Đau nhức đầu gối: Những điều cần biết

Đau nhức đầu gối là tình trạng không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ vẫn có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu gối, chẳng hạn như tổn thương sụn đầu gối, dây chằng, gân hoặc các mô cơ khác.

Đau nhức đầu gối là tình trạng không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ vẫn có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu gối, chẳng hạn như tổn thương sụn đầu gối, dây chằng, gân hoặc các mô cơ khác.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp điều trị đau nhức xương khớp gối.

Các triệu chứng đi kèm với đau nhức đầu gối

Đầu gối là khớp lớn nhất và chịu sức căng nhiều nhất trong cơ thể. Đây là một hệ thống phức tạp cấu thành từ xương, sụn, dây chằng, gân và cơ, chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng và phối hợp chuyển động của cả cơ thể.

Đầu gối là bộ phận tham gia vào rất nhiều thao tác trong đời sống sinh hoạt như bước, đi bộ, đứng lên và ngồi xuống. Việc thường xuyên sử dụng khớp gối cũng khiến tình trạng đau nhức đầu gối dễ dàng xảy ra.

Nếu không có chấn thương xảy ra nhưng bạn vẫn cảm thấy đầu gối đau nhức âm ỉ thì đó thường là dấu hiệu của tình trạng đau mạn tính. Các triệu chứng đi kèm cũng giống như khi đau đầu gối cấp tính (tạm thời), bao gồm:

  • Đầu gối sưng tấy, đỏ
  • Cứng khớp
  • Có cảm giác ấm nóng
  • Không thể co duỗi đầu gối một cách bình thường
  • Có tiếng lục cục trong khớp gối khi cử động
  • Cảm giác đầu gối yếu sức, đặc biệt là sau khi trải qua hoạt động với cường độ cao

Tuy nhiên, vì đau nhức đầu gối mạn tính rất khác với đau cấp tính nên bạn sẽ cần sự chẩn đoán và đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

Vì sao bạn bị đau nhức đầu gối?

Đau nhức đầu gối thường hiếm khi là kết quả của một tình trạng đơn lẻ mà sẽ có liên quan đến nhiều nguyên nhân như căng giãn, viêm hoặc chấn thương không được điều trị.

Đau đầu gối do các chấn thương không được điều trị

Nếu bất kỳ bộ phận nào bên trong đầu gối không hoạt động đúng cách, các phần khác của đầu gối sẽ cố gắng “bù đắp”, dẫn đến căng giãn và dần dần trở thành cơn đau mãn tính.

Đầu gối còn là vị trí rất dễ bị tổn thương nhưng lại không nhận được nhiều sự quan tâm, bảo vệ. Nếu không cẩn thận trong sinh hoạt và tập luyện, bạn có thể gặp phải những vấn đề như gãy xương đầu gối, bong gân, đứt dây chằng hay rách sụn chêm. Do vậy, nếu cơn đau nhẹ ở đầu gối của bạn vẫn không thuyên giảm sau một ngày nghỉ ngơi, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đau nhức xương khớp gối do viêm

Viêm gây đau nhức đầu gối phổ biến là viêm khớp. Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ nhiều tình trạng gây viêm đau và cứng xương khớp. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến xương và các bao hoạt dịch, gây cứng khớp mạn tính và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức đầu gối âm ỉ, hạn chế khả năng vận động.

Nhức đầu gối do mắc các tình trạng cơ xương khớp

Một nguyên nhân khác khiến đầu gối của bạn thường sưng, nhức chính là các tình trạng bệnh lý của cơ xương khớp.

Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm là hai mảnh sụn có vai trò hấp thụ lực sốc ở đầu gối, nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Chấn thương sụn chêm thường gặp nhất là rách sụn chêm, gây sưng đau bên trong đầu gối, mất độ ổn định của khớp gối cũng như làm cứng khớp.

Tổn thương dạng này thường xảy ra kèm với một chấn thương khác ở đầu gối, chẳng hạn như khi chuyển động quá mạnh, bị đánh trực tiếp hay bị trật khớp gối. Đối với người lớn tuổi hoạt động bình thường cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu sụn chêm bị mỏng và mòn do lão hóa.

Các triệu chứng bao gồm đau đầu gối, đầu gối cứng và sưng. Chấn thương sụn chêm cũng khiến đầu gối mất khả năng cử động chính xác, làm người bệnh có cảm giác bị “khóa” khớp gối, khó xoay chuyển và giữ trọng tâm cơ thể.

Tùy thuộc vào loại chấn thương cũng như sự chăm sóc hỗ trợ hợp lý (nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc bổ khớp, giảm đau) mà tổn thương sụn chêm có thể phục hồi. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối để điều trị tổn thương.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp điều trị đau nhức xương khớp gối.

Các triệu chứng đi kèm với đau nhức đầu gối

Đầu gối là khớp lớn nhất và chịu sức căng nhiều nhất trong cơ thể. Đây là một hệ thống phức tạp cấu thành từ xương, sụn, dây chằng, gân và cơ, chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng và phối hợp chuyển động của cả cơ thể.

Đầu gối là bộ phận tham gia vào rất nhiều thao tác trong đời sống sinh hoạt như bước, đi bộ, đứng lên và ngồi xuống. Việc thường xuyên sử dụng khớp gối cũng khiến tình trạng đau nhức đầu gối dễ dàng xảy ra.

Nếu không có chấn thương xảy ra nhưng bạn vẫn cảm thấy đầu gối đau nhức âm ỉ thì đó thường là dấu hiệu của tình trạng đau mạn tính. Các triệu chứng đi kèm cũng giống như khi đau đầu gối cấp tính (tạm thời), bao gồm:

  • Đầu gối sưng tấy, đỏ
  • Cứng khớp
  • Có cảm giác ấm nóng
  • Không thể co duỗi đầu gối một cách bình thường
  • Có tiếng lục cục trong khớp gối khi cử động
  • Cảm giác đầu gối yếu sức, đặc biệt là sau khi trải qua hoạt động với cường độ cao

Tuy nhiên, vì đau nhức đầu gối mạn tính rất khác với đau cấp tính nên bạn sẽ cần sự chẩn đoán và đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

Vì sao bạn bị đau nhức đầu gối?

Đau nhức đầu gối thường hiếm khi là kết quả của một tình trạng đơn lẻ mà sẽ có liên quan đến nhiều nguyên nhân như căng giãn, viêm hoặc chấn thương không được điều trị.

Đau đầu gối do các chấn thương không được điều trị

Nếu bất kỳ bộ phận nào bên trong đầu gối không hoạt động đúng cách, các phần khác của đầu gối sẽ cố gắng “bù đắp”, dẫn đến căng giãn và dần dần trở thành cơn đau mãn tính.

Đầu gối còn là vị trí rất dễ bị tổn thương nhưng lại không nhận được nhiều sự quan tâm, bảo vệ. Nếu không cẩn thận trong sinh hoạt và tập luyện, bạn có thể gặp phải những vấn đề như gãy xương đầu gối, bong gân, đứt dây chằng hay rách sụn chêm. Do vậy, nếu cơn đau nhẹ ở đầu gối của bạn vẫn không thuyên giảm sau một ngày nghỉ ngơi, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đau nhức xương khớp gối do viêm

Viêm gây đau nhức đầu gối phổ biến là viêm khớp. Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ nhiều tình trạng gây viêm đau và cứng xương khớp. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến xương và các bao hoạt dịch, gây cứng khớp mạn tính và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức đầu gối âm ỉ, hạn chế khả năng vận động.

Nhức đầu gối do mắc các tình trạng cơ xương khớp

Một nguyên nhân khác khiến đầu gối của bạn thường sưng, nhức chính là các tình trạng bệnh lý của cơ xương khớp.

Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm là hai mảnh sụn có vai trò hấp thụ lực sốc ở đầu gối, nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Chấn thương sụn chêm thường gặp nhất là rách sụn chêm, gây sưng đau bên trong đầu gối, mất độ ổn định của khớp gối cũng như làm cứng khớp.

Tổn thương dạng này thường xảy ra kèm với một chấn thương khác ở đầu gối, chẳng hạn như khi chuyển động quá mạnh, bị đánh trực tiếp hay bị trật khớp gối. Đối với người lớn tuổi hoạt động bình thường cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu sụn chêm bị mỏng và mòn do lão hóa.

Các triệu chứng bao gồm đau đầu gối, đầu gối cứng và sưng. Chấn thương sụn chêm cũng khiến đầu gối mất khả năng cử động chính xác, làm người bệnh có cảm giác bị “khóa” khớp gối, khó xoay chuyển và giữ trọng tâm cơ thể.

Tùy thuộc vào loại chấn thương cũng như sự chăm sóc hỗ trợ hợp lý (nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc bổ khớp, giảm đau) mà tổn thương sụn chêm có thể phục hồi. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối để điều trị tổn thương.

Thoái hóa khớp gối

Khớp gối có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chuyển động bình thường của chân cũng như nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khớp gối hoạt động được nhờ sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao khớp.

Trong bệnh lý thoái hóa khớp gối, lớp sụn ở 2 đầu xương mòn đi, màng hoạt dịch khớp thoát ra bên ngoài, đầu xương chèn ép, cọ xát lên nhau. Những triệu chứng nổi bật là đau, sưng cả hai đầu gối, cứng khớp gối (nhất là vào buổi sáng), đầu gối khó vận động một cách bình thường, cấu trúc khớp gối kém ổn định. Thoái hóa khớp gối là bệnh tiến triển chậm nhưng cơn đau nhức đầu gối gây ra lại có chiều hướng nặng hơn theo thời gian.

Bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân, yếu tố như:

  • Tuổi cao: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối nhất vì cơ thể lão hóa, sụn khớp mòn, dịch khớp ít đi khiến khớp gối yếu dần, thường xuyên đau nhức.
  • Chấn thương. Khi khớp gối phải chịu một ngoại lực lớn từ bên ngoài do tai nạn, té ngã…, khớp có thể bị tổn thương nặng. Gân, sụn dễ bị rách, khớp tràn dịch gây viêm.
  • Thừa cân, béo phì. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn những người bình thường do trọng lượng càng nặng, áp lực lên khớp gối càng nhiều.
  • Thường xuyên vận động quá sức. Thoái hóa khớp gối có thể là hậu quả từ nghề nghiệp, công việc yêu cầu nhiều hoạt động cần dùng sức căng của khớp như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (khoảng 25kg trở lên). Các cầu thủ bóng đá, người chơi tennis hoặc vận động viên chạy đường dài cũng là các đối tượng nguy cơ.

Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Viêm bao hoạt dịch đầu gối là tình trạng viêm của bao hoạt dịch bên dưới xương bánh chè. Đối tượng dễ mắc tình trạng này là những người tiếp xúc đầu gối (quỳ gối) lâu trên bề mặt cứng hoặc do chấn thương, biến chứng từ thoái hóa khớp hay bệnh gút.

Một nguyên nhân khác của viêm bao hoạt dịch khớp gối là do vận động quá sức như tập luyện thể thao hoặc tính chất công việc nặng nhọc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể là vô căn.

Các triệu chứng bệnh bao gồm sưng đầu gối và đau dưới xương bánh chè, thường ở một bên đầu gối và mang tính tự phát. Cơn đau nhức đầu gối có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Viêm gân xương bánh chè (Jumper’s knee)

Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị viêm sưng tấy và đau. Cần phân biệt viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau. Triệu chứng điển hình là đau đầu gối, cứng khớp gối. Cơn đau thường tự phát, trở nặng khi đi lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Cơn đau do viêm gân xương bánh chè ban đầu chỉ có thể xuất hiện trong lúc tập thể thao. Tuy nhiên, theo thời gian, gân bị tổn thương và viêm nhiều hơn nên cơn đau sẽ trở thành mãn tính.

Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral pain syndrome)

Hội chứng đau bánh chè – đùi (PFPS) còn được gọi là hội chứng khớp xương bánh chè hay hội chứng đau khớp đầu gối. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở phía trước đầu gối và xung quanh xương bánh chè trong khi chạy, ngồi xổm hoặc leo cầu thang. Nếu ngồi với tư thế vắt chéo chân lâu cũng có thể kích hoạt cơn đau.

Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này là do vận động quá sức, thường xảy ra ở người tập luyện thể thao, nhất là khi người tập đã từng gặp chấn thương ở gối trước đó. Cường độ tập luyện cao làm mòn lớp sụn bên dưới xương bánh chè và gây đau khi hoạt động thể chất.

Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial (it) band syndrome)

Thoái hóa khớp gối

Khớp gối có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chuyển động bình thường của chân cũng như nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khớp gối hoạt động được nhờ sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao khớp.

Trong bệnh lý thoái hóa khớp gối, lớp sụn ở 2 đầu xương mòn đi, màng hoạt dịch khớp thoát ra bên ngoài, đầu xương chèn ép, cọ xát lên nhau. Những triệu chứng nổi bật là đau, sưng cả hai đầu gối, cứng khớp gối (nhất là vào buổi sáng), đầu gối khó vận động một cách bình thường, cấu trúc khớp gối kém ổn định. Thoái hóa khớp gối là bệnh tiến triển chậm nhưng cơn đau nhức đầu gối gây ra lại có chiều hướng nặng hơn theo thời gian.

Bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân, yếu tố như:

  • Tuổi cao: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối nhất vì cơ thể lão hóa, sụn khớp mòn, dịch khớp ít đi khiến khớp gối yếu dần, thường xuyên đau nhức.
  • Chấn thương. Khi khớp gối phải chịu một ngoại lực lớn từ bên ngoài do tai nạn, té ngã…, khớp có thể bị tổn thương nặng. Gân, sụn dễ bị rách, khớp tràn dịch gây viêm.
  • Thừa cân, béo phì. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn những người bình thường do trọng lượng càng nặng, áp lực lên khớp gối càng nhiều.
  • Thường xuyên vận động quá sức. Thoái hóa khớp gối có thể là hậu quả từ nghề nghiệp, công việc yêu cầu nhiều hoạt động cần dùng sức căng của khớp như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (khoảng 25kg trở lên). Các cầu thủ bóng đá, người chơi tennis hoặc vận động viên chạy đường dài cũng là các đối tượng nguy cơ.

Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Viêm bao hoạt dịch đầu gối là tình trạng viêm của bao hoạt dịch bên dưới xương bánh chè. Đối tượng dễ mắc tình trạng này là những người tiếp xúc đầu gối (quỳ gối) lâu trên bề mặt cứng hoặc do chấn thương, biến chứng từ thoái hóa khớp hay bệnh gút.

Một nguyên nhân khác của viêm bao hoạt dịch khớp gối là do vận động quá sức như tập luyện thể thao hoặc tính chất công việc nặng nhọc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể là vô căn.

Các triệu chứng bệnh bao gồm sưng đầu gối và đau dưới xương bánh chè, thường ở một bên đầu gối và mang tính tự phát. Cơn đau nhức đầu gối có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Viêm gân xương bánh chè (Jumper’s knee)

Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị viêm sưng tấy và đau. Cần phân biệt viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau. Triệu chứng điển hình là đau đầu gối, cứng khớp gối. Cơn đau thường tự phát, trở nặng khi đi lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Cơn đau do viêm gân xương bánh chè ban đầu chỉ có thể xuất hiện trong lúc tập thể thao. Tuy nhiên, theo thời gian, gân bị tổn thương và viêm nhiều hơn nên cơn đau sẽ trở thành mãn tính.

Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral pain syndrome)

Hội chứng đau bánh chè – đùi (PFPS) còn được gọi là hội chứng khớp xương bánh chè hay hội chứng đau khớp đầu gối. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở phía trước đầu gối và xung quanh xương bánh chè trong khi chạy, ngồi xổm hoặc leo cầu thang. Nếu ngồi với tư thế vắt chéo chân lâu cũng có thể kích hoạt cơn đau.

Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này là do vận động quá sức, thường xảy ra ở người tập luyện thể thao, nhất là khi người tập đã từng gặp chấn thương ở gối trước đó. Cường độ tập luyện cao làm mòn lớp sụn bên dưới xương bánh chè và gây đau khi hoạt động thể chất.

Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial (it) band syndrome)

Hội chứng dải chậu chày còn được gọi là hội chứng ITBS hoặc IT. Dải chậu chày là một mảnh mô liên kết dài và dày, bắt đầu từ đỉnh xương hông, chạy dọc xuống chân, bám ở mặt ngoài đầu gối và xương chày. Triệu chứng điển hình là đau ở bên ngoài đầu gối trong khi chạy hoặc khi cong đầu gối.

Hội chứng dải chậu chày là hệ quả của một quá trình vận động quá sức. Các vận động viên thể dục thể thao (chạy bộ, đạp xe) là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này khi đầu xa của dải chậu chày phải liên tục cọ xát với mặt ngoài của khớp gối.

Làm thế nào điều trị đau nhức đầu gối hiệu quả?

Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp y tế

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể và mức độ của các triệu chứng đau, chẳng hạn như:

  • Vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập kéo giãn, tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng vận động, sức mạnh và độ ổn định cho đầu gối. Bác sĩ sẽ đánh giá dáng đi, dáng chạy và các vấn đề về cơ xương khác của người bệnh. Từ đó phát triển một kế hoạch phục hồi phù hợp nhất cho người bệnh.
  • Thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến viêm, gây đau nhức đầu gối.
  • Phẫu thuật. Nếu triệu chứng đau không đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp khắc phục khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật, phổ biến nhất là nội soi khớp gối.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà sau đây để làm thuyên giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp gối và bảo vệ chức năng đầu gối:

  • Duy trì cân nặng lành mạnh. Đầu gối chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, tăng quá nhiều cân có thể tạo thêm áp lực lên đầu gối, gia tăng nguy cơ mắc chấn thương. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bạn hãy duy trì mức cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung và chức năng đầu gối nói riêng.
  • Tập thể dục với mức độ vừa phải. Nếu tham gia các môn thể thao mang tính cạnh tranh, đối kháng hay phải luyện tập thường xuyên, hãy đảm bảo các kỹ thuật và chuyển động của bạn không làm đầu gối luôn trong tình trạng căng gồng. Nếu có thể, hãy phối hợp với huấn luyện viên chuyên nghiệp để các thao tác được chính xác, đúng kỹ thuật, ngăn ngừa chấn thương.
  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ khớp. Ngoài các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thể dục thể thao chuyên dụng, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp, giúp giảm các triệu chứng đau nhức như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho khớp, đặc biệt là khớp gối.

Hội chứng dải chậu chày còn được gọi là hội chứng ITBS hoặc IT. Dải chậu chày là một mảnh mô liên kết dài và dày, bắt đầu từ đỉnh xương hông, chạy dọc xuống chân, bám ở mặt ngoài đầu gối và xương chày. Triệu chứng điển hình là đau ở bên ngoài đầu gối trong khi chạy hoặc khi cong đầu gối.

Hội chứng dải chậu chày là hệ quả của một quá trình vận động quá sức. Các vận động viên thể dục thể thao (chạy bộ, đạp xe) là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này khi đầu xa của dải chậu chày phải liên tục cọ xát với mặt ngoài của khớp gối.

Làm thế nào điều trị đau nhức đầu gối hiệu quả?

Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp y tế

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể và mức độ của các triệu chứng đau, chẳng hạn như:

  • Vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập kéo giãn, tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng vận động, sức mạnh và độ ổn định cho đầu gối. Bác sĩ sẽ đánh giá dáng đi, dáng chạy và các vấn đề về cơ xương khác của người bệnh. Từ đó phát triển một kế hoạch phục hồi phù hợp nhất cho người bệnh.
  • Thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến viêm, gây đau nhức đầu gối.
  • Phẫu thuật. Nếu triệu chứng đau không đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp khắc phục khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật, phổ biến nhất là nội soi khớp gối.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà sau đây để làm thuyên giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp gối và bảo vệ chức năng đầu gối:

  • Duy trì cân nặng lành mạnh. Đầu gối chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, tăng quá nhiều cân có thể tạo thêm áp lực lên đầu gối, gia tăng nguy cơ mắc chấn thương. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bạn hãy duy trì mức cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung và chức năng đầu gối nói riêng.
  • Tập thể dục với mức độ vừa phải. Nếu tham gia các môn thể thao mang tính cạnh tranh, đối kháng hay phải luyện tập thường xuyên, hãy đảm bảo các kỹ thuật và chuyển động của bạn không làm đầu gối luôn trong tình trạng căng gồng. Nếu có thể, hãy phối hợp với huấn luyện viên chuyên nghiệp để các thao tác được chính xác, đúng kỹ thuật, ngăn ngừa chấn thương.
  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ khớp. Ngoài các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thể dục thể thao chuyên dụng, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp, giúp giảm các triệu chứng đau nhức như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho khớp, đặc biệt là khớp gối.

Xem thêm: 7 điều bạn nên biết khi chăm sóc người thân ung thư giai đoạn cuối

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!