Đau họng khó thở – Biểu hiện nguy hiểm chớ nên xem thường
Triệu chứng đau họng khó thở thường khởi phát do tổn thương ở các cơ quan hô hấp. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.
Đau họng khó thở – Dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn!
Đau họng khó thở thường khởi phát do tổn thương ở đường hô hấp, cơ quan tiêu hóa trên hoặc do hệ thần kinh trung ương.
Triệu chứng này có thể xuất hiện do những nguyên nhân thông thường như vướng dị vật trong họng, viêm họng, cảm lạnh, căng thẳng,… Tuy nhiên trên thực tế triệu chứng đau họng khó thở cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Trước khi tiến hành điều trị, bạn nên xem xét các triệu chứng cơ năng và biểu hiện thực thể để xác định được nguyên nhân bệnh lý mà mình gặp phải.
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau họng, khó thở thường gặp, bao gồm:
1. Viêm họng
Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp trên phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi niêm mạc hầu họng bị sưng đỏ và viêm do virus, vi khuẩn hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
Trong trường hợp viêm họng do virus và vi khuẩn, bạn không chỉ bị đau rát họng thông thường mà còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như sốt, ớn lạnh, khô miệng, khó thở, mệt mỏi, nổi hạch, vướng nghẹn khi nuốt, ho sổ mũi,…
Viêm họng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc và chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
2. Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng amidan ở hai bên hầu họng bị viêm do vi khuẩn và virus. Viêm amidan có triệu chứng khá giống với bệnh viêm họng. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt hai bệnh lý này thông qua biểu hiện thực thể đặc trưng.
Viêm amidan thường gây sưng đỏ hạch amidan ở cổ họng, do đó khi quan sát bạn sẽ thấy hạch này sưng to và đỏ hơn bình thường. Ngoài ra ở những trường hợp nhiễm trùng kéo dài, vi khuẩn có thể tụ mủ ở các kẽ và hốc của amidan.
Khi mới khởi phát, viêm amidan thường chỉ gây đau họng, nóng sốt và mệt mỏi. Tuy nhiên khi tình trạng nhiễm trùng phát triển nặng nề khiến amidan sưng to, bạn có thể bị nghẹn khi nuốt, khó thở, khàn tiếng, mất tiếng,…
3. Viêm thanh quả
n cấp
Thanh quản là cơ quan nằm bên trong cổ họng có vai trò hô hấp và tạo ra âm thanh. Viêm thanh quản cấp xảy ra khi niêm mạc thanh quản bị viêm do nói/ la hét quá lớn, nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Viêm thanh quản cấp ở thể phù nề có thể khiến niêm mạc thanh quản sưng đỏ nghiêm trọng, gây khó thở, đau họng và khó khăn khi nuốt. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể chuyển sang thể loét – đặc trưng bởi các vết loét nông ở niêm mạc thanh quản.
4. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta. Loại ung thư này có mức độ nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên ung thư vòm họng lại không gây ra triệu chứng điển hình nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chỉ phát hiện khi khối u ác tính đã phát triển lớn.
Ban đầu sự xuất hiện của khối u ác ở vòm họng có thể gây đau rát khi nói chuyện và ăn uống. Tuy nhiên theo thời gian, bạn có thể một số triệu chứng nghiêm trọng khác như khó nuốt, đau ngực, khó thở, sụt cân nhanh chóng, người xanh xao,…
5. Viêm thanh thiệt
Thanh thiệt là cơ quan nhỏ bằng sụn nằm dưới đáy lưỡi. Cơ quan này có vai trò ngăn không thức ăn đi vào bên trong khí quản khi nhai nuốt. Khác với tình trạng viêm ở thanh quản hay amidan, viêm thanh thiệt có thể làm bít khí quản và gây tử vong do ngạt thở.
Do đó khi nhận thấy cổ họng sưng đau đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ, nhịp tim nhanh, khó nói chuyện, khàn giọng, khó thở,… bạn nên gọi cấp cứu trong thời gian sớm nhất để tránh các biến chứng khó lường.
6. Vướng dị vật trong cổ họng
Vướng dị vật trong cổ họng có thể gây đau họng và khó nuốt. Tuy nhiên nếu dị vật có kích thước lớn, bạn có thể bị mất tiếng và khó thở.
Vướng dị vật trong cổ họng thường không gây nguy hiểm nếu can thiệp đúng cách. Tuy nhiên nếu dùng tay, dị vật có thể đi sâu vào bên trong cổ họng và gây nghẹt thở. Do đó trong trường hợp này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được can thiệp y tế.
7. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên hiện tượng trào ngược acid lên thực quản có thể gây viêm ở thực quản và hầu họng. Hiện tượng này kéo dài không chỉ gây đau họng mà còn khiến bạn khó thở, nuốt nghẹn, khàn tiếng,…
Trào ngược dạ dày là hội chứng mãn tính và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm nếu bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.
8. Cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm là các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng thường gặp nhất. Cảm lạnh thường do virus gây ra – chủ yếu là chủng Rhinovirus. Bệnh lý này khá lành tính và có xu hướng tự thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.
Tuy nhiên ở một số người có hệ miễn dịch suy yếu, virus gây bệnh có thể bùng phát và làm phát sinh triệu chứng đau rát cổ họng kèm theo hiện tượng nuốt nghẹn, khó thở.
Trong khi đó, cảm cúm có triệu chứng nặng nề hơn cảm lạnh. Bệnh thường khởi phát do virus cúm gây ra và đặc trưng bởi tình trạng đau nhức cơ thể, đau đầu, đau cơ,… Ngoài ra cảm cúm c
òn gây đau họng, ho, mệt mỏi, khô miệng, ớn lạnh, đổ mồ hôi, khó thở,…
9. Hen suyễn
Ngoài ra, đau họng và khó thở có thể là dấu hiệu của cơn hen suyễn cấp tính. Hen suyễn (hen phế quản) là tình trạng đường thở bị viêm mãn tính gây tăng tiết dịch, phù nề, từ đó làm hẹp đường thở và gây ra triệu chứng thở khó, ho, nặng ngực, đau họng,…
Các cơn hen cấp tính thường xảy ra do vận động mạnh, hít phải khói thuốc lá, hóa chất, dị ứng, sử dụng thuốc chẹn beta, mắc bệnh viêm nhiễm tai mũi họng hoặc gặp phải dư chấn tinh thần lớn.
10. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng thông khí phổi bị tắc nghẽn mãn tính. Bệnh khởi phát do hút thuốc lá trong thời gian dài, di truyền, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,…
Các triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm khó thở, đờm ứ trong họng, đau họng, ho, mệt mỏi,… Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra biến chứng lên cơ quan hô hấp, máu và tim nếu không kịp thời can thiệp.
11. Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm ở các đường dẫn không khí bên trong phổi. Tình trạng viêm ở cơ quan này khiến tổ chức dưới niêm mạc bị phù nề gây tăng tiết dịch và co thắt cơ trơn của phế quản, dẫn đến các triệu chứng như ho, cổ họng có đờm, thở khò khè, khó thở, đau họng, nghẹn khi nuốt,…
Viêm phế quản cấp là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp nhất. Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh, thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng và chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra biến chứng lên các cơ quan hô hấp khác.
12. Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng là hệ quả do cơ thể phải đối mặt với dư chấn tinh thần quá lớn hoặc làm việc quá sức trong thời gian dài. Căng thẳng làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng bất lợi đối với tâm lý, thể trạng.
Người bị căng thẳng thường dễ tức giận, khó ngủ, ăn uống không ngon, lo lắng quá mức, rối loạn tiêu hóa, đau/ nghẹn họng, khó thở, khô miệng, hay rùng mình,… Căng thẳng kéo dài có thể gây ra các chứng bệnh về tâm thần như rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Cách khắc phục đau họng khó thở tại nhà
Phần lớn nguyên nhân gây đau họng, khó thở đều là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng bằng một số biện pháp ngay tại nhà:
- Nên nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh để giảm tình trạng khó thở.
- Trong thời gian này cần hạn chế các hoạt động cường độ nặng như chơi thể thao, chạy bộ, mang vác vật nặng, làm việc quá sức,…
- Cố gắng hít thở sâu để điều hòa ống phế quản bên trong phổi và làm giảm tình trạng tắc nghẽn của cơ quan này.
- Sử dụng quạt gió và mở cửa sổ để giảm cảm giác ngột ngạt, khó thở,…
- Pha trà chanh mật ong để làm dịu niêm mạc họng và loại bỏ dịch nhầy ứ đọng ở cơ
quan này. Ngoài ra trà chanh mật ong còn có tác dụng giảm ho và ngứa họng. - Bổ sung nước ép trái cây như nước cam, nho, lựu,… nhằm cung cấp chất lỏng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng nước ép trong thời gian điều trị có thể ức chế nhiễm trùng và nâng cao hoạt động miễn dịch của cơ thể.
- Uống nhiều nước trong thời gian điều trị bệnh. Bổ sung đủ lượng nước có thể giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng và bù lượng chất lỏng thất thoát do nhiễm trùng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng khô mũi và kích thích niêm mạc hầu họng. Ngoài ra bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu tự nhiên (bạc hà, đinh hương, vỏ cam,…) vào máy tạo độ ẩm để tránh cảm giác khó chịu, buồn nôn,… trong thời gian điều trị.
- Nếu viêm họng khởi phát do dị ứng, bạn nên kết hợp việc súc miệng bằng nước muối với thói quen vệ sinh mũi thường xuyên để loại bỏ dị nguyên.
- Thêm gừng, nghệ, tỏi, mè,… vào các món ăn nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
Các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Nếu đau họng khó thở do các bệnh lý mãn tính gây ra, bạn nên thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đau họng khó thở – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau họng khó thở là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng khởi phát do các bệnh về tai mũi họng, bạn có thể sử dụng thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng khởi phát do các bệnh lý nghiêm trọng, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Đau họng và khó thở kéo dài hơn 3 ngày
- Tình trạng khó thở nghiêm trọng dần theo thời gian
- Tay chân lạnh
- Thở khó và có dấu hiệu suy hô hấp
- Người xanh tái
- Vã mồ hôi
- Khạc ra đờm có lẫn máu
- Người sụt cân bất thường
- Choáng váng
Việc chủ động thăm khám có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng đau họng khó thở và có biện pháp điều trị tương ứng. Ngược lại ở một số trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm: Đau họng khạc ra máu – Biểu hiện nguy hiểm nên đi khám ngay
Xem thêm: Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Tin mới nhất
- Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý
- Ung thư vú dạng viêm
- Mắc chứng nuốt nước bọt đau họng bên phải có sao không
- Chàm môi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị bệnh hiệu quả
- Đau dạ dày ăn na được không?
- Bộ Quà Tết Mừng Xuân Nhâm Dần 2022 của Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm – Tết Thêm Khỏe Mạnh – Năm Mới Thành Công
- Thử nghiệm lâm sàng: Cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo bạn nên biết
- Chia sẻ của bệnh nhân chữa viêm họng hạt tại Bệnh viện Tai mũi họng Quân Dân 102
- Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không và cách dùng chuối xanh chữa bệnh
- Tác dụng của cà rốt: Không chỉ cải thiện thị lực mà còn có đến 12 công dụng khác