trĩ sử dụng nước lựu trong khẩu phần ăn có thể giảm mức độ tổn thương ở trực tràng và cải thiện tình trạng sung huyết.

Nước ép lựu giúp giảm tình trạng sung huyết và viêm ở bệnh nhân trĩ

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và E trong quả lựu còn có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

>> Gợi ý: Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả nhất đừng bỏ qua

6. Dừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Các nghiên cứu cho thấy, nước dừa giúp trung hòa acid trong dạ dày và kích thích nhu động ruột. Từ đó thanh lọc, giải độc cơ thể và hạn chế hiện tượng táo bón, đầy hơi,… Chính vì vậy khi uống nước dừa thường xuyên, bệnh nhân trĩ ít gặp phải tình trạng khó khăn và đau rát khi đại tiện. 

Nước dừa làm trung hòa acid dịch vị và giảm áp lực khi đi đại tiện

Tuy nhiên uống nhiều nước dừa có thể gây hạ huyết áp, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khoảng 200ml nước dừa/ ngày và chỉ nên uống sau khi đã ăn no.

7. Dưa hấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Dưa hấu chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và thành phần cần thiết cho cơ thể, như:

  • Vitamin C: Ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa tế bào và phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Cucurbitacin E: Là hợp chất thực vật có khả năng giảm viêm và chống oxy hóa. Bổ sung thành phần này có thể ngăn ngừa hiện tượng viêm và sung huyết ở trực tràng.
  • Lycopene: Có khả năng ngăn ngừa ung thư ở cơ quan tiêu hóa và ức chế sự phát triển kích thước ở búi trĩ.

Ngoài ra dưa hấu còn có khả năng kích thích tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. Bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu và đau rát khi đại tiện.

8. Táo giàu vitamin B

Vitamin B (thiamin, vitamin B6, riboflavin) trong
táo có khả năng duy trì số lượng hồng cầu trong máu và ổn định hoạt động của hệ tuần hoàn. Do đó khi ăn táo thường xuyên, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế được tình trạng ứ huyết tại trực tràng và hậu môn.

Ngoài ra, hoạt chất phytonutrients trong táo còn bảo vệ các mô tổn thương, ngăn chặn tác động bất lợi của gốc tự do và tăng cường miễn dịch.

Ăn táo giúp ổn định số lượng hồng cầu và chức năng tuần hoàn của cơ thể

Tương tự như các loại trái cây khác, táo cũng chứa hàm lượng chất xơ, nước và vitamin dồi dào. Vì vậy khi thu nạp loại trái cây này, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đại tiện.

9. Anh đào giúp giảm viêm mạnh mẽ

Polyphenol  trong quả anh đào có khả năng giảm viêm mạnh. Do đó, nước ép từ loại quả này còn được ứng dụng trong điều trị các tình trạng viêm mãn tính như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…

Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C và A dồi dào, quả anh đào còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ổn định chức năng tiêu hóa và giảm táo bón.

Xem Thêm Video: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Điều Trị Bệnh Trĩ An Toàn và Khỏi Tận Gốc 

Các loại hoa quả bệnh nhân trĩ nên hạn chế

Ngoài các loại hoa quả nêu trên, bệnh nhân trĩ cũng nên hạn chế các loại trái cây có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.

Một số loại trái cây người mắc bệnh nhân trĩ nên hạn chế, bao gồm:

  • Ổi: Ổi chứa nhiều vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên ổi cứng và khó tiêu hóa, vì vậy khi ăn loại quả này bạn có thể dễ bị táo bón và gặp khó khăn khi đại tiện.
  • Cam quýt: Cam quýt là nhóm trái cây giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Tuy nhiên hàm lượng acid trong cam quýt có thể tăng tiết dịch vị dạ dày và làm nghiêm trọng triệu chứng đau rát ở hậu môn.
  • Cóc: Tương tự cam quýt, cóc cũng là loại trái cây chứa nhiều acid mà người mắc bệnh trĩ nên hạn chế.

Ngoài việc nắm bắt các thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân trĩ cũng nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn uống lành mạnh như sau:

  • Phải cân bằng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Không nên tập trung vào một nhóm thực phẩm vì dễ gây thiếu hụt dinh dưỡng và giảm sức khỏe.
  • Tránh ăn quá no hay để bụng quá đói. Thói quen này có khả năng gây kích ứng dạ dày và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trĩ.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo chức năng tiêu hóa và bài tiết chất thải.
  • Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, cần kiêng cử các thực phẩm gây hại cho cơ quan tiêu hóa.
Thêm một số nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt giúp đẩy lùi bệnh trĩ

Trên đây là những loại hoa quả mà người bị trĩ nên ăn và nên tránh cùng một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng trong việc thiết lập chế độ ăn phù hợp trong thời gian điều trị.

Tuy nhiên người bệnh cũng không được quên, bên cạnh vấn đề ăn uống ra thì người bệnh còn phải chú trọng vào việc điều trị nếu muốn giải quyết bệnh một cách triệt để. Bởi dù chế độ ăn uống, sinh hoạt có khoa học đến đâu thì cũng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý mua về dùng vì nếu không đủ hiểu biết chuyên môn thì thậm chí bạn có thể gặp phải tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất là hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín khi phát hiện thấy có triệu chứng bệnh trĩ để được các bác sĩ thăm khám cụ thể. 

Chúc bạn mau khỏi bệnh.!

Có thể bạn quan tâm

  • Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh về bài bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đặc trị bệnh trĩ
  • Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Cơ duyên và hiệu quả “thần kỳ”
  • Giải pháp điều trị bệnh trĩ an toàn, không đau đớn, không cần phẫu thuật chuyên gia khuyên dùng

Xem thêm: Cách điều trị ho ra máu an toàn, phổ biến nhất hiện nay

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!