Các thuốc điều trị viêm phần phụ và lưu ý khi dùng

Thuốc điều trị viêm phần phụ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân. Chị em có thể được chỉ định sử dụng dạng đặt âm đạo, dạng uống trực tiếp, truyền tĩnh mạch…Nhằm đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng gây quá liều nguy hiểm.

Người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh gặp phản ứng phụ không mong muốn

Các thuốc điều trị viêm phần phụ phổ biến hiện nay

Viêm phần phụ là bệnh phụ khoa xảy ra ở buồng trứng hay ống dẫn trứng. Đây là hai bộ phận nằm trong phần phụ của chị em phụ nữ. Viêm nhiễm ở khu vực này cần được điều trị sớm nếu không có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe sinh sản. 

Tuy nhiên, do bệnh khởi phát với biểu giống như một số vấn đề phụ khoa khác khiến nhiều người điều trị sai hướng khiến viêm nhiễm có thể lan rộng vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số chị em phụ nữ e ngại việc thăm khám phụ khoa dẫn đến bệnh kéo dài ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sức khỏe của phụ nữ.

Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị. Nếu phát hiện sớm, can thiệp đúng phương pháp sẽ giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe sinh sản, đặc biệt là đối tượng bệnh nhân nằm trong độ tuổi sinh nở.

Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị viêm phần phụ. Chẳng hạn điều trị bằng đông y, mẹo chữa dân gian đến điều trị chuyên sâu hơn về y học hiện đại. Trong đó, sử dụng thuốc điều trị viêm phần phụ được bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám chẩn đoán tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thăm khám phụ khoa để xác định mức độ viêm nhiễm phần phụ

Thuốc có công dụng chính tiêu diệt vi khuẩn gây hại bên trong vùng kín, cụ thể là buồng trứng, ống dẫn trứng. Bác sĩ có thể kê toa kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc có tác dụng kháng sinh để điều trị. Một số loại thường dùng:

Dạng thuốc kháng sinh uống, truyền tĩnh mạch

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc dưới đây chỉ mang tính tham khảo, không áp dụng tùy ý cho mọi đối tượng:

  • Erythromycin: Một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Loại này thường được sử dụng cho người bệnh đang bị viêm phần phụ gây ra bởi vi khuẩn chlamydia hoặc mycoplasma. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng dạng viên nén bao ghi hoặc loại dung dịch, gel bôi trực tiếp.
  • Biseptol: Công dụng của thuốc giúp diệt khuẩn, virus, nấm. Thuốc có các dạng là viên nén và dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
  • Metronidazole: Dạng thuốc kháng sinh nằm trong nhóm thuốc nitroimidazole. Loại này được chỉ định cho trường hợp có sự xâm nhập gây hại từ trùng roi trichomonas. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phần phụ hay vùng chậu là trichomonas. Thông thường, thuốc loại này sẽ được chỉ định sử dụng thông qua đường uống.
  • Ceftibuten: Thuốc kháng sinh thế hệ 3 thuốc nhóm cephalosporin. Thuốc được dùng phổ biến cho trường hợp viêm phần phụ cấp tính với dạng viên nang uống.

    Thuốc kháng sinh dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể
  • Azithromycin: Thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thuốc có công dụng ức chế quá trình sinh trưởng của hại khuẩn. Hiện nay, loại này đang được dùng phổ biến để điều trị tình trạng viêm nhiễm phần phụ, niệu đạo hoặc những vấn đề phụ khoa khác.
  • Trichopol: Trong thuốc có hợp chất metronidazole công dụng kháng khuẩn và động vật nguyên sinh. Thuốc được dùng trong điều trị bện
    h viêm nhiễm phụ khoa. Không sử dụng thuốc cho trường hợp người bệnh có tiền sử bệnh thận, gan hoặc tủy, thần kinh. Bác sĩ chỉ định điều trị bệnh không quá 10 ngày, sử dụng đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Viferon: Thuốc thường được sử dụng để tiêu diệt virus herpes gây nên tình trạng viêm nhiễm phần phụ. Ngoài ra, thuốc còn giúp tăng sinh những tế bào khỏe mạnh, giúp cơ thể phản kháng lại sự xâm nhập của virus gây hại.
  • Wobenzym: Thuốc mang lại hiệu quả giảm sưng viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tuần hoàn máu. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng khi kết quả cho thấy viêm nhiễm bắt nguồn từ lây nhiễm từ đường tình dục. Bên cạnh đó, trường hợp viêm phần phụ cũng thường sử dụng loại thuốc này. Tác dụng chính giúp ngăn chặn quá trình kết dính tử cung, vòi trứng.

Điều trị viêm phần phụ bằng thuốc đặt

Ngoài những dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch, người bệnh cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng dạng đặt âm đạo để điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Thuốc đặt âm đạo thường phát huy hiệu quả tại chỗ, loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Mặc dù vậy, thông thường thuốc đặt không được khuyến khích sử dụng thường xuyên. Một liều dùng chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu lạm dụng, môi trường âm đạo có thể bị ảnh hưởng, tạo điều trị cho hại khuẩn phát triển thuận lợi hơn. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo kết hợp với thuốc uống để nâng cao hiệu quả điều trị

Một số loại thuốc dạng đặt thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm phần phụ. Bạn đọc có thể tham khảo:

  • Hexicon: Thuốc được dùng trong trường hợp chị em phụ nữ bị nhiễm đường tình dục, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm phần phụ. Thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng không gây ảnh hưởng đến những lợi khuẩn bên trong môi trường âm đạo. Thuốc đặt kéo dài 10 ngày, không sử dụng kéo dài. Một số phản ứng phụ tương đối hiếm gặp khi sử dụng thuốc ngứa hoặc gây dị ứng.
  • Genferon: Thuốc có công dụng kháng viêm, điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Đồng thời, thuốc giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho vùng kín. Bác sĩ có thể kết hợp genferon dạng đặt kết hợp với thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm phần phụ.
  • Longidase: Sử dụng dạng đặt trực tiếp âm đạo giúp chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thông thường, thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp viêm phần phụ giai đoạn khởi phát. Đây là loại thuốc được xem là có hiệu quả và cũng khá an toàn.

Thuốc chống viêm, giảm đau

Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau được đưa vào phác đồ điều trị của bác sĩ trong trường hợp viêm phần phụ cấp tính. Chúng mang lại hiệu quả nhanh chóng, điều trị tại chỗ, cải thiện triệu chứng do viêm và đau gây ra. Một số loại có thể kể đến như:

  • Diclofenac: Loại thuốc kháng viêm này thuộc nhóm thuốc không chứa steroid. Công dụng của thuốc giúp loại bỏ tình trạng viêm đau, giúp gây tê. Trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc những người có bệnh về dạ dày không nên sử dụng thuốc bừa bãi, tránh phản ứng phụ khong mong muốn xảy ra nguy hại cho sức khỏe.
  • Indomethacin: Thêm một loại thuốc không steroid giúp giảm viêm thường được dùng cho người mắc bệnh viêm phần phụ. Ngoài hỗ trợ điều trị nhanh các triệu chứng của bệnh phụ khoa, thuốc còn được dùng kháng viêm, hạ sốt, giúp điều trị hạ thân nhiệt hiệu quả. Người bị đau dạ dày, mắc bệnh thận, gan, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.

Trên đây là các thuốc điều trị viêm phần phụ thường được chỉ định trong các toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng, thời gian và loại thuốc uống để sớm điều trị khỏi chứng bệnh này.

Một số lưu ý khi điều trị viêm phần phụ bằng thuốc

Điều trị viêm phần phụ bằng thuốc tân dược có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện theo đúng liều lượng, đúng thuốc mà bác sĩ yêu cầu, hay tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm.

Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Theo đó, trong quá trình điều trị, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc, liều lượng khi chưa được hướng dẫn.
  • Không sử dụng thuốc khi chưa thăm khám y tế, không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc, cách chữa có thể gây tương tác thuốc nguy hiểm sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
  • Thông báo cho bác sĩ loại thuốc đang dùng, tình trạng sức khỏe hiện tại để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. 
  • Để đảm bảo an toàn, trong quá trình điều trị viêm phần phụ, chị em phụ nữ nên tạm thời kiêng quan hệ tình dục. Việc có ý định mang thai và sinh
    con trong giai đoạn này tốt nhất cũng nên hoãn lại. Điều trị bệnh ổn định sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi khi người bệnh có ý định sinh con.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, có thành phần nhẹ dịu, tốt nhất ưu tiên loại có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Mặc quần áo thoải mái, quần lót nên chọn loại có chất liệu tốt, mềm, thấm hút. Giặt phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời, tránh mặc quần lót ướt.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên vào những ngày hành kinh, tránh vi khuẩn có điều kiện lưu trú gây hại cho “cô bé”.
  • Ăn uống bồi bổ sức khỏe, lựa chọn thực phẩm tốt, tránh ăn những món chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng. Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố tốt hơn. 
  • Luyện tập thể dục vừa sức, nghỉ ngơi, tránh để cơ thể bị căng thẳng, stress quá mức,…
  • Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc điều trị viêm phần phụ mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ do dược tính của thuốc tân dược tương đối mạnh. Do đó, để điều trị an toàn và hiệu quả, chị em nên dùng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám và thông báo nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm phần phụ có thai được không? Có ảnh hưởng gì?
  • Cách chữa viêm phần phụ bằng bài thuốc đông y

Xem thêm: Top 5 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm: Hướng dẫn cách làm chi tiết

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!