Tê 2 bàn tay là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Tê 2 bàn tay khiến nhiều người gặp khó khăn trong lao động, sinh hoạt. Tình trạng này có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân từ sinh lý đến bệnh lý. Tuy nhiên, nếu tê 2 bàn tay khởi phát từ biến chứng của bệnh lý liên quan cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Tê 2 bàn tay là gì? Dấu hiệu nhận biết
Tê 2 bàn tay là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Trong đó, người lao động phổ thông khiêng vác nặng, người làm việc văn phòng, người cao tuổi,…là đối tượng dễ gặp phải tình trạng tê 2 bàn tay.
Ban đầu, bạn có thể cảm nhận cơn tê bì xuất hiện ở các đầu ngón tay như có kiến bò hoặc kim châm. Ngay sau đó, cơn tê sẽ lan dần ra cả bàn tay, một số trường hợp sẽ lan rộng toàn bộ cánh tay. Tình trạng này có thể xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn.
Tuy nhiên, để tránh những nguy cơ không mong muốn. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây tê 2 bàn tay. Bởi, một số trường hợp, chứng tê bì khởi phát do yếu tố bệnh lý. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng nề hơn, gây hại cho sức khỏe và cuộc sống.
Nguyên nhân gây tê 2 bàn tay
Có nhiều nguyên nhân khiến 2 bàn tay của bạn cảm thấy tê mỏi. Trong đó, yếu tố cơ học tác động từ bên ngoài là nguyên nhân hàng đầu gây nên vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng, tình trạng tê 2 bàn tay là triệu chứng cảnh báo bệnh lý liên quan. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:
Tê 2 bàn tay do tác nhân cơ học
Một số tác nhân cơ học gây tê tay khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều trở ngại, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Các tác nhân đó có thể kể đến như:
- Nằm ngủ hoặc vận động sai tư thế khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng. Có sự chèn ép lên các rễ thần kinh, từ đó những cơn tê bì bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể bị tê ở nhiều vị trí khác nhau, chủ yếu nơi mà dây thần kinh và xương khớp bị tổn thương. Trong đó, 2 bàn tay là vị trí thường bị tê mỏi nhất.
- Tê tay do làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời gian dài. Xương khớp không được nghỉ ngơi, lâu dần hình thành tình trạng thoái hóa sớm. Từ đó mà cơn tê bì khởi phát, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị tê 2 bàn tay. Nguyên nhân này tương đối phổ biến, đặc biệt là những người phải sử dụng thuốc trong thời gian dài.
- Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là thiếu vitamin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho 2 bàn tay xuất hiện cảm giác tê bì khó chịu. Không chỉ khiến tay khó cầm nắm, thiếu vitamin trong thời gian dài không được bổ sung, cơ thể bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề nguy hại hơn.
- Chấn thương, tai nạn khiến cho xương khớp của bạn bị tác động, có sự chèn ép dây thần kinh. Tình trạng này cần được điều trị, khắc phục sớm. Bởi nếu không chữa chấn thương, những tổn thương ở xương và hệ thần kinh kéo dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Ở người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài có thể phát sinh phản ứng dị ứng. Chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi,…cũng có thể khiến cơ thể bạn bị đau nhức, mệt mỏi,…Trong các hiện tượng của cơ thể khi bị dị ứng, tê 2 bàn tay cũng là tình trạng thường gặp.
Ngoài những nguyên nhân cơ học kể trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể tác động gây tê mỏi 2 bàn tay một cách đột ngột. Chẳng hạn như khi cơ thể bị nhiễm độc hóa học từ thuốc trừ sâu, tê mỏi người khi căng thẳng, áp lực,…
Bạn có thể điều chỉnh lại một số thói quen về sinh hoạt, ăn uống, sau một thời gian, hiện tượng tê 2 bàn tay có thể được cải
thiện. Để việc điều trị được hiệu quả, bạn nên xác định nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Vì không thể loại trừ khả năng tê mỏi là do bệnh lý của cơ thể gây ra, đặc biệt là khi cơn tê kéo dài, thường xuyên tái phát.
Tê 2 bàn tay do bệnh lý gây ra
Như đã đề cập, hiện tượng tê 2 bàn tay có thể là triệu chứng của bệnh lý liên quan gây ra. Trong trường hợp bạn thấy cơn tê bì thường xuyên xuất hiện, kéo dài không khỏi mặc dù đã nghỉ ngơi, thư giãn. Rất có thể đây là triệu chứng của bệnh lý, điển hình như:
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì ở 2 bàn tay. Đặc biệt là khi bạn không vận động trong thời gian dài, ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế. Bệnh hình thành khi khớp bị viêm nhiễm hoặc gặp các tác động ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tay, chân,…
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm hình thành bởi khối thoát vị tại đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh. Bệnh gây nên những cơn đau mỏi ở nhiều vị trí dưới ảnh hưởng của hệ thống thần kinh bị tổn thương. Trong đó, trường hợp thoát vị địa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy tay tê mỏi. Cần sớm điều trị bệnh để tránh những ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.
- Thoái hóa cột sống: Đây cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến hiện tượng thường xuyên tê 2 bàn tay. Khi cột sống bị thoái hóa, các dây thần kinh sẽ chịu nhiều tác động do sự cọ xát của xương lên chúng. Vì thế, người bệnh sẽ nhận thấy việc vận động, đi lại trở nên khó khăn hơn. Nhất là những cơn đau xuất hiện ở cổ, vai lan dần xuống các chi, toàn thân, trong đó có 2 bàn tay.
- Hội chứng ống cổ tay: Tê tay, nhất là tê buốt ở ngón cái, trỏ và ngón giữa là triệu chứng cảnh báo bạn có thể đang mắc hội chứng ống cổ tay. Bệnh xuất hiện phổ biến ở đối tượng thường xuyên vận động ngón tay như nhân viên văn phòng làm việc với bàn phím máy tính trong thời gian dài.
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên có biểu hiện tê buốt bàn tay, chân. Nguyên nhân là do máu huyết lưu thông không ổn định, kéo theo tình trạng tổn thương ở các mút thần kinh. Do đó, khi nhận thấy 2 bàn tay tê mỏi thường xuyên, bạn không nên chủ quan. Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát tốt để tránh những biến chứng không mong muốn.
Trên đây là một số bệnh lý có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng tê 2 bàn tay. Bạn không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể đột ngột xuất hiện biểu hiện này. Thay vào đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và sớm can thiệp điều trị.
Những biến chứng từ các bệnh lý của cơ thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống. Thậm chí một số trường hợp gây bại liệt vĩnh viễn, nguy cơ đe dọa tính mạng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, nhất là khi thấy tay tê mỏi kéo dài không thuyên giảm.
Điều trị tình trạng tê 2 bàn tay
Khi nhận thấy tình trạng tê 2 bàn tay kéo dài, thường xuyên xuất hiện, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này và giúp bạn đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một vài hướng khắc phục được áp dụng:
Điều trị tê 2 bàn tay bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc được sử dụng nhằm giúp người bệnh sớm cải thiện tình trạng nhức mỏi khó chịu. Thuốc Tây có hiệu quả nhanh chóng, dễ dàng sử dụng tuy nhiên cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc gây hại cho sức khỏe và bệnh lý của cơ thể. Các loại thuốc được chỉ định thường là:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Một số loại như arcoxia, bonlutin, ibuprofen hay paracetamol,…Chúng giúp bạn giảm đau và kiểm soát tình trạng tê bì ở 2 bàn tay khá hiệu quả. Đồng thời thuốc còn giúp kháng viêm, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm gây hại.
- Thuốc giãn cơ: Thường là myonal, mydocalm,…được sử dụng khi bạn bị tê bì tay bởi cơ bắp xơ cứng.
- Vitamin: Dành cho trường hợp tê 2 bàn tay khởi phát bởi nguyên nhân thiếu vitamin B. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn bổ sung thêm các loại chứa dưỡng chất cần thiết để sớm cải thiện suy nhược, hỗ trợ phục hồi tổn thương tại hệ thống thần kinh.
Trường hợp nặng nề hơn, tình trạng tê bì do những bệnh lý hoặc chấn thương xương khớp cần can thiệp ngoại khoa sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện. Thông qua đó, người bệnh có thể sớm phục hồi, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị tê 2 bàn tay bằng thuốc dân gian
Trường hợp tê tay do những yếu tố cơ học tác động hoặc do làm việc quá sức, bạn có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt và áp dụng một số mẹo dân gian để khắc phục tại nhà. Tham khảo một số biện pháp sau:
- Sử dụng bột q
uế: Bạn sử dụng khoảng một muỗng canh bột quế pha với sữa ấm. Uống mỗi ngày đến khi giảm tê bàn tay. - Sử dụng bột nghệ: Sử dụng khoảng một muỗng canh bột nghệ và mật ong pha với sữa ấm uống mỗi ngày. Ngoài uống trực tiếp, bạn có thể sử dụng bột nghệ pha với một ít nước ấm rồi thoa trực tiếp lên vùng bàn tay đang bị tê mỏi, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa sẽ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp giảm tê bàn tay cho bạn an toàn hiệu quả tại nhà. Bạn chỉ cần xoa dầu dừa trực tiếp lên vị trí bàn tay đang bị tê, massage khoảng 20 phút để cải thiện tình trạng khó chịu.
- Sử dụng tinh dầu hương thảo: Tương tự như dầu dừa, tinh dầu hương thảo cũng có công dụng giảm tê bàn tay. Bạn bôi một vài giọt tinh dầu sau đó massage tay để mau chóng của động lại các khớp tay. Ngoài ra, mỗi ngày, bạn cũng có thể pha trà từ hương thảo để uống, giúp giảm đau mỏi, tê nhức xương khớp.
Đây là các bài thuốc dân gian hỗ trợ khắc phục hiện tượng tê 2 bàn tay tại nhà. Với cách làm đơn giản, bạn có thể sớm cải thiện chứng tê mỏi ở mức độ nhẹ do hoạt động sai tư thế hoặc những tác nhân cơ học khác gây ra. Với trường hợp tê do bệnh lý, bạn cần kết hợp thăm khám và điều trị y tế để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra biến chứng.
Phòng tránh tình trạng tê 2 bàn tay
Mặc dù tê 2 bàn tay có thể do những nguyên nhân từ bên ngoài hoặc do thói quen sinh hoạt không phù hợp gây ra. Tuy nhiên một số trường hợp cơn tê đột ngột xuất hiện, kéo dài và tái phát thường xuyên là triệu chứng cảnh báo bệnh lý của cơ thể.
Chính vì thế, bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp khắc phục sớm. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động trong việc phòng tránh tê mỏi. Một số lưu ý như sau:
- Không nên ngồi, nằm cố định trong một tư thế quá lâu, đồng thời nên để cơ thể ở tư thế được thoải mái nhất, tránh chèn ép lên cơ tay, cơ chân,…Sau một khoảng thời gian ngồi hoặc nằm nên dành ít phút vận động để 2 bàn tay được thư giãn, tránh tình trạng kém lưu thông máu gây tê mỏi.
- Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là những bệnh lý liên quan đến xương khớp, thần kinh, tiểu đường,…để góp phần phòng ngừa nguy cơ tê bì 2 bàn tay xuất hiện ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc có thể gặp phản ứng phụ. Đặc biệt, nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra, gây hại cho sức khỏe.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. Bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết, nhất là canxi để xương khớp phát triển và vận hành thuận lợi. Tránh ăn nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…Không nên uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá,…
- Vận động cơ thể, tham gia các bộ môn thể dục, thể thao vừa sức để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tê 2 bàn tay không phải là tình trạng hiếm gặp, ngược lại hiện tượng này lại khá phổ biến. Nguyên nhân gây tê có thể là do tác động của yếu tố cơ học nhưng cũng có thể là do bệnh lý gây nên. Nếu bạn nhận thấy cơn tê mỏi xuất hiện thường xuyên, diễn ra trong thời gian dài nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
- Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị
- Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?
Tin mới nhất
- Máy xông mũi họng: Thông tin cơ bản liệu bạn đã biết?
- Viêm gan D là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
- Đau bụng bên trái nữ giới cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?
- Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn
- Top 5 cách chữa viêm họng bằng tỏi tại nhà cực đơn giản, hiệu quả
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc – Đơn vị YHCT hàng đầu Việt Nam
- Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân Triệu Chứng Cách Chữa A-Z [Full 2019]
- Hạ canxi máu
- Các bác sĩ tìm kiếm vùng ảnh hưởng từ đầu tới chân: Coronavirus gây tử vong như thế nào?
- 7 cách trị sổ mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả, bạn đã thử chưa?