Bệnh vẩy nến da đầu là tình trạng tế bào da đầu tăng lên gấp nhiều lần so với bình thường gây ngứa ngáy, khó chịu, tổn thương da đầu. Bệnh ngày càng lan rộng, gây mất thẩm mỹ làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống người bệnh và khó điều trị. Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả từ thảo dược sẽ có trong nội dung sau với sự tư vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Bệnh vẩy nến da đầu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh vẩy nến da đầu là một trong những dạng thường gặp nhất ở bệnh nhân vẩy nến. Những biểu hiện của bệnh xuất hiện cũng là do lỗi của hệ miễn dịch và làm cho các tế bào da tăng sinh trong thời gian ngắn, tạo nên các tế bào da chồng chất lên nhau. Vảy nến da đầu xuất hiện thành từng mảng hoặc lan ra toàn bộ ra đầu, ăn xuống trán, vành tai, phía sau cổ gáy.
Cũng giống như vảy nến nói chung, bệnh vảy nến da đầu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, phiền toái cho cuộc sống và công việc của người bệnh. Vảy nến không đơn thuần là bệnh da liễu mà là bệnh có tính hệ thống gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Có 65% bệnh nhân vảy nến có biểu hiện trên da đầu. 40% bệnh nhân gặp biến chứng vảy nến khớp gây đau đớn, co rút các khớp. Vảy nến da dầu làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa, mắc các bệnh về thận, tim mạch, rụng tóc.
Yếu tố đáng quan ngại nhất đối với bệnh nhân mắc vảy nến da đầu chính là sự mặc cảm, tự ti, khó chấp nhận chung sống với các triệu chứng bệnh. Đặc biệt là sự kỳ thị từ cộng đồng xung quanh đã tạo nên áp lực vô cùng lớn, gây tổn thương tâm lý nặng nề cho người bệnh. 65% bệnh nhân vảy nến nói chung mắc chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng, sang chấn tâm lý.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh rất thấp. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ, ăn không ngon do triệu chứng vảy nến da đầu, làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, chi phí điều trị, chất lượng công việc cũng là gánh nặng với nhiều bệnh nhân.
Dấu hiệu vảy nến da đầu khó chịu và ám ảnh
Khi mắc bệnh này trên da đầu xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như:
- Trên da đầu những mảng đỏ có kích thước khác nhau nhưng thường cố định và không lan rộng. Ở vị trí tổn thương thì da hay bị cộm cứng, gồ cao và có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Da đầu thường bị khô và xuất hiện lớp vảy trắng có màu đục, xếp thành nhiều lớp và dễ bong tróc.
- Da đầu luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Khi gãi dễ gây bong tróc, chảy máu và làm cho các tổn thương lan rộng hơn.
- Tóc thường bị rụng nhiều và có trường hợp không mọc lại vĩnh viễn.
Nguyên nhân vảy nến da đầu là gì? Vảy nến da đầu có lây không?
Chưa thể xác định được nguyên nhân chủ đạo của căn bệnh này, nhưng có các nguyên nhân làm gia tăng và phát triển bệnh như di truyền, thượng bì bị tổn thương, hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, vi khuẩn xâm nhập…
Các triệu chứng vảy nến da đầu gây ngứa, bong tróc ám ảnh nhiều người. Lý do khiến người xung quanh xa lánh người vảy nến da đầu là nỗi sợ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vảy nến hay vảy nến da đầu không phải là bệnh lây nhiễm, không có khả năng lây sang người khác khi tiếp xúc với người bệnh. Do đó, người bệnh có thể yên tâm trong điều trị. Người thân trực tiếp chăm sóc người bệnh cũng như người xung quanh không cần lo lắng bệnh lây nhiễm.
Tuy nhiên, vảy nến da đầu có tính di truyền sang thế hệ sau, nhất là vảy nến ở trẻ em. Đồng thời, vùng da bị bệnh có xu hướng lan rộng ra vùng da lân cận nếu không được điều trị. Vì vậy, người bệnh nên điều trị bệnh hiệu quả để tránh hệ lụy cho trẻ và những biến chứng nguy hiểm của vảy nến da đầu.
Bệnh vảy nến da đầu có chữa được không và chữa bằng cách nào?
Theo bác sĩ Tuyết Lan, hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị triệt để vảy nến. Bệnh vẫn có thể tái phát sau một khoảng thời gian. Nhưng hiện nay, việc chữa bệnh đã có những bước tiến mới. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ từng phương pháp chữa trị đang được áp dụng. Cụ thể như sau:
1. Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà giảm ngứa
Khi có các biểu hiện vảy nến tại da đầu, đa số người bệnh đều nghĩ ngay đến các cách chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên, việc chữa trị tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn thuần chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngoài da. Nhiều trường hợp, bệnh nghiêm trọng hơn khi điều trị tại nhà sai cách. Dưới đây là một số sai lầm khi chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà:
⛔ Tùy tiện áp dụng các bài thuốc dân gian: Chữa vảy nến da đầu bằng lá trầu không, lá lốt, dầu dừa… được nhiều người áp dụng. Việc tùy tiện sử dụng thảo mộc sai cách khiến bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm.
⛔ Sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu: Có rất nhiều các loại dầu gội được giới thiệu có tác dụng loại bỏ vảy nến da đầu. Thực tế chỉ sử dụng dầu gội không thì chưa đủ để điều trị bệnh. Đối với các loại dầu gội chứa chất tẩy, sát khuẩn mạnh có thể gây tổn thương da đầu, rụng tóc nặng hơn.
Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách chữa trị nào chưa được kiểm chứng rõ ràng.
2. Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tùy theo từng tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thật sự phù hợp. Thông thường các loại thuốc kê đơn theo liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, việc sử dụng trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hại.
Thuốc được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tiêm. Trong đó, phải kể đến tên một vài loại thuốc thông dụng như:
- Corticoid: dùng với trường hợp vẩy nến da đầu ở mức độ nhẹ. Có tác dụng điều trị viêm ngứa, tổn thương ngoài da.
- Retinoid: giúp giảm viêm và ngứa nhưng lại dễ gây kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Acid salicylic: thúc đẩy tái tạo da và hạn chế sự lan rộng của các tổn thương. Hoạt chất này hay có trong một số loại dầu gội dành riêng cho bệnh nhân bị vẩy nến.
- Cyclosporine: ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Nhưng sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Thuốc sinh học: Một số loại thuốc sinh học thế hệ mới cũng được ứng dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng vảy nến da đầu.
⚠️ Lưu ý: Khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý thay đổi
loại thuốc cũng như liều lượng đã được chỉ định. Khi gặp dấu hiệu bất thường thì nên ngừng việc sử dụng thuốc để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp không hay có thể xảy ra.
3. Dùng liệu pháp ánh sáng trị vảy nến da đầu nhẹ
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng tia UVA, UVB một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc điều trị để tăng cường khả năng điều trị bệnh. Người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng vì phương pháp này thường để lại tác dụng phụ như tàn nhang, nhăn nheo, dễ nhạy cảm. Nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
4. Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng thuốc Đông y lành tính, hiệu quả cao
Trong chương trình Sống khỏe Mỗi ngày VTV2 số phát sóng Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết, theo y học cổ truyền, vảy nến được gọi là bạch sang hay tùng bì tiễn. Nguyên nhân là do phong hàn xâm nhập vào cơ thể làm rối loạn điều hòa tinh vệ của cơ thể và phong nhiệt tác động vào các lỗ chân lông của cơ thể, lâu ngày sẽ sinh ra hiện tượng huyết nhiệt. Huyết nhiệt cộng hưởng sẽ gây nên vảy nến.
Trong y học cổ truyền, khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ kê đơn gồm các vị thuốc để giải quyết đúng căn nguyên nhân, cụ thể:
📌 Nếu bệnh nhân bị ngứa do phong sẽ có các vị thuốc có tác dụng khu phong như kinh giới, phòng phong, ké đầu ngựa, bạc hà, ngưu bàng tử…
📌 Nếu bệnh nhân bị nóng, rát, sưng nề, khó chịu do nhiệt (hỏa) sẽ sử dụng các vị thuốc thanh nhiệt đơn thuần như huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, liên kiều…
📌 Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm do thấp nhiệt sẽ sử dụng các vị thuốc giúp thanh trừ thấp nhiệt như hoàng bá, khổ sâm… có tác dụng kháng sinh của Đông y.
📌 Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sẩn ngứa, nổi cục là do huyết ứ sẽ sử dụng các vị thuốc hoạt huyết như đan sâm, đào nhân…
>> Xem chi tiết: Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị vảy nến trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2
Với mong muốn giúp người bệnh vảy nến nói chung, vảy nến da đầu nói riêng có được phương pháp điều trị hiệu quả tối ưu, không tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, phù hợp với thể bệnh, cơ địa người Việt, đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
Bài thuốc kế thừa giá trị YHCT Phương Đông, nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền để xây dựng công thức thuốc hoàn chỉnh. Cơ chế điều trị loại bỏ cùng lúc căn nguyên và triệu chứng vảy nến da đầu, phục hồi da, kéo dài thời gian khỏi bệnh lâu nhất, hạn chế tái phát.
Thanh bì dưỡng can thang – Bài thuốc điều trị vảy nến da đầu hoàn chỉnh từ thảo dược Đông y
Bài thuốc là công trình nghiên cứu dựa trên 100 bài thuốc cổ phương và đặc biệt có tham khảo bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông của đội ngũ y bác sĩ y học cổ truyền danh tiếng nhất. Sau hơn 4 năm nghiên cứu và khảo sát hơn 30 vị thuốc quý có dược tính sát khuẩn, phục hồi da tốt nhất Thanh bì Dưỡng can thang đã ra đời và giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi vảy nến.
Đây là bài thuốc Đông y kết hợp “3 trong 1” với 3 chế phẩm: Thuốc uống, ngâm rửa và tinh chất bôi. Mỗi bài thuốc nhỏ được bào chế từ hàng chục dược liệu quý, đem lại hiệu quả cao, tác động cả trong lẫn ngoài. Cụ thể:
-
Bài thuốc uống: Thảo dược Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa… Điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong, giải độc, lưu thông khí huyết, đẩy lùi phong tà thấp nhiệt,kiểm soát tế bào da tăng sinh, ổn định bệnh lâu dài, ngăn tái phát.
-
Thuốc gội thảo dược: Bài thuốc ngâm rửa với sự kết hợp Lá trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử… Công dụng làm sạch da đầu, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mềm da, bong vảy nến da đầu tự nhiên, giảm ngứa rát da đầu.
-
Tinh chất bôi: Dược liệu Tang bạch bì, thiên mã hồ, Bí đao, Mật ong… tác động đến lớp hạ bì, biểu bì da, dưỡng ẩm da, hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào. Bài thuốc giúp lành tổn thương, liền sẹo, tái tạo vùng da bị tổn thương.
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp Đông y duy nhất hiện nay sử dụng đồng thời 3 chế phẩm BÔI, UỐNG, NGÂM RỬA mang lại hiệu quả “kép”.
>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang chữa vảy nến trên VTV2
Kết quả điều trị thực tế trên 100 bệnh nhân tại Trung tâm Thuốc dân tộc, trên 95% bệnh nhân loại bỏ hết triệu chứng, duy trì thời gian khỏi bệnh trong nhiều năm sau 2 – 3 tháng điều trị. 5% còn lại cần nhiều thời gian hơn hoặc thuyên giảm chậm do không tuân thủ điều trị.
Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng 100% thảo dược tự nhiên. Dược liệu chuẩn sạch được lấy trồng, thu hái, sơ chế theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Toàn bộ dược liệu được chọn lọc và kiểm định nghiêm ngặt tại phòng thí nghiệm Công ty CP Dược phẩm Trung ương. Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, không gây kích ứng da.
> Xem video: Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn (Hà Nội) hành trình chữa khỏi vảy nến tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Bệnh vảy nến da đầu kiêng gì, ăn gì? và lời khuyên vàng từ chuyên gia
Theo các chuyên gia da liễu thì chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh. Bạn nên biết nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh và cần hạn chế ăn gì để bệnh không trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể:
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh và hoa quả tươi để ngăn cản sự hình thành leukotriene có thể hình thành bệnh vẩy nến.
- Thực phẩm có chứa beta carotene giúp ngăn quá trình lão hóa. Bạn nên dùng nhiều bông cải, cà chua, cà rốt…
- Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp tái tạo làn da và ngăn ngừa bệnh vẩy nến phát triển. Bạn nên dùng nhiều: cá thu, cá hồi, hạt hướng dương.
- Thực phẩm giàu Folate giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, giúp sản sinh tế bào khỏe mạnh. Bạn nên dùng nhiều: lúa mì, bột ngũ cốc, nước cam…
Thực phẩm nên kiêng
- Thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò… vì có thể kích ứng phản ứng viêm trong cơ thể.
- Hải sản có thể tăng cường phản ứng, tạo ra histamin không có lợi cho làn da cũng như cơ thể vào thời điểm này.
- Rượu bia thuốc lá và các chất kích thích: có thể làm suy yếu hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Khiến cho những tổn thương trên da ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài việc áp dụng theo các biện pháp điều trị, người bệnh cũng nên chú ý một vài điều như sau:
- Phải thật sự kiên trì khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, hiệu quả nhanh chậm còn tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
- Vệ sinh da đầu cũng như các bộ phận khác trên cơ thể thường xuyên để hạn chế sự tấn công và phát triển của các loại vi khuẩn.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức vì stress là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh vẩy nến da đầu xuất hiện.
- Thường xuyên luyện tập thể thao giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ vậy mà tăng cường hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh.
Đừng chủ quan khi mắc bệnh vẩy nến da đầu vì khi bệnh chuyển sang mạn tính thì rất khó điều trị và rất dễ tái phát. Khi có các biểu hiện ban đầu hãy liên hệ với bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc để tư vấn chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất. Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu sẽ trực tiếp tư vấn miễn phí thông qua những hình ảnh, thông tin về bệnh lý do người bệnh cung cấp và đưa ra gợi ý điều trị bước đầu.
Xem thêm: Thuốc ngủ: Công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng A-Z