6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng như: ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên, chúng phải được thực hiện đều đặn và đúng phương pháp, nếu không sẽ rất dễ gặp các phản ứng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi có khỏi không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và không trừ bất kì ai. Khi mắc phải, người bệnh thường có các biểu hiện như: hắt xì liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống. Trường hợp để viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ rất khó chữa trị, thậm chí là gặp các biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Người bệnh có thể tận dụng được ngay nguyên liệu có trong nhà bếp để chế biến thành các bài thuốc hay, giúp các triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này lại có một nhược điểm là chỉ chữa được viêm mũi dị ứng nhẹ, đối với tình trạng nặng sẽ không có kết quả.
Theo các nghiên cứu của giới Đông y, tỏi có tính ôn, vị cay và có tác dụng tốt trong việc giải độc, tiêu đờm, sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt,… Nên rất thường được sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, chảy máu cam, viêm amidan.
Ngoài ra, trong giới Y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tỏi và chứng minh đây là loại củ có lợi cho sức khỏe người bị viêm mũi dị ứng. Trong tỏi chứa hàm lượng lớn các hoạt chất allicin, glucogen, fitomnxit, allin,… có tác dụng sát trùng, chống viêm rất hiệu quả. Khi được sử dụng đúng cách, chúng có thể giúp người bệnh đẩy lùi được các triệu chứng viêm mũi dị ứng, phục hồi nhanh các tổn thương để mũi sớm trở lại như ban đầu.
6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh
Dưới đây là 6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo và thử tại nhà để tiết kiệm chi phí điều trị.
1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách ăn tỏi sống
Ăn tỏi sống là cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản nhất nhưng lại cho hiệu quả khá cao. Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày thì sau một thời thời gian ngắn các triệu chứng như nghẹt mũi, hắc xì, chảy nước mũi sẽ gần như biến mất hoàn toàn.
Chuẩn bị:
- 2 – 3 tép tỏi sống
Cách thực hiện:
- Tỏi sống đem lột bỏ vỏ, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào miệng nhai đến khi hoạt chất ra hết thì nuốt xuống.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong bữa ăn để bệnh nhanh khỏi.
Ngoài cách trên, người bệnh có thể dùng tỏi để chế biến thành các món ăn, vừa làm mới khẩu vị lại đỡ ngán. Một số món ăn tốt cho sức khỏe người bị viêm mũi dị ứng là: hẹ xào tỏi, rau muống xào tỏi,…
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách uống rượu tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách uống rượu tỏi đã được rất nhiều người áp dụng thành công khi chỉ sau vài ngày bệnh đã thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm với rượu tỏi hoặc không biết uống rượu thì nên cẩn trọng khi dùng để tránh bị say và gặp tác dụng phụ.
Chuẩn bị:
- 200 – 300 gram tỏi khô (nên chọn loại tỏi tím)
- 1 lít rượu trắng (dùng loại 40 – 50 độ)
- 1 hủ thủy tinh (loại có nắp đậy)
Cách thực hiện:
- Tỏi sau khi mua về thì đem bóc bỏ vỏ, rửa sạch và cho vào cối giã nát.
- Cho phần tỏi vừa xử lý xong vào hủ thủy tinh ngâm với 1 lít rượu trắng.
- Đem bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, thỉnh thoảng lắc đều rượu tỏi lên.
- Chờ đến khi hỗn hợp rượu tỏi đổi màu từ trắng sang vàng nghệ thì có thể sử dụng.
- Dùng mỗi ngày 2 lần (vào sáng và tối), mỗi lần uống 20 giọt thì sau 10 – 14 ngày bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tinh dầu tỏi
Đây là một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà mỗi ngày để cải thiện tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Đồng thời còn giúp đầu óc thư giãn, cơ thể thoải mái hơn và không còn cảm giác khó chịu nữa.
Cách 1: Xông mũi bằng tinh dầu tỏi
Chuẩn bị:
- Tinh dầu tỏi
- Máy xông hơi
Cách thực hiện:
- Cho khoảng 3 giọt tinh dầu tỏi vào máy xông hơi.
- Sau đó tiến hành xông mũi trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để cải thiện bệnh nhanh nhất.
Cách 2: Massage mũi với tinh dầu tỏi và dầu nền
Chuẩn bị:
- Tinh dầu tỏi
- Dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba hoặc dầu oliu)
Cách thực hiện:
- Cho 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi vào chén cùng với một ít dầu nền.
- Trộn đều hỗn hợp trên rồi tiến hành thoa dọc sống mũi.
- Dùng tay massage đều vùng mũi theo chuyển động tròn.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày vào sáng và tối để đạt kết quả tốt nhất.
4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Mật ong là một loại dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Trong mật ong chứa nhiều carbohydrate – một loại hoạt chất có tác dụng sát trùng, giảm sưng đỏ và phù nề ở vùng mũi. Nên khi kết hợp chung với tỏi, hỗn hợp này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Chuẩn bị:
- Tỏi tươi
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo rồi đem đi ép lấy nước cốt.
- Cho mật ong vào theo tỉ lệ 1 muỗng nước cốt tỏi thì 2 muỗng mật ong.
- Dùng muỗng trộn đều hỗn hợp để chúng hòa quyện với nhau.
- Sau đó, lấy bông gòn thấm dung dịch và nhét vào hai lỗ mũi.
- Chờ trong khoảng 15 phút để hoạt chất thấm sâu vào các tế bào vùng mũi thì lấy bông ra.
- Áp dụng cách này mỗi ngay 3 lần đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.
5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng
So với các phương pháp điều trị khác thì chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu gừng được đánh giá cao hơn. Người bệnh chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn thì rất nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ biến mất và trả lại cho bạn sức khỏe như ban đầu.
Chuẩn bị:
- 1 muỗng nước cốt tỏi tươi
- 1 muỗng dầu vừng nguyên chất
Cách thực hiện:
- Cho nước cốt tỏi tươi và dầu gừng vào chén, sau đó trộn đều lên.
- Dùng bông gòn nhúng vào hỗn hợp này rồi đưa vào hai bên mũi.
- Sau khoảng 15 phút thì lấy bông gòn ra, rửa lại bằng nước muối sinh lý.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì sau một khoảng thời gian viêm mũi dị ứng sẽ thuyên giảm.
6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một dạng dung dịch của nước cất và natriclorua, đóng vai trò quan trọng trong việc kháng khuẩn, diệt trùng vùng mũi bị dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi mỗi ngày hoặc có thể dùng kết hợp với tỏi để xúc rửa bộ phận này.
Chuẩn bị:
- 3 – 4 muỗng nước ép tỏi
- 1 ly nước muối sinh lý
Cách thực hiện:
- Cho nước ép tỏi vào ly nước muối sinh lý đã chuẩn bị rồi khuấy đều hỗn hợp cho chúng hòa tan với nhau.
- Dùng ống xi lanh sạch để bơm và hút dung dịch vừa có, sau đó tiến hành xúc rửa hai lỗ mũi.
- Sau khi thực hiện xong thì hỉ nhẹ mũi để dịch nhầy chảy hết ra ngoài, giúp mũi thông thoáng hơn.
- Áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày thì sẽ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Những điều cần chú ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:
- Thực hiện các bài thuốc một cách liên tục và đều đặn để tỏi có thể phát huy được hết khả năng chữa viêm mũi dị ứng.
- Trước khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và không gặp tác dụng phụ.
- Không lạm dụng phương pháp điều trị này bởi nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
- Người bị tiểu đường, chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang mắc các bệnh về máu và tiêu hóa thì không nên dùng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng. Trường hợp cố tình sử dụng có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là 6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của phương pháp này sẽ tùy thuộc nhiều vào cơ địa, sức khỏe và mức độ bệnh của từng người. Nếu sau một thời gian (khoảng 3 – 5 ngày) áp dụng mà tình trạng viêm mũi dị ứng không thuyên giảm thì nên tìm đến bệnh viện để được hỗ trợ cách chữa trị thích hợp hơn.
Xem thêm: Kích thước dương vật bao nhiêu là chuẩn
Tin mới nhất
- Viêm họng hạt là gì? Cách chữa dứt điểm tại nhà
- Nấm lim xanh loại 1 là gì và giá bán nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg?
- Ăn phủ tạng động vật tốt hay không tốt?
- 10 nguyên nhân khiến miệng có vị mặn
- Gãy xương chày
- Tài Liệu Về Nuôi Trồng Đông Trùng Hạ Thảo
- Hướng Dẫn Dùng Nấm Linh Chi Đúng Cách Cho Từng Đối Tượng
- Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư máu
- Top 4 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Cricket
- Những cách chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính hiệu quả và an toàn
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bí kíp đánh bay bụng bia cho quý ông
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau nhức đầu gối: Những điều cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ Yến huyết – Thứ quà quý giá từ thiên nhiên vì sao lại được đại gia “săn đón” như vậy?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Trung tâm ĐYVN: Địa chỉ tin cậy trong điều trị YHCT, đánh “bay” lời đồn “rác thuốc”