Nóng gan uống lá gì? 10 loại tốt nhất, nên dùng
Uống nước lá cây trị nóng gan, giải độc gan là một trong những biện pháp tốn khá ít chi phí và được khá nhiều bệnh nhân áp dụng. Đây là một trong những phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện lại ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong khoảng thời gian lâu ngày, đặc biệt, thích hợp cho mọi đối tượng. Vậy, nóng gan uống lá gì?
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 10 loại lá cây uống trị nóng gan được dân gian lưu truyền lại.
Mách bạn 10 loại lá uống trị nóng gan tốt?
Nóng gan là một trong những biểu hiện dễ gặp phải ở một số đối tượng sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá hay các thực phẩm không sạch, nhiều dầu mỡ,…
Để khắc phục tình trạng trên, nhiều bệnh nhân đã tìm cho chính mình những giải pháp điều trị hiệu quả như: Dùng thuốc tây y, dùng thực phẩm chức năng, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và cả việc tận dụng một số loại lá cây trong tự nhiên để hãm hoặc sắc lấy nước uống.
Dưới đây là 10 loại lá cây được dân gian sử dụng nhiều nhất để trị nóng gan, giải độc gan:
1. Dùng nước lá trà xanh giúp giải độc gan, trị chứng nóng gan hiệu quả
Trà xanh hay còn được gọi là chè xanh – đây là một trong những loại lá cây quen thuộc được sử dụng nhiều để nấu nước uống mỗi ngày. Và đây cũng chính là loại thảo dược uống để trị nóng gan không thể bỏ qua.
Ngoài công dụng tăng cường và cải thiện chức năng gan, việc uống nước lá trà xanh thường xuyên còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, trị mụn, chống oxy hóa và giúp loại bỏ một số tế bào gốc gây bệnh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Làm sạch 7 – 10 lá trà xanh tươi bằng nước muối rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá trà xanh đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 300 – 350 ml nước và tiến hành đun khoảng 10 phút thì tắt bếp;
- Gạn lấy phần nước để uống mỗi ngày 2 lần.
Nếu uống trà xanh tươi, trà đã được pha loãng để phòng tránh trường hợp say trà hay khó ngủ. Đồng thời nên kiên trì trong khoảng thời gian dài để gan hoạt động tốt trở lại.
2. Nước ép lá rau má giúp mát gan, thanh lọc cơ thể
Rau má là một trong những loại lá quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ được dùng nhiều trong một số món ăn mà còn được xay nhuyễn để lấy nước để dùng. Và đây cũng chính là một loại nước uống được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng.
Không chỉ có tác dụng giải khát, nước rau má còn có công dụng giải độc gan và hỗ trợ giảm nóng gan. Cách làm này được phần đông bệnh nhân áp dụng và thanh công. Chỉ với vài nắm rau má tươi là có thể bào chế được ngay một ly nước rau má thơm ngon và vô cùng an toàn cho sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem 1 – 2 nắm rau má đã được làm sạch cho vào máy xay sinh tố;
- Thêm một lượng nước vừa đủ và tiến hành xây nhuyễn;
- Tắt máy, lọc láy phần nước cốt và bỏ phần bã;
- Tiếp tục đổ lại phần nước cốt vào trong máy xay, thêm một lượng đường trắng vừa đủ ngọt (điều chỉnh độ ngọt theo sở thích cá nhân) và tiến hành xay nhuyễn kh
oảng 2 phút; - Tắt máy và đổ nước ra ly rồi thưởng thức. Thưởng thức nước rau má lạnh sẽ ngon hơn.
Để tăng hương vị, có thể thêm một ít sữa đặc có đường hoặc nước đậu xanh và dùng kèm với đá lạnh.
3. Uống trà lá atiso để giảm nóng gan
Atiso là một trong những thảo dược được cả giới y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận công dụng giải độc gan, trị nóng gan và thanh nhiệt cơ thể. Không chỉ sử dụng lá atiso mà hầu hết các bộ phận khác của loại cây này đều chứa các thành phần dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
Giới y học cổ truyền cho biết, lá atiso khá lành tính và an toàn, mọi đối tượng đều có thể sử dụng để cải thiện bệnh lý cũng như làm mát gan, giải độc gan và hỗ trợ cải thiện chức năng gan. Bên cạnh đó, uống trà atiso hằng ngày sẽ mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe như: làm đẹp da, ngăn ngừa tình trạng tích lượng mỡ, hạn chế lượng mỡ đi vào cơ thể, ngăn ngừa bệnh béo phì, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho một lượng lá atiso khô vào trong ấm trà thủy tinh;
- Thêm một lượng nước sôi vừa đủ để tráng trà;
- Tiếp đến, cho đủ lượng nước vào ngập và hãm khoảng 10 phút;
- Gạn lấy phần nước để dùng thay cho nước trà hằng ngày.
Nếu bạn là người bệnh rộn và không có nhiều thời gian để chuẩn bị lá atiso khô thì có thể sử dụng trà atiso túi lọc để pha với nước sôi và có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, bạn nên tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng hay trang thương mại điện tử uy tín để phòng tránh tình trạng mua hàng nhái, hàng kém chất lượng.
4. Lá cây biển súc – Nguyên liệu giúp cải thiện chứng nóng gan
Cây biển súc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: cây rau đắng, rau đắng lá vòng, biển trúc, trúc tiết thảo,… đây là loại cây mọc hoang và thường được sử dụng nhiều trong một số bữa ăn gia đình. Cây thường có 2 loại chính là rau đắng đất và rau đắng biển, cả hai loại đều có vị rất đắng, đặc biệt là những loại cây già.
Trong Đông y, cây biển súc có tính mát, do đó, khi sử dụng nước sắc từ lá giúp nhuận tràng, lợi tiểu, hỗ trợ cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trị bệnh mề đay, mụn nhọt, đau dạ dày, giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, thanh lọc gan.
Đối tượng đang gặp phải tình trạng nóng gan, có thể sử dụng loại lá cây này để sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành nhiều món ăn để sử dụng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem 20gr lá cây biển súc khô sắc cùng với 500ml nước lọc;
- Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại thì tắt bếp rồi gạn lấy phần nước;
- Dùng nước sắc khi còn ấm, nếu nước đã nguội thì nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
Thay vì sử dụng nước sắc từ lá cây súc biển, người bệnh cũng có thể sử dụng loại lá cây này để chế biến thành một số món ăn góp mặt vào trong thực đơn của gia đình. Một số món ăn điển hình như: canh rau đắng, cháo cá lóc, canh chua rau đắng,…
5. Lá cây chó đẻ (diệp hạ châu) trị chứng nóng gan hiệu quả
Cây chó đẻ (cây diệp hạ châu) là một loại cây mọc hoang nhiều ở các vùng nhiệt đới. Trong Đông y, loại cây này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc, tiêu viêm, tán ứ, giúp thanh can, lương huyết, minh mục và thẩm thấp.
Một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong cây chó đẻ có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng nóng gan, men gan tăng cao như: flavonoid, alcaloid phyllanthin, alcaloid, hypophyllanthin, niranthin, phylteralin,…
Ngoài ra, những thành phần này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, hạn chế tình trạng tích sỏi thận, sỏi mật, làm giảm tình trạng viêm da, chống rối loạn tiêu hóa và nhiều công dụng khác.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem một nhúm lá cây chó đẻ khô rửa sạch qua vài lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá cây chó đẻ đã được vào sạch vào trong nồi cùng với 300ml nước lọc;
- Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp;
- Lọc lấy phần nước cốt để uống và nên dùng kiên trì mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
6. Trị nóng gan bằng lá cây khổ qua không phải ai cũng biết
Trong nhiều tài liệu y học cổ truyền cho biết, cây khổ qua có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh khác nhau. Loại cây này không chỉ được sử dụng phần quả mà còn tận dụng cả phần lá để làm thực phẩm cũng như bào chế thành thuốc ch
ữa bệnh.
Trong khổ qua còn có nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người như: chất xơ, chất đạm, chất béo, các chất khoáng (canxi, sắt, kẽm, kali, natri, phốt pho,…) và các vitamin (A, B1, B2, B3, B6, B9, B12) giúp giải nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, viêm thấp khớp, bệnh tiểu đường và cả bệnh gan.
Các đối tượng đang mắc phải một số bệnh lý về gan như nóng gan, nhiễm độc gan,… nên sử dụng lá cây mướp đắng để nấu lấy nước uống hoặc chế biến thành món canh để dùng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem một nắm lá cây khổ qua tươi ngâm cùng với nước muối pha loãng chừng 5 – 7 phút rồi vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá cây đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 200 – 250ml nước lọc;
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp;
- Lọc lấy phần nước và bỏ phần bã;
- Dùng nước sắc được khi còn ấm và nên dùng hết trong ngày.
Trong những ngày đầu sử dụng có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn trong việc uống bởi vị đắng của lá cây khổ qua. Lúc đó, bạn có thể thêm một ít mật ong hoặc đường phèn để giảm vị đắng của đồ uống và giảm dần độ ngọt khi đã uống quen dần.
7. Chữa chứng nóng gan bằng lá cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi (cây cỏ mực) là vị thuốc dân gian quen thuộc có vị ngọt, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này được ông bà ta sử dụng khá nhiều để trị chứng cảm sốt thông thường, bổ thận mát gan, trị bệnh nóng gan, thận yếu, chứng vàng da do bệnh gan,…
Ngoài ra, cây nhọ nồi còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cơ thể đào thải các chất độc thải nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch một nắm lá cây nhọ rồi bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Đem toàn bộ lá cây nhọ nồi đã được làm sạch vào trong nồi, tiếp đến, thêm 300 ml nước và tiến hành đun sôi;
- Đun cho đến khi các tinh dầu tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp;
- Lọc lấy phần nước để uống và nên dùng khi còn ấm.
Ngoài việc dùng nước sắc từ lá cây nhọ nồi, người bệnh cũng có thể dùng loại thảo dược này để tán thành bột mịn rồi trộn cùng với nước cơm để dùng.
8. Lá mã đề giúp trị nóng gan, giải độc gan
Cây mã đề là một trong những vị thuốc nam có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu đờm và lợi phế. Loại cây này thường mọc hoang nhiều ở những vùng núi phía Bắc nước ta. Hiện nay, cây mã đề còn được trồng làm cảnh để tăng thẩm mỹ cảnh quan.
Dân gian ta đã sử dụng lá cây mã đề khá nhiều để nấu nước uống, làm trà, làm thuốc và dùng nấu canh. Với bản chất được giới Y học cổ truyền công nhận, lá cây mã đề được sử dụng nhiều trong một số bài thuốc trị bệnh như: bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, bệnh huyết áp cao, bệnh nóng gan, men gan cao,…
Hướng dẫn sử dụng:
- Đem một nắm lá cây mã đề tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và một số tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá mã đề đã được làm sạch vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất tan hết trong nước;
- Chắt lọc lấy phần nước và chia nhỏ thành nhiều phần để uống hết trong ngày.
Khi sử dụng lá cây mã đề trị nóng gan cần lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai và những đối tượng bị thận yếu.
CHIA SẺ: Kinh nghiệm hạ men gan, phục hồi chức năng gan sau 1 tháng của bệnh nhân nhờ bài thuốc thảo dược
9. Nước lá cây bồ công anh giúp giảm nóng gan
Nhiều người sẽ thắc mắc và đặt ra câu hỏi “lá cây bồ công anh có tác dụng trị bệnh nóng gan?” khi nhắc đến vấn đề này. Trên thực tế thì vấn đề này hoàn toàn đúng và đã được giới y học cổ truyền ghi nhận. Nhờ có bản chất giảm nóng gan, giải độc gan hiệu quả nên đã được ông bà ta ngày xưa áp dụng nhiều.
Lá cây bồ công anh rất tốt cho hệ gan mật. Khi đi vào cơ thể, các dưỡng chất có thể giúp kiểm soát được lượng mỡ trong cơ thể, tăng cường chức năng đào thải chất độc hại, đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ gan bị nóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng một nhúm lá bồ công anh khô (chừng 10gr) cho vào 150ml nước sôi;
- Tráng trà, dùng nước sôi vừa đủ để đảm bảo nước tưới qua một lượt trà lắc đều ấm rồi đổ ra;
- Cho một lượng nước sôi vừa đủ và đợi thêm 5 – 7 phút để các tinh chất có trong t
hảo dược tan đều trong nước; - Gạn lấy phần nước và thưởng thức khi còn ấm.
Ngoài việc hãm để dùng như nước trà, bạn cũng có thể sử dụng khoảng 50 – 80gr khô đem nấu cùng với 1,5 lít nước để uống.
10. Lá cây nhân trần – Thảo dược thiên nhiên giúp trị nóng gan
Trong danh sách các loại thảo dược trị bệnh nóng gan thì không thể không kể đến lá cây nhân trần. Đây là một trong những cây thuốc nam có tác dụng mát gan và hỗ trợ điều trị những vấn đề về gan. Giới y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá cây nhân trần có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của gan như: pinen, capilen, xeton,…
Nhiều nghiên cứu khác còn cho biết lá cây mật nhân có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như: chất độc hại, virus, các gốc tự do,… Nhờ đó, loại thảo dược này được sử dụng để chữa chứng nóng gan, gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp và chống viêm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem một nhúm vừa đủ lá nhân trần khô rửa sạch qua 2 – 3 lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ dược liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 300 – 350 ml nước;
- Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun chừng 10 – 15 phút thì tắt bếp;
- Gạn lấy phần nước để uống. Người bệnh nên dùng thuốc khi nước còn ấm.
Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng lá nhân trần trị chứng nóng gan cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Bên cạnh đó, tuyệt đối không kết hợp loại dược liệu này với cam thảo.
Dùng lá cây uống trị nóng gan cần lưu ý những vấn đề gì?
Để gia tăng công dụng cũng như phòng một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra trong quá trình dùng nước lá cây để uống trị nóng gan, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, mọc tự nhiên thay vì bón phân, phun thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, không nên thu hái và sử dụng lá cây ở gần các mảnh đất bị bón nhiều phân hóa học. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch sẽ làm giảm tác dụng vốn có của chúng;
- Sau khi thu hái, cần rửa sạch qua nhiều lần nước hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và một số vi khuẩn gây hại;
- Uống nước lá cây trị bệnh nóng gan chỉ là phương pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh. Do đó, ngoài việc áp dụng đều đặn các bài thuốc trên, người bệnh nên kết hợp cùng với một số phương án điều trị khác để gia tăng công dụng và đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh tật;
- Trong quá trình sử dụng nếu gặp gặp phải một số triệu chứng bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ nếu bệnh tình có diễn biến nghiêm trọng.
Ngoài những lưu ý đã được đề cập, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để hỗ trợ quá trình khôi phục bệnh liên quan đến chức năng gan. Cụ thể hơn:
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất khoáng và vitamin, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi như: bông cải xanh, củ dền, táo, bơ, cam, chanh,. bưởi,…;
- Tránh xa các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp,… bởi đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nóng gan, gan nhiễm mỡ;
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong quá trình điều trị bệnh nóng gan. Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn hay chất kích thích sẽ làm cản trở không hề nhỏ đến quá trình khôi phục chức năng gan;
- Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn. Tránh căng thẳng và mệt mỏi quá mức, tốt nhất nên biết cách cân bằng giữa công việc và đời sống;
- Tiến hành thăm khám nếu bệnh tình có những bước chuyển nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin về những lá cây uống tốt cho gan và một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm phương pháp điều trị và bảo vệ sức khỏe khác. Ngoài việc áp dụng kiên trì các loại nước uống trên, người bệnh cần kết hợp với việc thăm khám để theo dõi quá trình sử dụng, nếu không có những sự thay đổi tích cực, người bệnh cần có những phương án điều trị khác phù hợp hơn.
Thông tin hữu ích:
- 10 thực phẩm chức năng gan tốt nhất (giải độc – mát gan)
- Bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả nhất, kế thừa từ y pháp Hải Thượng Lãn Ông
Xem thêm: Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết và điều trị dứt điểm
Tin mới nhất
- Viêm bao hoạt dịch khớp háng
- Tăng lượng canxi trong cơ thể có thể tăng nguy cơ đau tim
- 3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh
- Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
- 10 cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột
- Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- Top 8 cách chữa yếu sinh lý bằng quả vải giúp tăng bản lĩnh đàn ông
- Nữ Vương New điều trị viêm lộ tuyến – Giải pháp hữu hiệu cho chị em
- Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày đúng phương pháp
- Đau Dạ Dày Uống Thuốc Gì? 9+ Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 30 công dụng của khoai tây cho sức khỏe & cách dùng đúng
- TIN TỨC UNG THƯ Chữa vi khuẩn HP bằng nghệ có tiêu trừ được vi khuẩn?
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư phổi giai đoạn cuối: Triệu chứng, tiên lượng, điều trị và chăm sóc
- Bài viết mới TOP 10 thuốc đau xương khớp tốt nhất hiện nay [Có giá]