Các phương pháp điều trị vảy nến ở mặt được đánh giá cao
Vảy nến ở mặt hiếm khi xuất hiện, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe, tuy nhiên gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây cung cấp cho bạn những thông tin trong điều trị vảy nến ở mặt và một vài lưu ý để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Trị vảy nến ở mặt bằng phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian chữa trị vảy nến ở mặt chỉ phù hợp cho những trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản và được tin dùng dưới đây.
1. Cách trị vảy nến trên mặt bằng giấm táo
Sử dụng giấm táo để trị bệnh là một trong những mẹo được đông đảo người bệnh áp dụng và đem lại những hiệu quả tích cực. Thành phần của giấm táo chứa nhiều vitamin E và các acid hữu cơ, giúp chăm sóc làn da khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
Cách làm:
- Trộn 2 thìa cà phê giấm táo + 2 thìa cà phê sữa chua (hoặc sữa tươi) không đường.
- Rửa mặt sạch sẽ, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và bôi đều lên mặt.
- Giữ nguyên trong vòng 15 – 20 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da mặt thì vệ sinh lại làn da cho sạch.
Một tuần thực hiện từ 2 – 3 lần để làn da được cải thiện.
2. Trị vảy nến ở mặt bằng lá nha đam
Nha đam luôn được biết tới là sản phẩm dưỡng da và chăm sóc da tuyệt vời. Các dưỡng chất có trong nha đam giúp làm dịu da, tái tạo và phục hồi làn da khô ráp, sần sùi do vảy nến gây nên. Chị em đang đau đầu không biết cải thiện tình trạng vảy nến da mặt bằng cách nào hiệu quả có thể dùng nha đam và thực hiện theo các bước sau:
Cách làm:
- Vì không phải ai cũng thích ứng với nha đam nên bạn cần phải thử một chút lên da tay.
- Nếu không bị dị ứng thì bạn lấy phần nhựa trong của nha đam thoa đều lên da mặt, sau đó thoa nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào trong da.
- Để yên trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, thấm khô mặt.
Kiên trì thực hiện ngày 1 lần để các tình trạng viêm, ngứa ở da mặt được đẩy lùi.
3. Trị vảy nến ở mặt bằng tinh dầu dầu dừa, dầu oliu
Dầu dừa và dầu oliu là những nguyên liệu từ thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Các acid béo chưa no, vitamin và khoáng chất có trong tinh dầu giúp làn da chống lại tình trạng lão hóa, tăng độ đàn hồi và làm căng mịn da. Nhờ đó, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh
vảy nến gây ra.
Cách làm:
- Sử dụng vài giọt tinh dầu xoa đều trong lòng bàn tay cho nóng rồi thoa lên mặt.
- Tiếp tục dùng hai tay massage nhẹ nhàng để các thành phần trong tinh dầu được hấp thụ vào da mặt.
Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày và có thể tăng số lần sử dụng khi thời tiết hanh khô để làn da luôn được giữ ẩm. Tinh dầu được sử dụng giống như một loại kem dưỡng da nên bạn không cần quá cứng nhắc về số lần bôi trong ngày.
Lưu ý: Bạn có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để điều trị làn da bị vảy nến.
4. Trị vảy nến bằng lá khế chua
Lá khế thường được sử dụng trong các bài thuốc về bệnh ngoài da: dị ứng, mẩn đỏ,… Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá khế để làm giảm các triệu chứng ngứa rát mặt, chống lại sưng viêm do bệnh vảy nến gây ra.
Cách 1: Đắp nước lá khế lên vùng da bị viêm
- 200 gram lá khế rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ hết sâu bọ, vi khuẩn bám trên bề mặt lá. Sau đó, vớt lá khế ra.
- Cho vào cối giã nát rồi chắt lấy phần cốt nước.
- Rửa sạch da mặt rồi dùng bông gòn thấm nước cốt thoa đều lên mặt. Lưu trên da khoảng 20 phút thì vệ sinh với nước sạch.
Cách 2: Rửa mặt với nước lá khế chữa vảy nến
- Rửa sạch lá khế như cách 1. Sau đó, cho vò nát và cho vào nồi cùng 2 lít nước.
- Đem đun thật sôi để các tinh chất hòa vào cùng nước.
- Dùng nước này để nguội, thay nước rửa mặt hàng ngày.
Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày bằng bài thuốc từ lá khế để sớm cho hiệu quả.
5. Trị vảy nến bằng cây lược vàng
Trị bệnh vảy nến ở mặt bằng cây lược vàng bạn có thể bôi trực tiếp hoặc làm nước uống hàng ngày. Cây lược vàng có tính bình, ít độc chuyên trị tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế,…
Cách 1: Đắp mặt nạ với cây lược vàng
- Rửa sạch 4 – 5 lá cây lược vàng, ngâm trong nước muối 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, sâu bọ.
- Giã nát trong cối, vắt lấy nước cốt rồi thoa đều lên mặt
- Để yên 15 – 20 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào trong da, rửa sạch lại bằng nước và thấm khô mặt.
Cách 2: Đun nước uống với lá lược vàng
- Đem làm sạch 4 – 5 lá cây lược vàng như trên. Sau đó, cho vào nồi với 500ml nước.
- Tiến hành đun sôi thật kỹ để các tinh chất của lá tiết vào nước.
- Sử dụng nước này uống trước bữa ăn 30 phút giúp thanh nhiệt, giải độc, tái tạo da từ bên trong.
Nên duy trì bài thuốc chữa vảy nến trên mặt bằng cây lược vàng từ 4 – 6 tháng để phát huy công dụng.
6. Trị vảy nến ở mặt bằng lá trầu không
Lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm có tác dụng trong điều trị các bệnh viêm da. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không còn có khả năng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt cho vùng da mặt bị vảy nến.
Cách làm:
- Lấy 10 lá trầu không, rửa sạch rồi ngâm với nước muối 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, sâu bọ.
- Cho vào cối giã nát, bỏ bã, chắt lấy nước cốt.
- Rửa sạch mặt rồi thoa đều nước cốt lên mặt.
- Để yên 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, thấm khô da mặt.
Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và đều đặn trong vòng 1 tháng. Sau đó rút ngắn lại, đắp 1 lần/ ngày.
Trị vảy nến ở mặt bằng thuốc Tây y
Tây y điều trị vảy nến ở mặt được đánh giá cao vì giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Thông thường, một số dòng thuốc mà bạn có thể kết hợp trong điều trị bệnh vảy nến:
- Kem dưỡng ẩm, lotion: Làm mềm da, cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy ở người bệnh.
- Thuốc mỡ Crisaborole: Với tác dụng làm giảm viêm, tiêu sưng; thuốc mỡ này được FDA đưa vào sử dụng trong các bệnh về da liễu: chàm, vảy nến,… Tuy nhiên thuốc chứa nhiều tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
- Vitamin D tổng hợp (kem bôi hoặc thuốc mỡ): Làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, từ đó hạn chế tình trạng đóng vảy. Tuy nhiên, đối với da mặt nhạy cảm thì bạn có thể tham khảo thêm Calcitriol để điều trị bệnh.
- Vitamin A (retinoids): Giảm viêm, tiêu sưng, loại bỏ vảy da thừa.
- Coal tar (dẫn xuất của than đá): Chống lại tình trạng viêm và bội nhiễm của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Ức chế sự phát triển của các tế bào da. Sản phẩm được đóng gói dưới nhiều dạng: xà phòng bánh, gel, kem,…
- Acid salicylic: Thuốc được sử dụng kết hợp không cần kê toa trong điều trị bệnh vảy nến, giúp quá trình phục hồi da được nhanh chóng.
- Elidel (Pimecrolimus) và Protopic (tacrolimus): Thuốc điều trị đặc hiệu vảy nến cần có sự giám sát của bác sĩ. Thuốc chỉ được sử dụng trong một liệu trình ngắn vì chúng có thể dẫn tới ung thư.
- Corticosteroid nồng độ thấp: Đây cũng là một loại thuốc có tác dụng tức thời và trực tiếp làm giảm các tình trạng của bệnh. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần/ tuần để tránh gây rạn da, mỏng da.
Lưu ý: Thuốc Tây y có đặc điểm là giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, mang lại sự thoải mái trên làn da. Thế nhưng, tác dụng phụ của thuốc cũng rất lớn. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng để tránh gây hại cho cơ thể cũng như sức khỏe.
Trị vảy nến bằng phương pháp quang trị liệu
Sử dụng phương pháp quang trị liệu trong trị vảy nến ở mặt là cách sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc tổng hợp để điều trị trực tiếp lên da mặt. Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong cách quang trị liệu như sau:
- Ánh sáng tự nhiên: Người bệnh có thể tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng để trị bệnh vảy nến.
- Liệu pháp Goeckerman: Với những bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ trung bình – nhẹ, có thể sử dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ kết hợp tia UVB với Coal tar để da bệnh được hấp thụ tia UVB một cách dễ dàng hơn.
- Tia laser excimer: Bác sĩ sẽ tập tr
ung chùm sáng UVB lên những vùng da bị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến các vùng da lành khác. Phương pháp này được sử dụng với người bệnh bị vảy nến ở thể trung bình. - Trị liệu UVB dải hẹp: 50% số ca vảy nến được điều trị theo phương pháp này có thể duy trì trong vòng 6 tháng mà không làm bệnh tiến triển. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh đã ở giai đoạn vừa và nặng.
- Kết hợp UVA với Psoralen hoặc liệu pháp ánh sáng: Tia UVA có bước sáng sâu nên khi kết hợp với chất psoralen sẽ giúp tăng độ nhạy cảm của da mặt với ánh sáng. Từ đó, giúp các tế bào da hấp thụ UVA tốt hơn. Phương pháp này phù hợp với người bệnh ở thể vừa và nặng.
Trị vảy nến ở mặt bằng phương pháp Đông y
Theo như Đông y, vảy nến xuất hiện do sự mất cân bằng trong điều hòa các cơ quan của cơ thể, khiến cơ thể bị phong hàn, phong nhiệt. Khác với Tây y điều trị triệu chứng thì Đông y lại tìm đến tận gốc của bệnh để điều trị.
Chính vì vậy, đông y điều trị lâu dài nhưng đem lại hiệu quả lớn, tránh tái phát bệnh trong một thời gian dài. Hơn thế, các thành phần trong thuốc Đông y đều là những thảo dược quý có trong tự nhiên hoàn toàn lành tính, không có tác dụng phụ giống như thuốc Tây y.
1. Bài thuốc bôi ngoài da
Bài thuốc bôi ngoài da chủ yếu được chiết xuất từ các thảo dược như: Đương quy, bí đao, mật ong, kim ngân hoa, hồng hoa,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm sưng, từ đó cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy ở người bệnh. Hơn thế, các thành phần có trong bài thuốc còn giúp làm giảm sự phát triển của các tế bào da bệnh, phục hồi và tái tạo làn da sâu từ bên trong.
2. Bài thuốc uống
Kết hợp với việc bôi ngoài da là bài thuốc uống giúp điều trị từ trong ra ngoài, loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.
Bài thuốc được chiết xuất từ các thảo dược quý có trong tự nhiên như: Đơn đỏ, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sa sâm, huyết đắng, thổ phục linh, bạch linh, bồ công anh, hồng hoa, đan sâm,… Ngoài tác dụng điều trị bệnh vảy nến, bài thuốc uống còn giúp tăng cường chức năng gan, thận, đào thải độc cơ thể.
Chú ý: Những bài thuốc đông y mặc dù lành tính, an toàn nhưng tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các vị thuốc sao cho phù hợp cũng như có nên kết hợp các bài thuốc với nhau hay không. Do đó, người bệnh cần tìm đến các phòng khám đông y uy tín để được trực tiếp đội sĩ lương y lành nghề bắt mạch, kiểm tra để kê bài thuốc sao cho phù hợp.
3. Bài thuốc trị vảy nến tại Bệnh viện Quân dân 102
Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng phương pháp điều trị bằng Đông y có biện chứng. Với các bệnh về da nói chung cũng như bệnh vảy nến nói riêng, đơn vị đã áp dụng và điều trị thành công cho nhiều người bệnh.
Sau khi được chẩn đoán bệnh bằng các kỹ thuật của y học hiện đại như siêu âm, xét nghiệm, soi da,… Người bệnh sẽ được tư vấn điều trị sao cho phù hợp với sức khỏe, cơ địa. Thông thường, việc điều trị sẽ kết hợp cả thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm giúp điều trị bệnh cả trong lẫn ngoài. Không chỉ tác động sâu vào bên trong cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, loại trừ độc tố mà còn giảm triệu chứng, giúp tiêu viêm, liền sẹo và phục hồi da.
Thuốc uống
- Thành phần dược liệu: Bồ công anh, ké đầu ngựa, sài đất, kim ngân, phòng phong, hoàng liên, đơn đỏ, trúc diệp, sinh địa, khổ sâm, hạ khô thảo, hoàng cầm,…
- Công dụng: Các vị thuốc tác động và bên trong cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, thanh lọc cơ thể, khu trừ phong thấp. Bên cạnh đó cũng giúp bồi bổ chính khí, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn bệnh tái phát.
Thuốc bôi
- Thành phần dược liệu: Kim ngân hoa, bí đao, kinh giới, khổ sâm,…
- Công dụng: Thuốc giúp tiêu viêm, giảm ngứa, dễ dàng tái tạo tế bào da,…
Thuốc ngâm
- Thành phần dược liệu: Ô liên rô, dâu tằm, đơn đỏ, khổ sâm, kim ngân hoa,…
- Công dụng: Nhanh chóng giảm ngứa da, đỏ da, làm mềm đẩy nhanh quá trình hồi phục da từ bên trong,…
Là phương pháp điều trị đổi mới v
à được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bài thuốc đã mang lại hiệu quả cho người bệnh. Trong đó phải kể đến Nghệ sĩ Thanh Hiền, chỉ trong 1 liệu trình 2 tháng, bà đã khỏi dứt điểm bệnh về da, không tái phát.
Bạn đọc đang bị vảy nến hoặc mắc các bệnh về da có thể liên hệ qua hotline 0888 598 102 hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Quân dân 102 tại Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội để được tư vấn.
Lưu ý trong điều trị và phòng tránh bệnh vảy nến da mặt
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì việc hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh vảy nến ở mặt khá đơn giản, chỉ cần bạn để ý một chút:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên và đảm bảo đúng cách.
- Ăn uống đầy đủ các chất: Chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ,…để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, cần lựa chọn các nhóm chất này từ những thực phẩm có lợi cho cơ thể, sức khỏe.
- Lựa chọn khăn mặt bông mềm, thấm hút mồ hôi và chất liệu tốt để không bám lại trên da, gây ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các loại nước có lợi cho cơ thể, làn da như nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước canh, nước hoa quả, rau củ.
- Hạn chế những thực phẩm không tốt cho làn da bị vảy nến như món ăn giàu mỡ, nhiều đường, nhiều muối… Hạn chế dùng rượu bia, cà phê, nước có gas…
- Sử dụng đồ bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da, bảo vệ da đúng cách, phù hợp. Nên chọn các dòng sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho làn da.
- Tăng cường vận động và tránh những căng thẳng, mệt mỏi.
Bệnh vảy nến ở mặt gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh e ngại khi tiếp xúc với mọi người. Chính vì vậy, trước khi phải điều trị vảy nến ở mặt thì bạn nên phòng tránh cho tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh, có một làn da khỏe mạnh.
Xem thêm: [Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Tin mới nhất
- Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì? – [Nghiên cứu mới]
- Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư những nơi bán nấm lim xanh thật
- Rối loạn chuyển hóa Porphyria
- Bài thuốc chữa mất ngủ bằng đậu xanh an toàn, hiệu quả – Bạn đã thử chưa?
- “Thổi bay” bướu ác tính di căn hạch ung thư nhờ cây mật gấu kết hợp Linh Chi
- Nấm Linh Chi Đỏ: Công Dụng và Cách Phân Biệt Thật Giả
- Top 8 thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu an toàn
- Sữa óc chó cho bà bầu: Bổ cho mẹ, khỏe cho con
- Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?
- Lý do khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa và cách xử lý