Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị
Bệnh chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, da nổi mụn nước, trợt loét, chảy dịch, nhiễm cộm và dày sừng. Tuy nhiên hình thái tổn thương của bệnh còn có sự khác biệt ở từng thể bệnh và giai đoạn phát triển. Eczema có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát và gần như không thể chữa trị dứt điểm.
Bệnh Chàm – Eczema là gì?
Bệnh chàm (hay còn gọi là Eczema) là một dạng viêm da mãn tính, có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh lý này gây ra tổn thương có hình thái đa dạng, phụ thuộc phần lớn vào thể bệnh và giai đoạn phát triển. Trong đó tổn thương điển hình nhất là sự xuất hiện của các mảng da đỏ, ngứa, nổi mụn nước, khô ráp và dày sừng.
Eczema có nguyên nhân phức tạp, bao gồm yếu tố nội giới và ngoại giới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát mà không thể xác định được nguyên nhân và yếu tố thuận lợi.
Chàm là bệnh ngoài da có triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, khó chịu, tính chất mãn tính và dễ tái phát. Hiện nay các biện pháp điều trị được áp dụng chỉ giúp cải thiện triệu chứng, giảm thương tổn da và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó bệnh chàm nói chung và các thể eczema đều không thể chữa trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh chàm
Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp và hầu như không thể xác định cụ thể. Tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa nhận thấy cơ chế hình thành bệnh có vai trò của tế bào lympho (tế bào miễn dịch) và sự gia tăng kháng nguyên trong huyết tương (IgE).
Mặc dù không thể xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên thống kê cho thấy, eczema có thể khởi phát do một số nguyên nhân nội giới và ngoại giới sau đây:
1. Nguyên nhân nội giới
Một số nguyên nhân nội giới có thể gián tiếp hoặc trực tiếp gây bệnh eczema, bao gồm:
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh lý của nữ giới mà còn tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch, kích thích tế bào lympho và gây bùng phát eczema.
- Rối loạn thần kinh: Căng thẳng, trầm cảm, stress,… là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến tình trạng phản ứng quá mẫn và khởi phát triệu chứng của bệnh chàm.
- Rối loạn chức năng nội tạng: Sự suy giảm của các cơ quan trong cơ thể như gan, tuyến giáp, dạ dày, sức đề kháng,… có thể tác động trực tiếp và kích thích cơ chế hình thành eczema.
2. Nguyên nhân ngoại giới
Bên cạnh đó, bệnh chàm cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân ngoại giới như:
- Một số bệnh ngoài da gây ngứa: Không điều trị và xử lý bệnh ghẻ, nấm da,… kịp thời có thể gây eczema thứ phát (hay còn gọi là hiện tượng chàm hóa).
- Các yếu tố sinh vật học, thực vật, hóa học và vật lý: Bao gồm cao su, nhựa thực vật, dịch tiết côn trùng, dung môi công nghiệp, xà phòng, ánh sáng, thuốc uống, thuốc tiêm, thực phẩm,… cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bùng phát eczema.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm (Eczema) theo từng giai đoạn
Bệnh chàm được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính – Bán cấp – Mãn tính. Tuy nhiên giai đoạn bán cấp thường có triệu chứng không rõ ràng nên ít khi được đề cập.
Trong 3 giai đoạn chính, bệnh được chia thành 4 giai đoạn nhỏ, bao gồm:
- Giai đoạn hồng ban (đỏ da) – thuộc Eczema cấp tính
- Giai đoạn mụn nước (chảy nước) – thuộc Eczema cấp tính
- Giai đoạn lên da non – thuộc Eczema bán cấp
- Giai đoạn liken hóa – thuộc Eczema mãn tính
Ở từng giai đoạn, bệnh gây ra hình thái tổn thương và triệu chứng cơ năng khác nhau. Tuy nhiên ngứa ngáy là triệu chứng xuyên suốt từ giai đoạn cấp tính đến mãn tính. Bệnh lý này tiến triển dai dẳng, hay tái phát, có giai đoạn bùng phát mạnh (giai đoạn vượng) xen lẫn với một số giai đoạn bệnh thuyên giảm.
1. Bệnh chàm cấp tính
Chàm cấp tính bao gồm giai đoạn hồng ban (đỏ da) và mụn nước. Bạn có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn này thông qua một số triệu chứng sau:
Giai đoạn hồng ban:
- Da bắt đầu xuất hiện các đám hoặc vết đỏ, hơi cộm nhẹ và không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh
- Quan sát kỹ ở vùng da xung huyết nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất là mụn nước sắp nổi)
- Ở giai đoạn này, tổn thương da thường gây ngứa dữ dội
Giai đoạn chảy nước (mụn nước):
- Mụn nước bắt đầu nổi ở bề mặt vết/ đám đỏ
- Số lượng mụn nước nhiều, kích thước khoảng 1 – 2mm và mọc san sát nhau
- Mụn nước nông và có xu hướng tự vỡ
- Khi mụn nước vỡ, xuất hiện thêm lớp mụn nước khác và có tính chất tuần hoàn
- Giai đoạn này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
Giai đoạn chảy nước là thời điểm da bị trợt loét, tiết nhiều dịch, đỏ và dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát (chàm bội nhiễm). Khi có bội nhiễm, tổn thương da đặc trưng bởi tình trạng ngưng mủ, sưng nóng và có vảy tiết.
2. Chàm bán cấp
Giai đoạn bán cấp (Giai đoạn lên da non) thường phát sinh triệu chứng không điển hình và chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Một số triệu chứng thường gặp của eczema bán cấp, bao gồm:
- Tổn thương có xu hướng giảm viêm, chảy dịch và giảm xung huyết
- Da đóng vảy và hình thành da non
- Lớp vảy bong làm xuất hiện vùng da mỏng, nhẵn bóng và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh
4. Eczema mãn tính
Eczema mãn tính (Giai đoạn liken hóa/ giai đoạn hằn cổ trâu) đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Tổn thương da có xu hướng sẫm màu hơn theo thời gian
- Tăng nhiễm cộm
- Tổn thương da thô ráp và có dấu hiệu dày sừng
- Xuất hiện các vết hằn nứt ở vùng da tổn thương
- Ngứa ngáy dai dẳng
Các thể lâm sàng thường gặp
Chàm là bệnh ngứa da điển hình và được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Ở mỗi thể bệnh, hình thái tổn thương, vị trí ảnh hưởng và tác nhân gây bệnh đều có sự khác biệt rõ rệt.
1. Eczema tiếp xúc (viêm da tiếp xúc)
Viêm da tiếp xúc (Contact eczema) là một dạng viêm mãn tính xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Chính vì vậy, thể bệnh này thường ảnh hưởng đến những vùng da hở và có tần suất tiếp xúc cao như mặt, chân, tay và cổ.
Tổn thương điển hình là tình trạng da xung huyết, đỏ, hơi phù nề, có mụn nước hoặc thậm chí xuất hiện bọng nước ở vùng da bị ảnh hưởng. Theo thời gian, mụn nước vỡ, gây trợt loét, chảy dịch, khô, đóng vảy và có xu hướng dày cộm.
2. Eczema thể địa (viêm da cơ địa)
Eczema thể địa là một trong những thể bệnh phức tạp. Cơ chế hình thành bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể, yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Ngoài thương tổn da, viêm da cơ địa còn đi kèm với sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Không giống với các thể chàm khác, eczema thể địa thường khởi phát sớm (chủ yếu ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi) và có thể xảy ra ở cả thanh thiếu niên lẫn người trưởng thành. Thể bệnh này có hình thái tổn thương đa dạng – phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn phát bệnh (thời kỳ nhũ nhi, thời kỳ trẻ em, thời kỳ trưởng thành).
3. Eczema thể đồng tiền (chàm đồng tiền)
Chàm đồng tiền thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và khởi phát mạnh vào mùa thu – đông. Thể bệnh này đặc trưng bởi thương tổn có hình oval hoặc hình tròn. Quá trình tiến triển của eczema thể đồng tiền tương tự viêm da cơ địa.
Tuy nhiên thể bệnh này chỉ gây triệu chứng khu trú ở thân mình, mu bàn tay, mặt duỗi các chi và ít khi đi kèm với các bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa. Khi nghiên cứu cụ thể các nhà khoa học nhận thấy, chàm đồng tiền không tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương như eczema thể địa.
4. Eczema da dầu (viêm da dầu/ viêm da tiết bã)
Eczema da dầu là thể chàm ít gây ngứa ngáy – trừ trường hợp xảy ra ở da đầu. Thể bệnh này điển hình bởi da nổi ban dát đỏ, tiết nhiều bã nhờn, bong vảy và ẩm dính.
Triệu chứng của viêm da dầu thường xảy ra ở những vùng có nếp gấp và vùng da có tuyến dầu hoạt động mạnh như da đầu, quanh mắt, lông mày, dưới ngực, bẹn sinh dục,…
Bệnh chàm (Eczema) nguy hiểm không? Có lây không?
Chàm là bệnh viêm da mãn tính và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh lý này thường gây ngứa ngáy dai dẳng, hình thành mảng da dày sừng, thâm nhiễm, ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra ở một số trường hợp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng nặng nề như:
- Chàm bội nhiễm: Chàm bội nhiễm thường xảy ra cuối giai đoạn cấp tính do virus, nấm hoặc vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào tổn thương da và gây nhiễm trùng. Ngoài thương tổn da, chàm bội nhiễm còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như nóng sốt, nhức mỏi, đau đầu và buồn nôn.
- Kích thích các bệnh lý cơ địa bùng phát: Ở thể eczema thể địa, tổn thương da có thể đi kèm với bệnh viêm tai giữa và tiêu chảy (trong giai đoạn nhũ nhi), viêm kết mạc và đục thủy tinh thể (trong thời kỳ trẻ em), sốt cỏ khô và hen suyễn (thời kỳ trưởng thành).
- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não và thể chất: Trẻ nhỏ bị bệnh chàm thường có thể chất kém, cơ địa nhạy cảm và chậm phát triển trí não hơn trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa, triệu chứng ngứa ngáy kéo dài còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm suy giảm thể trạng.
Mặc dù có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát nhưng bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên trong trường hợp chàm bội nhiễm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da khác thông qua vết thương hở.
Các biện pháp điều trị bệnh chàm
Không có thuốc và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm (eczema). Do đó mục tiêu chính của quá trình chữa trị là nâng cao thể trạng, cải thiện triệu chứng và hạn chế tình trạng tái phát.
1. Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân đối với bệnh eczema chủ yếu là sử dụng thuốc uống và các biện pháp nâng cao hệ miễn dịch.
Thuốc uống được sử dụng trong điều trị eczema, bao gồm:
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng bằng cách ức chế chất trung gian histamine. Thuốc kháng histamine có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy va giảm mức độ thương tổn da.
- Thuốc uống chứa corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng dị ứng và chống viêm mạnh. Do nguy cơ và rủi ro cao nên loại thuốc này chỉ được dùng trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh hoặc xuất hiện ban dị ứng thứ phát.
- Kháng sinh: Kháng sinh (Erythromycin, Tetracyclin) được chỉ định khi vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn (tăng thân nhiệt, nổi hạch, da sưng tấy, đau nhức và có vảy tiết). Nhóm thuốc này được sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.
- Viên uống bổ sung: Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với các loại viên uống bổ sung như vitamin C, E, Omega 3, Kẽm,… nhằm tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần áp dụng song song với các biện pháp giúp nâng cao thể trạng và khả năng miễn dịch như:
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên (nếu xác định được), đồng thời cần chủ động cách ly với các yếu tố kích thích như ánh nắng mặt trời, hóa chất, dung môi công nghiệp,…
- Trong giai đoạn cấp, nên dành thời nghỉ ngơi, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích.
- Ăn uống và sinh hoạt điều độ, tập thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát bệnh.
- Hạn chế chà xát và gãi cào vùng da tổn thương – đặc biệt là trong giai đoạn cấp và bán cấp.
2. Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ bao gồm sử dụng dung dịch và kem bôi ngoài nhằm làm khô thương tổn da, giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu da, chống viêm,… Bác sĩ sẽ cân nhắc về giai đoạn phát triển và mức độ triệu chứng ở từng trường hợp để chỉ định loại thuốc thích hợp.
Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema cấp tính, bao gồm:
- Dung dịch sát khuẩn và làm dịu da: Khi da trợt loét và chảy dịch, nên đắp gạc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, thuốc tím pha loãng 1/4000, dung dịch Yarish, Rivanol 1% hoặc Nitrat bạc 0.25%.
- Thuốc tím metin 1%: Nếu thương tổn bị nhiễm khuẩn hoặc trợt loét nhiều, có thể thoa thuốc tím trực tiếp lên da.
- Hồ nước: Hồ nước được sử dụng phối hợp với một số loại thuốc/ dung dịch sát trùng. Loại thuốc này chứa Calcium carbonate giúp kìm hãm – ức chế hoạt động của vi khuẩn và Kẽm oxit có tác dụng làm dịu da, giảm sưng và đau nhức.
- Dung dịch Milian: Dung dịch này chứa xanh methylene và tím gentian, có tác dụng ức chế virus gây bệnh ngoài da. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn cấp nhằm ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
Trong giai đoạn cấp tính – đặc biệt là khi thương tổn da rỉ dịch, chỉ sử dụng thuốc ở dạng nước (dung dịch) để giữ da khô ráo, nhanh khô và đóng vảy. Sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ trong thời gian này có thể khiến da bị trợt loét kéo dài và chậm lành.
Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema bán cấp:
- Kem bôi chứa Kẽm: Loại thuốc này được sử dụng khi tổn thương da khô lại và ngưng chảy dịch. Kẽm có tác dụng sát trùng nhẹ, giảm ngứa và làm dịu da.
- Thuốc mỡ corticoid + kháng sinh: Thuốc mỡ kết hợp kháng sinh và corticoid thường được dùng ngay khi tổn thương da có dấu hiệu khô lại. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm và giữ ẩm da.
Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema mãn tính:
- Thuốc mỡ corticoid: Ở giai đoạn mãn tính, thương tổn da hình thành lớp dày cộm nên hầu như không có khả năng nhiễm khuẩn. Do đó trong giai đoạn này, bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc mỡ corticoid đơn thuần.
- Thuốc mỡ corticoid kết hợp với axit salicylic: Để giảm tình trạng dày sừng, có thể dùng thuốc mỡ chứa corticoid kết hợp axit salicylic. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ tế bào sừng, làm mềm da và sát trùng nhẹ.
- Thuốc mỡ Goudron: Goudron được chiết xuất từ nhựa thực vật, có tác dụng khử O2 và giải quyết được tình trạng nền cộm cứng. Tuy nhiên loại thuốc này có mùi khó chịu, màu đậm nên dễ dính vào quần áo.
Với những trường hợp không có đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này sử dụng tia UV nhân tạo nhằm giảm tình trạng bong vảy, dày sừng và nhiễm cộm do bệnh chàm gây ra. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có chi phí khá cao, dễ gây lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
3. Biện pháp cải thiện tại nhà
Song song với việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và áp dụng liệu pháp ánh sáng, bạn có thể làm giảm thương tổn da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy với một số biện pháp tại nhà như:
- Tắm nước mát hoặc chườm lạnh trong giai đoạn cấp. Nhiệt độ mát có thể giảm ngứa, cải thiện hiện tượng sưng viêm và nóng rát rõ rệt.
- Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh (giai đoạn cấp), cần dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc và ngủ đủ giấc
- Ở giai đoạn mãn tính, nên tắm nước ấm để làm mềm da, giảm nhiễm cộm và loại bỏ vảy bong.
- Khi tổn thương da khô lại, cần tăng cường dưỡng ẩm cho da từ 2 – 3 lần/ ngày. Dưỡng ẩm không chỉ giúp duy trì làn da khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng bong vảy, khô ráp, dày sừng,…
- Mặc quần áo rộng, có chất liệu thấm hút và mềm để giảm ma sát lên da.
- Trong giai đoạn cấp và bán cấp, cần tránh tự ý áp dụng các mẹo chữa từ thiên nhiên. Vì ở giai đoạn này, tổn thương da thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Căng thẳng thần kinh và rối loạn cảm xúc có thể khiến triệu chứng của bệnh tiến triển phức tạp và lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian phát bệnh, nên giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập yoga, đọc sách và chia sẻ với người thân những suy nghĩ tiêu cực.
4. Điều trị phối kết hợp bằng Đông y
Theo Đông y, bệnh chàm (eczema) được xếp vào chứng can tiễn hoặc ngưu bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị các yếu tố ngoại tà như phong, nhiệt, thấp, trong đó chủ yếu là phong xâm nhập. Lâu ngày dẫn tới huyết nhiệt, huyết táo sinh ra các triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy, viêm nhiễm. Nếu có thêm yếu tố thấp sẽ sinh ra nhiễm trùng, lở loét.
Để điều trị căn bệnh này, Đông y tập trung xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh bằng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp. Nhờ đó phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam chữa chàm da toàn diện và an toàn nhất hiện nay
Thanh bì Dưỡng can thang là một trong số những bài thuốc chữa bệnh chàm đang nhận được đánh giá tích cực của chuyên gia và bệnh nhân.
Đây là thuốc bào chế độc quyền bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, từng được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.
Bên cạnh đó, bài thuốc còn được nhiều đầu báo uy tín thường xuyên đưa tin. Trong đó, báo 24h có bài viết:
- Bệnh chàm (eczema) và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Thanh bì Dưỡng can thang là thành quả từ quá trình nghiên cứu chuyên sâu dài ngày, kết hợp những tinh hoa có trong hàng trăm bài thuốc cổ, điển hình như bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Trải qua quá trình nghiên cứu và chắt lọc dược chất, bài thuốc có sự góp mặt của hơn 30 vị thuốc quý. Tiêu biểu có thể kể đến như: tang bạch bì, bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân hoa…
Đội ngũ các y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành của Trung tâm Thuốc dân tộc đã khéo léo tách chiết các vị thuốc thành ba chế phẩm nhỏ hoàn hảo, làm nên “tác động kép” của Thanh bì Dưỡng can thang:
- Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch, sát khuẩn vùng da bị chàm, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.
- Thuốc uống trong: Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể, trừ phong hàn. Đồng thời bồi bổ chức năng các tạng can, thận để diệt trừ căn nguyên gây bệnh chàm từ bên trong cơ thể.
- Thuốc bôi ngoài: Mang tới tác động sát khuẩn, chống viêm, làm mềm vùng da bị chàm, chống nhiễm trùng, giảm ngứa rát cho bệnh nhân.
Sự kết hợp chặt chẽ 3 chế phẩm trong một bài thuốc đã mang đến tác động kép toàn diện, tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể, đồng thời kiểm soát hiệu quả triệu chứng bệnh ngoài da.
Thanh bì Dưỡng can thang tuân thủ chặt chẽ biện chứng luận trị của Đông y, tạo nên phác đồ điều trị hoàn chỉnh theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tăng cường giải độc, đào thải độc tố khỏi cơ thể nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh, khắc chế căn nguyên gây bệnh.
- Giai đoạn 2: Kiểm soát triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước, chảy dịch, khô rát da.
- Giai đoạn 3: Phòng ngừa tái phát. Đây là giai đoạn quan trọng giúp cơ thể được điều dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Đặc biệt, bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO. Nguồn nguyên liệu thu hái trực tiếp từ các vùng chuyên canh dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo chất lượng đồng đều và nguồn cung ổn định.
Thanh bì Dưỡng can thang an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, bài thuốc có tính linh hoạt cao, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh riêng của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm thành phần cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua các số liệu thống kê từ Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, có tới 95% bệnh nhân hài lòng về kết quả điều trị với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Trong đó:
- 80% bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh sau 2 – 3 tháng.
- 15% bệnh nhân thoát bệnh sau thời gian điều trị từ 3 – 5 tháng.
- 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm, chủ yếu do không tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ trong điều trị.
Bài thuốc cũng được các bệnh nhân cũ của Trung tâm Thuốc dân tộc đánh giá là giải pháp “cứu tinh” giúp bản thân vượt qua được những ám ảnh bệnh tật do bệnh chàm gây ra. Tiêu biểu có thể kể đến hành trình đánh bay viêm da cơ địa của chị Nguyễn Thị Thoả (Nguyễn Xiển, Hà Nội). Bệnh viêm da cơ địa đeo bám chị 7 năm đã được giải quyết tận gốc nhờ Thanh bì dưỡng can thang. [Xem chi tiết hành trình chữa bệnh của chị Thỏa TẠI ĐÂY].
Phòng ngừa bệnh chàm tái phát bằng cách nào?
Chàm (eczema) phát triển theo từng đợt và có xu hướng tái phát cao. Vì vậy bên cạnh việc điều trị và chăm sóc khoa học, cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Vệ sinh, dưỡng ẩm da và sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố ngoại sinh có khả năng dị ứng.
- Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc, trang điểm và làm sạch da.
- Xây dựng lối sống lành mạnh nhằm hạn chế stress, trầm cảm, rối loạn nội tiết và suy giảm miễn dịch.
- Thông báo với bác sĩ tiền sử mắc bệnh chàm để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
- Không nên tắm quá 10 – 15 phút và tránh tắm với nước quá nóng. Các thói quen này có thể làm mất làm màng lipid trên da, khiến da suy yếu và dễ bùng phát triệu chứng của bệnh chàm.
Bệnh chàm – eczema là một dạng thương tổn da mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm nhưng nếu tích cực trong quá trình điều trị và phòng ngừa, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.
Xem thêm: Viêm khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị nhanh khỏi
Tin mới nhất
- Phải ăn kiêng thôi
- Thuốc trị tàn nhang: Top 12 sản phẩm điều trị từ gốc đến ngọn
- 10+ thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất
- Top 5 sản phẩm sâm hàn quốc nhập khẩu được khách hàng ưa chuộng hiện nay
- Vì sao hàng ngàn Việt Kiều đổ về Nhất Nam Y Viện khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền?
- 5 sự thật bất ngờ về buồng trứng phụ nữ bạn nên biết
- Bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì giúp nhanh hết?
- Nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ nấm lim xanh
- Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Cao ban long – Vị thuốc quý được nhiều người tim kiếm