10 cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt: Khi nào thì nghiêm trọng?
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường khiến bạn chẳng còn động lực để làm gì và chỉ muốn nằm ườn trên giường say giấc nồng. Vậy cơn đau đầu khi hành kinh có đáng lo hay không?
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường khiến bạn chẳng còn động lực để làm gì và chỉ muốn nằm ườn trên giường say giấc nồng. Vậy cơn đau đầu khi hành kinh có đáng lo hay không?
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường không đáng lo bởi tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Nồng độ hormone bị suy giảm nhiều sẽ làm cho bạn dễ bị đau đầu do nội tiết tố hoặc đau đầu nửa kinh nguyệt. Vì lý do này mà nhiều phụ nữ cũng thường nhận thấy mình bị đau đầu trước khi hành kinh.
Tuy chứng đau đầu khi có kinh nguyệt là không đáng lo nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu thường xuyên, đau đột ngột kèm nhiều triệu chứng bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị đau đầu khi có kinh nguyệt để giảm mệt mỏi và những trường hợp đau đầu nào là nghiêm trọng để đến bệnh viện điều trị kịp thời nhé.
Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng thuốc
Cách điều trị đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu kinh nguyệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc và hỗ trợ thêm các cách giảm đau bằng những phương pháp tại nhà.
1. Điều trị đau đầu theo chỉ định từ bác sĩ
Việc sử dụng thuốc trong thời gian đau đầu khi có kinh nguyệt thường là cách mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc sử dụng liệu pháp hormone.
2. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng thuốc không kê đơn
Những loại thuốc giảm đau không kê đơn thường có tác dụng giảm những cơn đau đầu do căng thẳng và do mức sắt thấp gây thiếu máu. Các loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau là ibuprofen, natri naproxen, aspirin, acetaminophen…
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung sắt để hỗ trợ giảm chứng đau đầu nếu gặp tình trạng này do thiếu máu thiếu sắt. Thuốc sắt sẽ giúp bạn giảm thiểu da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu…
Những loại thuốc trên đây có thể làm giảm viêm và giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng đau không thuyên giảm.
3. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng liệu pháp hormone
Nếu thuốc không kê đơn không giúp bạn trị chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp hormone để cải thiện triệu chứng.
Tùy vào triệu chứng mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc dưới đây nhằm giúp giảm cơn đau đầu:
• Bổ sung estrogen: Bạn có thể được yêu cầu bổ sung estrogen (Estradiol) để điều hòa nội tiết tố trước chu kỳ kinh nguyệt (nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu).
• Dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố: Biện pháp tránh thai nội tiết tố sẽ giúp bạn cân bằng nồng độ hormone và ngăn chặn chứng đau nửa đầu kinh nguyệt.
• Nhóm thuốc triptan: Một nhóm thuốc khác cũng được thiết kế để trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng là triptan. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích serotonin giúp giảm viêm và co bóp các mạch máu, do đó ngăn chặn chứng đau nửa đầu.
• Các loại thuốc theo toa: Một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu là opioid, glucocorticoid, dihydroergotamine và ergotamine. Nếu bạn bị nôn mửa hoặc buồn nôn nghiêm trọng khi bị đau nửa đầu kinh nguyệt thì bác sĩ cũng có thể cấp thuốc chống buồn nôn theo toa cho bạn.
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường không đáng lo bởi tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Nồng độ hormone bị suy giảm nhiều sẽ làm cho bạn dễ bị đau đầu do nội tiết tố hoặc đau đầu nửa kinh nguyệt. Vì lý do này mà nhiều phụ nữ cũng thường nhận thấy mình bị đau đầu trước khi hành kinh.
Tuy chứng đau đầu khi có kinh nguyệt là không đáng lo nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu thường xuyên, đau đột ngột kèm nhiều triệu chứng bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị đau đầu khi có kinh nguyệt để giảm mệt mỏi và những trường hợp đau đầu nào là nghiêm trọng để đến bệnh viện điều trị kịp thời nhé.
Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng thuốc
Cách điều trị đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu kinh nguyệt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc và hỗ trợ thêm các cách giảm đau bằng những phương pháp tại nhà.
1. Điều trị đau đầu theo chỉ định từ bác sĩ
Việc sử dụng thuốc trong thời gian đau đầu khi có kinh nguyệt thường là cách mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc sử dụng liệu pháp hormone.
2. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng thuốc không kê đơn
Những loại thuốc giảm đau không kê đơn thường có tác dụng giảm những cơn đau đầu do căng thẳng và do mức sắt thấp gây thiếu máu. Các loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau là ibuprofen, natri naproxen, aspirin, acetaminophen…
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung sắt để hỗ trợ giảm chứng đau đầu nếu gặp tình trạng này do thiếu máu thiếu sắt. Thuốc sắt sẽ giúp bạn giảm thiểu da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu…
Những loại thuốc trên đây có thể làm giảm viêm và giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng đau không thuyên giảm.
3. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng liệu pháp hormone
Nếu thuốc không kê đơn không giúp bạn trị chứng đau nửa đầu kinh nguyệt thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp hormone để cải thiện triệu chứng.
Tùy vào triệu chứng mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc dưới đây nhằm giúp giảm cơn đau đầu:
• Bổ sung estrogen: Bạn có thể được yêu cầu bổ sung estrogen (Estradiol) để điều hòa nội tiết tố trước chu kỳ kinh nguyệt (nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu).
• Dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố: Biện pháp tránh thai nội tiết tố sẽ giúp bạn cân bằng nồng độ hormone và ngăn chặn chứng đau nửa đầu kinh nguyệt.
• Nhóm thuốc triptan: Một nhóm thuốc khác cũng được thiết kế để trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng là triptan. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích serotonin giúp giảm viêm và co bóp các mạch máu, do đó ngăn chặn chứng đau nửa đầu.
• Các loại thuốc theo toa: Một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu là opioid, glucocorticoid, dihydroergotamine và ergotamine. Nếu bạn bị nôn mửa hoặc buồn nôn nghiêm trọng khi bị đau nửa đầu kinh nguyệt thì bác sĩ cũng có thể cấp thuốc chống buồn nôn theo toa cho bạn.
Bên cạnh các loại thuốc, bạn có thể kết hợp những phương pháp chữa bệnh tại nhà để hỗ trợ xua tan cơn đau đầu cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà
Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc kết hợp với một số biện pháp khắc phục bệnh tại nhà để giúp kiểm soát cơn đau đầu. Dưới đây là những cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà để bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi khi hành kinh.
1. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng vitamin
Bạn có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu bằng cách bổ sung các vitamin như vitamin B2, coenzyme Q10 và magie. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin, đặc biệt đang trong thời gian mang thai hoặc đang dùng thuốc.
2. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng caffeine
Caffeine có thể là một cách giúp giảm đau đầu do nội tiết tố. Bạn có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu thụ những loại thực phẩm có caffeine như chocolate, trà hoặc cà phê với liều lượng phù hợp. Trên thực tế, một số loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có chứa thành phần caffeine.
Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều caffeine gây ra tình trạng nghiện. Khi đó, nếu bạn ngừng sử dụng caffeine đột ngột sau khi hành kinh thì sẽ gây ra chứng đau đầu do cai nghiện.
3. Dùng liệu pháp lạnh
Bạn bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp lên trán trong vòng 10 phút rồi bỏ khăn 10 phút và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi thấy đỡ đau đầu. Liệu pháp lạnh có thể giúp bạn giảm viêm và làm giảm cảm giác đau.
4. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng bài tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga hay hít thở sâu để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu.
Trạng thái thư giãn cơ thể cũng là một cách kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể như nhịp tim và huyết áp. Khi giảm căng thẳng, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.
5. Dùng liệu pháp châm cứu
Khi bạn dùng liệu pháp châm cứu, các chuyên viên sẽ chèn những cây kim nhỏ vào các điểm áp lực khác nhau trên cơ thể của bạn. Điều này giúp kích thích giải phóng endorphin, những hormone giúp bạn đối phó với căng thẳng và đau đớn.
6. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng cách nghỉ ngơi
Bạn có thể bị đau đầu hơn khi ngủ quá ít. Vì thế, bạn nên lên kế hoạch ngủ ít nhất 7 – 9 giờ mỗi đêm để cải thiện tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt. Bạn cũng cần biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ để có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn nên để các thiết bị điện tử ở ngoài phòng ngủ và giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái nhất.
7. Dùng liệu pháp massage
Liệu pháp massage có thể giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng ở vai, lưng và cổ của bạn. Liệu pháp này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau đầu do căng thẳng hay các cơn đau nửa đầu.
Bạn nên thường xuyên thực hiện những phương pháp giảm đau đầu khi có kinh nguyệt để bạn thư giãn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu ngày càng nghiêm trọng kèm theo những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị.
Trường hợp cơn đau đầu của bạn nghiêm trọng
Thông thường, đau đầu khi có kinh nguyệt sẽ hết sau kỳ hành kinh. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy mình gặp những triệu chứng đau đầu bất thường hoặc đau đầu mãn tính thì nên đến bác sĩ thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những bệnh lý khác. Dưới đây là những triệu chứng đau đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bên cạnh các loại thuốc, bạn có thể kết hợp những phương pháp chữa bệnh tại nhà để hỗ trợ xua tan cơn đau đầu cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà
Bạn có thể điều trị cơn đau đầu bằng thuốc kết hợp với một số biện pháp khắc phục bệnh tại nhà để giúp kiểm soát cơn đau đầu. Dưới đây là những cách giảm đau đầu khi có kinh nguyệt tại nhà để bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi khi hành kinh.
1. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng vitamin
Bạn có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu bằng cách bổ sung các vitamin như vitamin B2, coenzyme Q10 và magie. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin, đặc biệt đang trong thời gian mang thai hoặc đang dùng thuốc.
2. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng caffeine
Caffeine có thể là một cách giúp giảm đau đầu do nội tiết tố. Bạn có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu thụ những loại thực phẩm có caffeine như chocolate, trà hoặc cà phê với liều lượng phù hợp. Trên thực tế, một số loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có chứa thành phần caffeine.
Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều caffeine gây ra tình trạng nghiện. Khi đó, nếu bạn ngừng sử dụng caffeine đột ngột sau khi hành kinh thì sẽ gây ra chứng đau đầu do cai nghiện.
3. Dùng liệu pháp lạnh
Bạn bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp lên trán trong vòng 10 phút rồi bỏ khăn 10 phút và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi thấy đỡ đau đầu. Liệu pháp lạnh có thể giúp bạn giảm viêm và làm giảm cảm giác đau.
4. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng bài tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga hay hít thở sâu để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu.
Trạng thái thư giãn cơ thể cũng là một cách kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể như nhịp tim và huyết áp. Khi giảm căng thẳng, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.
5. Dùng liệu pháp châm cứu
Khi bạn dùng liệu pháp châm cứu, các chuyên viên sẽ chèn những cây kim nhỏ vào các điểm áp lực khác nhau trên cơ thể của bạn. Điều này giúp kích thích giải phóng endorphin, những hormone giúp bạn đối phó với căng thẳng và đau đớn.
6. Giảm đau đầu khi có kinh nguyệt bằng cách nghỉ ngơi
Bạn có thể bị đau đầu hơn khi ngủ quá ít. Vì thế, bạn nên lên kế hoạch ngủ ít nhất 7 – 9 giờ mỗi đêm để cải thiện tình trạng đau đầu khi có kinh nguyệt. Bạn cũng cần biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ để có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn nên để các thiết bị điện tử ở ngoài phòng ngủ và giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái nhất.
7. Dùng liệu pháp massage
Liệu pháp massage có thể giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng ở vai, lưng và cổ của bạn. Liệu pháp này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau đầu do căng thẳng hay các cơn đau nửa đầu.
Bạn nên thường xuyên thực hiện những phương pháp giảm đau đầu khi có kinh nguyệt để bạn thư giãn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu ngày càng nghiêm trọng kèm theo những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị.
Trường hợp cơn đau đầu của bạn nghiêm trọng
Thông thường, đau đầu khi có kinh nguyệt sẽ hết sau kỳ hành kinh. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy mình gặp những triệu chứng đau đầu bất thường hoặc đau đầu mãn tính thì nên đến bác sĩ thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những bệnh lý khác. Dưới đây là những triệu chứng đau đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
1. Bạn gặp khó khăn khi nói chuyện
Khi bạn thấy cơn đau dữ dội kèm với cơn đau ở mắt hoặc ở phía sau đầu thì bạn có khả năng bị đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não do cục máu đông (loại phổ biến nhất) hoặc chảy máu trong não. Mặc dù đột quỵ có thể gây ra cơn đau đầu dữ dội nhưng chúng cũng thường gây ra các triệu chứng khác như liệt mặt hoặc tê liệt, yếu ở một bên cơ thể, nói chậm và khó suy nghĩ.
Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần phải được điều trị kịp thời và nhanh chóng ngay khi thấy những triệu chứng bất thường.
2. Cơn đau đầu tệ hơn vào buổi sáng
Nếu bạn thấy đau đầu dữ dội vào buổi sáng hoặc cơn đau khiến bạn bị thức giấc lúc nửa đêm thì nên đến bệnh viện thăm khám bệnh. Nguyên nhân này có thể là do áp lực tăng từ khối u.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn chụp CT hoặc MRI não và kiểm tra các mạch máu dựa trên các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
3. Bạn cảm thấy cổ cứng
Viêm màng não là tình trạng viêm của màng cứng bao quanh não và tủy sống. Đây là một tình trạng bệnh xảy ra do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Viêm màng não do vi khuẩn có xu hướng nghiêm trọng hơn do virus. Khoảng 4.000 người bị viêm màng não do vi khuẩn mỗi năm ở Mỹ.
Nếu bạn đau đầu dữ dội đột ngột cùng với triệu chứng sốt cao và đau cổ thì nên đi bệnh viện ngay lập tức. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu bạn điều trị kịp thời.
4. Cơn đau đầu của bạn không dứt
Nếu cơn đau đầu của bạn không dứt dù đã uống thuốc giảm đau và thực hiện những phương pháp giảm đau tại nhà thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
5. Tầm nhìn của bạn bị thay đổi
Nếu cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị giác, giảm thị lực, mệt mỏi và ngứa ran thì bạn cũng cần đến bệnh viện thăm khám sớm. Nghiên cứu cho thấy 1/3 những người mắc chứng đau nửa đầu thường cảm thấy choáng váng. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy choáng váng mà bị mờ mắt, thay đổi thị lực và khó tập tập trung kèm với đau đầu thì nên đi kiểm tra.
6. Cơn đau đầu đến bất ngờ
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường kéo dài trong giai đoạn nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu đột ngột đến khiến bạn có cảm giác như ai đó đánh vào đầu mình nhưng cơn đau chỉ kéo dài vài giây đến 1 phút thì nên đi khám và điều trị.
7. Bạn thay đổi hành vi
Nếu bạn đã bị đau đầu ngày càng nặng hơn kèm theo những thay đổi trong hành vi thì đây có thể là dấu hiệu xuất huyết khối u trong não. Các khối u trong não dù là ác tính hay lành tính thì cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Các khối u bất thường xuất hiện trong não của bạn có thể đè lên các mạch máu gây ra tình trạng đau đầu và cũng làm thay đổi thần kinh. Những thay đổi này có thể khiến bạn bị u não ác tính (ung thư) và trải qua những thay đổi hành vi.
Bạn cũng có thể gặp vấn đề với trí nhớ, sự tập trung, suy nghĩ, đọc và viết hoặc kiểm soát cảm xúc. Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu thấy mình có sự thay đổi trong hành vi.
Đau đầu khi có kinh nguyệt thường không đáng lo nếu như bạn biết cách nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Bạn cũng nên lưu ý tránh làm việc quá căng thẳng để cơn đau đầu trở nặng thêm.
Nếu cơn đau đầu của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm và có xu hướng ngày càng nặng thêm dù đã thử nhiều cách thì bạn nên đến gặp bác sĩ làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm nhé.
1. Bạn gặp khó khăn khi nói chuyện
Khi bạn thấy cơn đau dữ dội kèm với cơn đau ở mắt hoặc ở phía sau đầu thì bạn có khả năng bị đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não do cục máu đông (loại phổ biến nhất) hoặc chảy máu trong não. Mặc dù đột quỵ có thể gây ra cơn đau đầu dữ dội nhưng chúng cũng thường gây ra các triệu chứng khác như liệt mặt hoặc tê liệt, yếu ở một bên cơ thể, nói chậm và khó suy nghĩ.
Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần phải được điều trị kịp thời và nhanh chóng ngay khi thấy những triệu chứng bất thường.
2. Cơn đau đầu tệ hơn vào buổi sáng
Nếu bạn thấy đau đầu dữ dội vào buổi sáng hoặc cơn đau khiến bạn bị thức giấc lúc nửa đêm thì nên đến bệnh viện thăm khám bệnh. Nguyên nhân này có thể là do áp lực tăng từ khối u.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn chụp CT hoặc MRI não và kiểm tra các mạch máu dựa trên các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
3. Bạn cảm thấy cổ cứng
Viêm màng não là tình trạng viêm của màng cứng bao quanh não và tủy sống. Đây là một tình trạng bệnh xảy ra do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Viêm màng não do vi khuẩn có xu hướng nghiêm trọng hơn do virus. Khoảng 4.000 người bị viêm màng não do vi khuẩn mỗi năm ở Mỹ.
Nếu bạn đau đầu dữ dội đột ngột cùng với triệu chứng sốt cao và đau cổ thì nên đi bệnh viện ngay lập tức. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu bạn điều trị kịp thời.
4. Cơn đau đầu của bạn không dứt
Nếu cơn đau đầu của bạn không dứt dù đã uống thuốc giảm đau và thực hiện những phương pháp giảm đau tại nhà thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
5. Tầm nhìn của bạn bị thay đổi
Nếu cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị giác, giảm thị lực, mệt mỏi và ngứa ran thì bạn cũng cần đến bệnh viện thăm khám sớm. Nghiên cứu cho thấy 1/3 những người mắc chứng đau nửa đầu thường cảm thấy choáng váng. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy choáng váng mà bị mờ mắt, thay đổi thị lực và khó tập tập trung kèm với đau đầu thì nên đi kiểm tra.
6. Cơn đau đầu đến bất ngờ
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường kéo dài trong giai đoạn nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu đột ngột đến khiến bạn có cảm giác như ai đó đánh vào đầu mình nhưng cơn đau chỉ kéo dài vài giây đến 1 phút thì nên đi khám và điều trị.
7. Bạn thay đổi hành vi
Nếu bạn đã bị đau đầu ngày càng nặng hơn kèm theo những thay đổi trong hành vi thì đây có thể là dấu hiệu xuất huyết khối u trong não. Các khối u trong não dù là ác tính hay lành tính thì cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Các khối u bất thường xuất hiện trong não của bạn có thể đè lên các mạch máu gây ra tình trạng đau đầu và cũng làm thay đổi thần kinh. Những thay đổi này có thể khiến bạn bị u não ác tính (ung thư) và trải qua những thay đổi hành vi.
Bạn cũng có thể gặp vấn đề với trí nhớ, sự tập trung, suy nghĩ, đọc và viết hoặc kiểm soát cảm xúc. Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu thấy mình có sự thay đổi trong hành vi.
Đau đầu khi có kinh nguyệt thường không đáng lo nếu như bạn biết cách nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Bạn cũng nên lưu ý tránh làm việc quá căng thẳng để cơn đau đầu trở nặng thêm.
Nếu cơn đau đầu của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm và có xu hướng ngày càng nặng thêm dù đã thử nhiều cách thì bạn nên đến gặp bác sĩ làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm nhé.
28
7
Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Phương pháp điều trị
Tin mới nhất
- Cổ họng đau rát khi nuốt và cách điều trị nhanh khỏi
- Ung Thư Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Dấu Hiệu Điều Trị A-Z
- Diếp Cá Vương hỗ trợ điều trị bệnh táo bón và bệnh trĩ
- Thử ngay 8 cách trị mụn bọc bằng tỏi đơn giản rẻ tiền
- Mất ngủ sau sinh – 60% mẹ gặp và đây là cách trị
- Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2: Chuyện đơn giản!
- Cúm A (H1N1)
- Viêm họng hạt: Nhận biết triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất
- Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là bị gì, có nguy hiểm?
- Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)