Amidan lưỡi là một bộ phận thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Tác dụng chủ yếu là sản sinh các tế bào miễn dịch để bảo vệ vùng hầu họng. Việc nhiễm trùng tại amidan lưỡi cũng gây ra nhiều biến chứng tương tự như amidan khẩu cái. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm amidan lưỡi cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Amidan lưỡi là gì?
Vòng bạch huyết Waldayer được cấu tạo từ 6 khối cơ quan và 4 tổ chức: 1 amidan vòm (VA), 2 amidan vòi, 2 amidan khẩu cái và 1 amidan lưỡi. Tất cả các amidan đều đảm nhận vai trò sản sinh ra các tế bào miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Amidan lưỡi là tổ chức lympho nằm ở dưới đáy lưỡi, ngay phía sau V lưỡi đồng thời là nơi sản sinh ra ít tế bào lympho nhất. Cũng vì vậy mà amidan lưỡi dễ bị tấn công và viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi
Phần lớn trường hợp dẫn đến viêm amidan lưỡi là do virus, vi khuẩn. Không khí đi vào mũi hoặc thức ăn đi qua miệng luôn mang theo rất nhiều vi sinh vật gây hại. Bản thân amidan lưỡi lại sản sinh ít tế bào lympho nên khó có thể chống chọi khi các vi sinh vật xâm nhập ồ ạt.
Chủng virus gây viêm amidan lưỡi nhiều nhất phải kể đến là eppstein-barr. Còn các vi khuẩn thường gặp là cầu tan huyết A, chủng yếm khí, lậu cầu, chlamydia… Ngoài các tác nhân vi sinh, còn có một số nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi khác như:
- Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm không khí có sự chênh lệch lớn, ô nhiễm không khí…đều có thể là tác nhân gây bệnh.
- Tạng bạch huyết bất thường: Tạng bạch huyết khi bị kích thích bởi một yếu tố nào đó dẫn đến sưng viêm bất thường cũng ảnh hưởng đến các amidan lân cận.
- Vệ sinh răng miệng kém: Bản thân tai – mũi – họng luôn chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng gây viêm amidan lưỡi.
- Biến chứng từ bệnh lý khác: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang,viêm họng, viêm tai giữa đều có thể gây biến chứng viêm amidan lưỡi. Do tai – mũi – họng là những bộ phận nối thông nhau và các vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập từ cơ quan này sang cơ quan khác. Trong đó khả năng viêm amidan đáy lưỡi biến chứng từ viêm họng mãn tính là lớn nhất.
Triệu chứng viêm amidan lưỡi
Do bị chi phối bởi dây thần kinh lưỡi họng nên khi bị viêm amidan lưỡi, người bệnh cũng có triệu chứng tương tự như viêm họng. Người bệnh có thể nhận biết viêm amidan lưỡi qua các dấu hiệu sau:
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau khi nuốt nước bọt
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C
- Bề mặt lưỡi bị trắng
- Đau rát cổ họng
- Có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Hơi thở có mùi hôi
- Đau cứng cổ, yếu cơ
- Nội soi thấy đáy lưỡi sưng
Nếu người bệnh cảm thấy sốt cao đột ngột, người mệt mỏi kèm theo nuốt nước bọt khó khăn, lưỡi bẩn, miệng có mùi hôi thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Cả viêm amidan (khẩu cái), viêm họng hay viêm amidan đáy lưỡi đều cần điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm amidan lưỡi nguy hiểm không?
Do vị trí nằm ở đáy lưỡi và gần họng nhất nên viêm amidan lưỡi thường dẫn đến viêm họng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có khả năng gây biến chứng sang nhiều cơ quan khác tương tự viêm amidan (amidan khẩu cái):
- Biến chứng tại chỗ: Viêm họng, viêm loét amidan, áp xe amidan,…
- Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe thành họng
- Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, sốt thấp khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận.
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tiếp nhận điều trị ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Cách điều trị viêm amidan lưỡi hiệu quả như thế nào?
Để xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Ngoài nội soi tai mũi họng, người bệnh sẽ được xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của liên cầu khuẩn (Streptococcus).
Hiện nay, viêm amidan đáy lưỡi có thể điều trị bằng dân gian, tây y hoặc đông y. Việc áp dụng phương pháp nào sẽ phải căn cứ vào mức độ viêm nhiễm và thể trạng của người bệnh.
Điều trị bằng thuốc nam tại nhà
Một vài cây thuốc dễ tìm như lá xương sông, húng chanh, cây lược vàng, xạ can, cát cánh… có tác dụng ức chế được nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, các nam dược này còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừ ho, mang lại hiệu quả tốt trong chữa viêm amidan. Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc sau:
- Lá xương sông: Lấy 5-10 lá xương sông ngâm nước muối rồi rửa sạch. Sau đó vò nát lá và nhúng vào 30ml giấm. Chia hỗn hợp thành 2 phần và ngậm trong ngày.
- Húng chanh: : 20g lá húng chanh sau khi rửa sạch thì đem giã nát, trộn đều với 20g đường phèn và một ít nước sôi. Sau đó chắt phần nước cốt để uống, bỏ phần bã. Thực hiện bài thuốc 2-3 lần/ngày.
Mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng việc kết hợp riêng lẻ không đem lại hiệu quả cao trong những trường hợp nặng. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng các mẹo dân gian này khi bị viêm amidan lưỡi cấp, mới khởi phát. Tuyệt đối không được lạm dụng trong điều trị trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc viêm amidan lưỡi đã gây biến chứng.
Thuốc tây y điều trị viêm amidan lưỡi
Trường hợp viêm amidan lưỡi cấp và chưa gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị trước tiên. Người bệnh sẽ được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin hay Tetracyclin, Erythromycin…chỉ được dùng trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc kháng viêm tại chỗ: Các men chống viêm a choay, amitase giúp giảm sưng viêm, phù nề, xung huyết.
- Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc giảm ho, hạ sốt, dung dịch súc họng, thuốc sát khuẩn…được chỉ định dùng trong trường hợp các triệu chứng tương ứng xuất hiện.
Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng đều là liều cao nên người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Một số người có khả năng bị dị ứng với thành phần của thuốc dễ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, nếu người bệnh bị nổi mẩn ngứa, cảm giác khó thở, tức ngực tăng dần sau khi sử dụng thuốc thì cần liên hệ với bác sĩ ngay. Phụ nữ có thai và trẻ em phải luôn thận trọng trong việc sử dụng thuốc vì nguy cơ gặp tác dụng phụ cao.
Bài thuốc đông y chữa viêm amidan lưỡi
Đông y cho rằng amidan là cửa ngõ của hầu họng dẫn đến phổi, là nơi bị ảnh hưởng nguyên khí đầu tiên. Viêm amidan hình thành chủ yếu do phong nhiệt, nhiệt độc. Chính khí suy tổn khiến các tà khí dễ xâm nhập và làm tổn thương, rối loạn công năng của các tạng phủ. Trong đó, phế, thận, can, tỳ là những tạng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Do đó, đông y chú trọng điều trị viêm amidan từ gốc bằng cách phục hồi chính khí, điều dưỡng công năng tạng phủ, triệt tiêu ngoại tà và nội tà. Các thảo dược trong bài thuốc sẽ được gia giảm tùy theo độ tuổi và thể trạng nhằm giúp người bệnh cải thiện cơ địa, hấp thụ thuốc tốt. Để có được bài thuốc điều trị phù hợp với thể trạng, người bệnh nên đến các phòng khám, trung tâm đông y uy tín để bốc thuốc điều trị.
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG của Bệnh viện Đa khoa YHCT 102 (tiền thân là Trung tâm Đông y Việt Nam). Đây là bài thuốc có khả năng đặc trị mọi thể viêm amidan, tác động đến nhiều tạng phủ trong cơ thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao cơ chế phòng ngừa tái phát nhờ phát triển theo nguyên lý BỔ CHÍNH KHU TÀ.
Thay vì chỉ tác động đến triệu chứng, bài thuốc còn chú trọng loại bỏ căn nguyên dẫn đến bệnh và nâng cao hệ miễn dịch. Các thảo dược sử dụng hầu hết có tác dụng bổ Phế, dưỡng Can Thận, kiện Tỳ, giúp phục hồi cơ quan hô hấp và bài tiết, giải độc nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể. Điều này sẽ tạo tiền đề cho các thảo dược mang đặc tính kháng sinh mạnh hấp thụ tốt, diệt khuẩn mạnh. Còn hệ miễn dịch sẽ được thúc đẩy và kháng virus hiệu quả hơn.
Nhìn chung, cơ chế chữa bệnh của bài thuốc đảm bảo được cả tính chuyên sâu và toàn diện, điều trị dứt điểm triệu chứng, loại bỏ tận gốc viêm amidan và còn ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Người bệnh sử dụng bài thuốc cũng được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe do mọi cơ quan chức năng đều được bồi bổ, tăng cường. Với cơ chế tác động có nhiều tính bổ, bài thuốc dùng an toàn cho nhiều đối tượng, đặc biệt tốt với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người đang cho con bú, người có bệnh lý nền…
Biện pháp phòng tránh viêm amidan lưỡi hiệu quả
Viêm amidan đáy lưỡi hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày kết hợp súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều hóa chất, khi đến nơi công cộng nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch, nhất là rau củ, trái cây, các loại hải sản chứa nhiều kẽm, selen…
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, ăn đồ tái sống, dùng đồ uống lạnh, có ga, có cồn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá – nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý mãn tính và ung thư amidan.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện khoa học giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Viêm amidan lưỡi cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn đọc cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tích cực. Nếu nhận thấy dấu hiệu cảnh báo bệnh, hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
- Amidan quá phát là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách chữa
- Ung thư amidan: Nhận biết sớm triệu chứng để điều trị kịp thời
- Áp xe amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xem thêm: Hội chứng Sjogren