Hở van dạ dày gây hôi miệng và cách khắc phục
Hở van dạ dày gây hôi miệng là hệ quả do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ dày trào ngược lên vòm họng và thực quản. Để khắc phục tình trạng này, cần kết hợp việc sử dụng thuốc và các biện pháp cải thiện tại nhà hoặc có thể tiến hành phẫu thuật trong những trường hợp cần thiết.
Hở van dạ dày là gì?
Van dạ dày (cơ vòng thực quản) nằm ở tâm vị – cơ quan nối liền giữa thực quản và dạ dày, có chức năng “đóng – mở” nhằm thu nạp thức ăn và ngăn chặn tình trạng dịch vị trào ngược lên dạ dày.
Thông thường van thực quản luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Tuy nhiên ở những người bị hở van dạ dày, cơ quan luôn trong trạng thái “mở” khiến cho dịch vị và thức ăn dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng.
Hở van dạ dày không phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra các triệu chứng bất lợi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp để kéo dài, hở van dạ dày có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, viêm thực quản và hẹp thực quản.
Vì sao hở van dạ dày gây hôi miệng?
Hở van dạ dày thường gây đau thượng vị từng cơn, đau rát cuống họng, buồn nôn, đắng miệng, chướng bụng, ợ hơi và ợ chua. Ngoài ra một số trường hợp có thể đi kèm với triệu chứng hôi miệng.
Thông thường sau khi dung nạp thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị (pepsin và axit clohydric) kết hợp với hoạt động co bóp nhằm tiêu hóa thực phẩm, sau đó vận chuyển xuống tá tràng và đại tràng. Tuy nhiên khi van dạ dày bị hở, mùi khó chịu từ quá trình tiêu hóa sẽ đi ngược lên thực quản và gây hôi miệng.
Ngoài ra có đến 80% bệnh nhân hở van dạ dày bị trào ngược axit lên thực quản và cuống họng. Axit dạ dày không chỉ ăn mòn thành thực quản, gây đau rát cổ họng và viêm amidan mà còn tạo ra mùi hôi khó chịu và gây đắng miệng.
Hở van dạ dày gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và vòm họng mà còn gây ra nhiều khó khăn và bất lợi trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt.
Khắc phục hở van dạ dày gây hôi miệng
Hở van dạ dày gây hôi miệng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm họng, viêm thanh quản, loét thực quản và viêm amidan. Ngoài ra tình trạng này còn tạo tâm lý tự tin và không thoải mái khi giao tiếp.
Để khắc phục triệu chứng hôi miệng do hở van dạ dày, bạn cần điều trị từ nguyên nhân kết hợp với một số biện pháp cải thiện triệu chứng.
1. Điều trị y tế
Điều trị y tế đối với hở van dạ dày bao gồm sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Trước tiên bác sĩ thường chỉ định điều trị bảo tồn trong khoảng 3 – 6 tháng, nếu tình trạng không có cải thiện phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện.
- Sử dụng thuốc: Nhằm hạn chế tình trạng dịch vị trào ngược lên dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp trung hòa axit hoặc thuốc ức chế bài tiết dịch vị như antacid, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamine H2.
- Mổ nội soi Nissen: Hay còn gọi phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị, có tác dụng thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản nhằm hạn chế tình trạng thức ăn và dịch vị trào ngược.
- Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới. Phẫu thuật này sử dụng vòng tròn chứa các hạt titan nhỏ có từ tính, đem quấn quanh cơ vòng thực quản nhằm cải thiện hoạt động co thắt của cơ quan này.
Ưu điểm của giải pháp này nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhanh, không tốn thời gian. Thường chỉ sau 1 vài liều thuốc hoặc 1 lần phẫu thuật, tình trạng hở van dạ dày gây hôi miệng có thể được giải quyết ngay.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là dễ khiến bệnh tái phát. Thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm suy giảm chức năng gan, thận. Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khó lường. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có lựa chọn an toàn nhất.
Bệnh dạ dày là không thể chủ quan – Kết nối ngay để nhận hướng dẫn điều trị tốt nhất
2. Biện pháp giảm hôi miệng tại nhà
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị y tế, bạn có thể phối hợp với một số cách làm giảm hôi miệng tại nhà như:
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả, có thể làm giảm tình trạng hở van dạ dày gây hôi miệng. Ngoài ra súc miệng bằng nước muối thường xuyên còn ngăn ngừa sâu răng và giảm đau rát cổ họng.
Dùng dược liệu đinh hương
Đinh hương có vị cay tê, mùi thơm mạnh, tác dụng kháng khuẩn và đánh bật mùi khó chịu. Sử dụng dược liệu này có thể giảm hôi miệng và ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp của bệnh hở van dạ dày.
Lưu ý: Đinh hương có tác dụng kích thích sản sinh pepsin trong dịch vị dạ dày, do đó bệnh nhân bị hở van dạ dày không nên sử dụng đinh hương ở dạng uống.
Tận dụng vỏ chanh hoặc vỏ quýt
Trong vỏ chanh và vỏ quýt chứa nhiều tinh dầu thơm, có tác dụng khử mùi hôi, làm sạch răng miệng và giảm đau họng. Do đó bạn có thể tận dụng các nguyên liệu này để cải thiện triệu chứng hôi miệng do các bệnh lý ở dạ dày gây ra.
- Cách 1: Nhai trực tiếp vỏ chanh hoặc vỏ quýt rồi nuốt.
- Cách 2: Đem sắc vỏ chanh/ vỏ quýt rồi dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
Tham khảo thêm:Hành trình NSND Trần Nhượng chữa dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc khỏi sau 3 tháng
Súc miệng với giấm táo pha loãng
Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế các virus và vi khuẩn tồn tại trong vòm họng. Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa axit acetic có khả năng khử mùi hôi và hạn chế tình trạng đắng miệng do trào ngược dạ dày.
- Chuẩn bị: 2 thìa giấm táo và 300ml nước đun sôi để nguội
- Thực hiện: Hòa giấm táo với nước và dùng súc miệng, nên thực hiện 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Giấm táo có chứa độ axit cao có thể ăn mòn răng. Vì vậy khi sử dụng, nên pha loãng với nước và dùng với tần suất thích hợp.
Dùng lá bạc hà tươi
Tinh dầu từ lá bạc hà có khả năng sát trùng và khử mùi mạnh. Do đó bạn có thể bổ sung loại thảo dược này vào chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng hở van dạ dày gây hôi miệng. Ngoài ra bạn có thể trị hôi miệng với lá bạc hà bằng các cách sau đây:
- Cách 1: Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi, sau đó đem rửa sạch lá bạc hà, giã nát và cho nước đun sôi để nguội vào. Dùng nước bạc hà súc miệng hằng ngày.
- Cách 2: Rửa sạch 2 – 3 lá bạc hà và nhai trực tiếp nuốt lấy nước.
Tuy nhiên, đây chỉ là những cách làm giảm triệu chứng hôi miệng, chứ không phải biện pháp loại bỏ đi vấn đề chính là hở van dạ dày.
Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng hôi miệng, người bệnh cần điều trị triệt để các nguyên nhân gây ra hở van, đặc biệt là các nguyên nhân thuộc về bệnh lý dạ dày.
Một trong những cách tốt nhất luôn được chuyên gia khuyên dùng là Đông y. Vì phương pháp không chỉ đảm bảo an toàn, lành tính, chấm dứt được bệnh mà còn phục hồi, bồi dưỡng chức năng dạ dày rất tốt.
3. Điều trị tận gốc hở van dạ dày gây hôi miệng bằng bài thuốc thảo dược Đông y
Bài thuốc được tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất hiện nay phải kể đến Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc, được bào chế từ thành phần bao gồm hơn 30 loại thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn, công dụng cao.
Với bài thuốc này, các chứng bệnh về dạ dày dễ dẫn đến hở van như trào ngược thực quản, viêm đau dạ dày đều được giải quyết dứt điểm. Hoặc trong trường hợp nhẹ, thuốc sẽ giúp phòng ngừa để bệnh không tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, Sơ can Bình vị tán cũng có tác dụng phục hồi chức năng dạ dày, giúp hấp thụ dinh dưỡng và đào thải tốt hơn. Nhờ đó loại bỏ thức ăn dư thừa còn ứ đọng trong dạ dày – một phần nguyên nhân gây nên hôi miệng.
Bài thuốc từ nhiều năm nay đã được ứng dụng rất thành công và trở thành giải pháp hàng đầu được người bệnh, chuyên gia và giới nghệ sĩ tin tưởng như NSND Trần Nhượng. Người bệnh nên lựa chọn giải pháp này vì nó đem đến hiệu quả toàn diện, lâu bền nhất.
Xem thêm: Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được giới thiệu trên VTV2 Vì sức khỏe người Việt
Tham khảo thêm:Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán đã được đưa vào ứng dụng chữa bệnh gần 10 năm nay và chứng minh được sự phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, điều trị được nhiều thể bệnh khác nhau. Tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh, mỗi người sẽ có liệu trình riêng biệt. Bởi vậy, để có liệu trình phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh có thể đến Trung tâm thăm khám và nhận hướng dẫn chi tiết.
Cơ hội đánh bay bệnh dạ dày nhanh chóng cùng các bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Phòng ngừa hôi miệng ở bệnh nhân hở van dạ dày
Hở van dạ dày là yếu tố chính gây hôi miệng. Tuy nhiên tình trạng còn chịu ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy để giảm thiểu chứng hôi miệng do hở van dạ dày, bạn nên kết hợp điều trị với các biện pháp phòng ngừa sau:
- Hạn chế các loại thực phẩm có mùi nồng và có khả năng kích thích dạ dày như trái cây có vị chua, dưa muối, kim chi, măng chua, tỏi,…
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống nước ngọt có gas, cà phê và sử dụng rượu bia.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có mùi thơm, dễ tiêu hóa và có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày như cam, bưởi, quýt, nho, thì là, rau xanh, ngũ cốc, gừng,…
- Tránh thức khuya và căng thẳng, nên kiểm soát cảm giác tiêu cực, ngủ sớm và ngủ đủ 7
– 8 giờ/ ngày. - Vận động thường xuyên có thể cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản dưới và tăng cường chức năng của dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Không nên để bụng quá đói hoặc quá no, đồng thời nên ăn bữa tối trước giờ ngủ ít nhất 3 – 4 giờ đồng hồ.
- Nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày và kích thích dịch vị trào ngược.
Hở van dạ dày gây hôi miệng có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà kết hợp với việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên với những trường hợp không có cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để thực hiện các phẫu thuật cần thiết.
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có cách xử lý an toàn, triệt để nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh và luôn có sức khỏe tốt.
Thông tin tham khảo
- Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi hàng trăm bệnh nhân dạ dày lâu năm gửi trọn niềm tin
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
Xem thêm: 5 cách giảm đau tức tinh hoàn nhanh chóng, hiệu quả
Tin mới nhất
- Mắc lừa bác nông dân, vị luật sư nhận quả đắng
- Người u xơ tử cung nên ăn gì, tránh gì tốt?
- Sữa dành cho người tiểu đường: Chọn thế nào cho đúng?
- Viêm dạ dày độ A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách điều trị
- Sách tô màu: liệu pháp màu sắc giúp giảm stress
- Nữ giới và tình dục
- [Cảnh báo] Tinh trùng màu vàng là gì, có nguy hiểm không?
- Các cách chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay là gì? Chia sẻ từ chuyên gia
- Các Loại Thuốc Bôi Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng [UPDATE 2020]
- Nang tụy
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Cách chữa viêm mũi dị ứng “KẾT TINH” từ hơn 100 bài thuốc cổ phương
- TIN TỨC UNG THƯ Nguyên nhân cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách trị ra sao
- TIN TỨC UNG THƯ Ngứa vùng bụng: Hiểu nguyên nhân để điều trị hiệu quả