Ung thư trực tràng đứng đầu về mức độ phổ biến

Ung thư trực tràng là loại ung thư thuộc nhóm ung thư đại trực tràng – một trong những bệnh ung thư có mức độ phổ biến và số ca tử vong đứng đầu thế giới.

Ung thư trực tràng là loại ung thư thuộc nhóm ung thư đại trực tràng – một trong những bệnh ung thư có mức độ phổ biến và số ca tử vong đứng đầu thế giới.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau.

Ung thư trực tràng là gì?

Trực tràng là bộ phận nằm bên dưới đại tràng sigma và nằm bên trên hậu môn. Ung thư trực tràng là tình trạng các tế bào ung thư hình thành ở trực tràng, phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Trực tràng và đại tràng đều là các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Vì vậy ung thư trực tràng và đại tràng thường được gọi chung bằng thuật ngữ “ung thư đại trực tràng”. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới và thứ ba ở nam giới.

Các triệu chứng của ung thư trực tràng

Một số triệu chứng của ung thư trực tràng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Yếu người và mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị
  • Sụt cân
  • Đau bụng thường xuyên
  • Cảm giác đầy hơi khó chịu

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Thay đổi tần suất đi đại tiện
  • Có cảm giác đau khi đại tiện
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Phân có hình dạng hẹp
  • Thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Những đoạn DNA bị lỗi khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến ung thư.

Một số đột biến gene di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Một trong số đó là ung thư đại trực tràng di truyền không phát sinh polyp, hay còn được gọi là hội chứng Lynch. Rối loạn này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại tràng và các bệnh ung thư khác.

Ngoài ra, rối loạn hiếm gặp khác gọi là hội chứng đa polyp gia đình cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng này hình thành các polyp trong niêm mạc đại tràng và trực tràng. Nếu không điều trị, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng hoặc trực tràng.

Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm:

  • Độ tuổi: Người sau 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
  • Có tiền sử gia đình từng bị ung thư bộ phận này
  • Từng xạ trị ở vùng bụng
  • Từng mắc các căn bệnh như ung thư buồng trứng, polyp, viêm ruột, tiểu đường tuýp 2…
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng, quá nhiều thịt đỏ và quá ít rau xanh
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Người ít vận động
  • Người thường xuyên uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau.

Ung thư trực tràng là gì?

Trực tràng là bộ phận nằm bên dưới đại tràng sigma và nằm bên trên hậu môn. Ung thư trực tràng là tình trạng các tế bào ung thư hình thành ở trực tràng, phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Trực tràng và đại tràng đều là các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Vì vậy ung thư trực tràng và đại tràng thường được gọi chung bằng thuật ngữ “ung thư đại trực tràng”. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nữ giới và thứ ba ở nam giới.

Các triệu chứng của ung thư trực tràng

Một số triệu chứng của ung thư trực tràng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Yếu người và mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị
  • Sụt cân
  • Đau bụng thường xuyên
  • Cảm giác đầy hơi khó chịu

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Thay đổi tần suất đi đại tiện
  • Có cảm giác đau khi đại tiện
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Phân có hình dạng hẹp
  • Thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Những đoạn DNA bị lỗi khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến ung thư.

Một số đột biến gene di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Một trong số đó là ung thư đại trực tràng di truyền không phát sinh polyp, hay còn được gọi là hội chứng Lynch. Rối loạn này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại tràng và các bệnh ung thư khác.

Ngoài ra, rối loạn hiếm gặp khác gọi là hội chứng đa polyp gia đình cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng này hình thành các polyp trong niêm mạc đại tràng và trực tràng. Nếu không điều trị, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng hoặc trực tràng.

Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm:

  • Độ tuổi: Người sau 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
  • Có tiền sử gia đình từng bị ung thư bộ phận này
  • Từng xạ trị ở vùng bụng
  • Từng mắc các căn bệnh như ung thư buồng trứng, polyp, viêm ruột, tiểu đường tuýp 2…
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng, quá nhiều thịt đỏ và quá ít rau xanh
  • Người có thói quen hút thuốc lá
  • Người ít vận động
  • Người thường xuyên uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác

Các giai đoạn của ung thư

Ung thư bộ phận này được chia làm các giai đoạn từ 0 đến 4. Xác định giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và có lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

  • Giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ): Các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở lớp trong cùng của thành trực tràng.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã lan rộng hơn, vượt ra khỏi lớp trong cùng của thành trực tràng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2A, các tế bào ung thư đã lan vào lớp cơ bên ngoài của thành trực tràng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2B, ung thư đã lan vào niêm mạc bụng.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan qua lớp cơ ngoài cùng của trực tràng và đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Giai đoạn 3 thường được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn gồm 3A, 3B và 3C dựa trên số lượng mô bạch huyết bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã di căn xa đến các bộ phận như gan hoặc phổi.

Chẩn đoán ung thư trực tràng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ h
ỏi về lịch sử khám bệnh và thực hiện một số bài kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Tiếp theo, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện nội soi để quan sát bên trong đại trực tràng. Thông thường, các polyp được phát hiện trong quá trình này cũng sẽ được loại bỏ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thu thập các mẫu mô để kiểm tra xem chúng có chứa các tế bào ung thư hay không.

Xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện để chẩn đoán tình trạng ung thư. Nếu nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic trong máu cao thì có nhiều khả năng người bệnh đang mắc ung thư trực tràng.

Nếu có kết quả chẩn đoán ung thư trực tràng, người bệnh sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để xác định mức độ lan rộng của nó. Các xét nghiệm này bao gồm siêu âm trực tràng, chụp X-quang, CT, PET và MRI.

Điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

  • Kích thước khối u
  • Khả năng di căn của ung thư
  • Độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Tác dụng phụ và khả năng chịu đựng tác dụng phụ đó của người bệnh

Cụ thể, quá trình điều trị cho mỗi giai đoạn sẽ bao gồm các phương pháp sau:

Giai đoạn 0

Ở giai đoạn 0, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô bất thường và một phần khu vực xung quanh bằng thủ tục nội soi đại tràng hoặc thông qua một cuộc phẫu thuật riêng biệt.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, tùy vào kích thước khối u mà bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ khu vực ung thư. Phẫu thuật thường đi kèm với xạ trị và hóa trị để đạt hiệu quả cao nhất, tránh việc bỏ sót tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư tái phát.

Giai đoạn 2 và 3

Ở giai đoạn 2 và 3, phẫu thuật, xạ trị và hóa trị vẫn là các phương pháp được ưu tiên sử dụng để điều trị cho người bệnh.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn ung thư đã di căn xa. Quá trình điều trị ung thư giai đoạn cuối phức tạp hơn các giai đoạn đầu rất nhiều, bao gồm các phương pháp sau:

Các giai đoạn của ung thư

Ung thư bộ phận này được chia làm các giai đoạn từ 0 đến 4. Xác định giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và có lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

  • Giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ): Các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở lớp trong cùng của thành trực tràng.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã lan rộng hơn, vượt ra khỏi lớp trong cùng của thành trực tràng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2A, các tế bào ung thư đã lan vào lớp cơ bên ngoài của thành trực tràng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2B, ung thư đã lan vào niêm mạc bụng.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan qua lớp cơ ngoài cùng của trực tràng và đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Giai đoạn 3 thường được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn gồm 3A, 3B và 3C dựa trên số lượng mô bạch huyết bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã di căn xa đến các bộ phận như gan hoặc phổi.

Chẩn đoán ung thư trực tràng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ h
ỏi về lịch sử khám bệnh và thực hiện một số bài kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Tiếp theo, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện nội soi để quan sát bên trong đại trực tràng. Thông thường, các polyp được phát hiện trong quá trình này cũng sẽ được loại bỏ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thu thập các mẫu mô để kiểm tra xem chúng có chứa các tế bào ung thư hay không.

Xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện để chẩn đoán tình trạng ung thư. Nếu nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic trong máu cao thì có nhiều khả năng người bệnh đang mắc ung thư trực tràng.

Nếu có kết quả chẩn đoán ung thư trực tràng, người bệnh sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để xác định mức độ lan rộng của nó. Các xét nghiệm này bao gồm siêu âm trực tràng, chụp X-quang, CT, PET và MRI.

Điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

  • Kích thước khối u
  • Khả năng di căn của ung thư
  • Độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Tác dụng phụ và khả năng chịu đựng tác dụng phụ đó của người bệnh

Cụ thể, quá trình điều trị cho mỗi giai đoạn sẽ bao gồm các phương pháp sau:

Giai đoạn 0

Ở giai đoạn 0, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô bất thường và một phần khu vực xung quanh bằng thủ tục nội soi đại tràng hoặc thông qua một cuộc phẫu thuật riêng biệt.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, tùy vào kích thước khối u mà bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ khu vực ung thư. Phẫu thuật thường đi kèm với xạ trị và hóa trị để đạt hiệu quả cao nhất, tránh việc bỏ sót tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư tái phát.

Giai đoạn 2 và 3

Ở giai đoạn 2 và 3, phẫu thuật, xạ trị và hóa trị vẫn là các phương pháp được ưu tiên sử dụng để điều trị cho người bệnh.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn ung thư đã di căn xa. Quá trình điều trị ung thư giai đoạn cuối phức tạp hơn các giai đoạn đầu rất nhiều, bao gồm các phương pháp sau:

  • Phẫu thuật (có thể ở nhiều khu vực của cơ thể)
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu như kháng thể đơn dòng hoặc ức chế hình thành mạch máu
  • Phẫu thuật lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh để phá hủy các mô bất thường
  • Kỹ thuật RFA (radio frequency ablation) sử dụng sóng cao tần để phá hủy các tế bào bất thường
  • Đặt stent để giữ cho trực tràng mở nếu nó bị chặn bởi khối u
  • Chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư trực tràng

Trong những năm qua, nhiều tiến bộ về y học đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư. Trong thực tế, nhiều trường hợp đã được chữa trị thành công. Tỷ lệ sống sót chung sau 5 năm là 67%, cụ thể như sau:

  • Nếu ung thư được điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót là 89%.
  • Nếu ung thư được điều trị khi khối u đã lan đến các mô hoặc cơ quan xung quanh hoặc các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 71%.
  • Nếu ung thư được điều trị khi khối u đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 15%.

Tuy nhiên, các số liệu trên chỉ mang tính tương đối. Để biết rõ về cơ hội điều trị thành công của mình, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trực tiếp phụ trách.

Ngăn ngừa ung thư trực tràng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư là tiến hành tầm soát ung thư. Bạn nên bắt đầu tầm soát từ 45 tuổi. Trong trường hợp có các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm hơn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế bia, rượu, chất kích thích, giữ cân nặng ở mức hợp lý và tập thể dục điều độ cũng giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Đây là căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng không rõ ràng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám sớm để loại trừ các nguyên nhân do ung thư gây ra.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

  • Phẫu thuật (có thể ở nhiều khu vực của cơ thể)
  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu như kháng thể đơn dòng hoặc ức chế hình thành mạch máu
  • Phẫu thuật lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh để phá hủy các mô bất thường
  • Kỹ thuật RFA (radio frequency ablation) sử dụng sóng cao tần để phá hủy các tế bào bất thường
  • Đặt stent để giữ cho trực tràng mở nếu nó bị chặn bởi khối u
  • Chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư trực tràng

Trong những năm qua, nhiều tiến bộ về y học đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư. Trong thực tế, nhiều trường hợp đã được chữa trị thành công. Tỷ lệ sống sót chung sau 5 năm là 67%, cụ thể như sau:

  • Nếu ung thư được điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót là 89%.
  • Nếu ung thư được điều trị khi khối u đã lan đến các mô hoặc cơ quan xung quanh hoặc các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 71%.
  • Nếu ung thư được điều trị khi khối u đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 15%.

Tuy nhiên, các số liệu trên chỉ mang tính tương đối. Để biết rõ về cơ hội điều trị thành công của mình, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trực tiếp phụ trách.

Ngăn ngừa ung thư trực tràng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư là tiến hành tầm soát ung thư. Bạn nên bắt đầu tầm soát từ 45 tuổi. Trong trường hợp có các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm hơn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế bia, rượu, chất kích thích, giữ cân nặng ở mức hợp lý và tập thể dục điều độ cũng giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Đây là căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng không rõ ràng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám sớm để loại trừ các nguyên nhân do ung thư gây ra.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Xem thêm: Trà lợi sữa có thực sự… lợi sữa như bạn nghĩ?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!