Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, đốt khi nào?

Phương pháp đốt điện chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung là kỹ thuật được áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Phương pháp đốt điện có những ưu điểm mà bạn chế riêng mà người bệnh sẽ được tư vấn cụ thể trong quá trình thăm khám. Bài viết chia sẻ thông tin về vấn đề viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không và khi nào thì nên thực hiện?

Người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cấp độ 2&3 thường được chỉ định đốt điện để điều trị tận gốc

Phương pháp đốt điện là gì?

Đốt (đốt điện) viêm lộ tuyến tử cung là cách điều trị kỹ thuật cao, bằng cách dùng nhiệt tác động lên vùng niêm mạc bị viêm nhiễm tại cổ tử cung do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Mục đích khi đốt điện là tiêu diệt lớp tế bào lộ tuyến nhằm giảm tiết dịch âm đạo và ngăn chặn chảy máu do lộ tuyến tử cung gây ra. Hiện nay đốt điện áp dụng hai công nghệ chính là đốt điện và đốt laser.

  • Đốt điện: Là phương pháp đốt tế bào viêm dựa trên áp dụng dòng điện cao áp giúp tiêu diệt vùng tổn thương và vi khuẩn ở vùng lộ tuyến
  • Đốt laser: Là phương pháp sử dụng tia laser để đốt các tế bào gây lộ tuyến, từ đó ngăn ngừa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn.

Ưu điểm của phương pháp đốt điện chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung này là có thể khắc phục triệt để tình trang viêm lộ tuyến. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sự tái phát triển của các tế bào ác tính có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Sau đốt điện người bệnh sẽ có thể hồi phục nhanh chóng và đồng thời ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát bệnh.  Tuy nhiên vẫn có những trường hợp người bệnh sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung vẫn bị tái bệnh do không có kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản khoa học, đúng cách và lành mạnh.

Điểm hạn chế của cách đốt điện chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung là khả năng để lại sẹo và đau vùng xử lý sau đó. Ngoài ra nếu có bất kỳ sai sót nào trong quá trình đốt điện thì khả năng sinh sản của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Một lưu ý quan trọng là nếu sau khi đốt viêm lộ tuyến tử cung lần đầu mà tình trạng viêm tái diễn thì bác sĩ có thể lặp lại phương pháp trên. 

Phương pháp đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung tuy đơn giản nhưng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ, nếu đốt quá sâu vào tử cung sẽ gây sẹo xơ cứng, lỗ tử cung bị hẹp lại. Đây là nguyên nhân gây đọng máu, đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt và cản trở quá trình thụ thai trong tương lai..

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không? Khi nào mới đốt?

Có nhiều thông tin cho rằng người mắc bệnh viêm lộ tuyến tử cung không nên đốt vì không cần thiết, hoặc đốt có thể để lại sẹo… Tuy nhiên những thông tin này đã được làm rõ, thực tế các bác sĩ cho rằng phương pháp đốt viêm lộ tuyến tử cung sẽ đáp ứng hiệu quả điều trị tuyệt đối cho những trường hợp viêm lộ tuyến nặng. Đối với người bệnh không đáp ứng điều trị bằng kháng sinh thì đốt là cách thức điều trị được áp dụng kế tiếp.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến cho các tế bào ở tử cung phát triển nhanh chóng ra bên ngoài và gây viêm nhiễm nặng. Do đó nếu như người bệnh không triệt tiêu các tế bào viêm này thì bệnh sẽ lan rộng nhanh chóng. Đồng thời nếu như phương pháp điều trị bằng thuốc thông thường có thể tái phát khi người bệnh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ thô bạo với tần suất lớn,….. Thì đối với phương pháp đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, những nguy cơ này ít khi xảy ra hơn.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể là nền móng của ung thư cổ tử cung nếu như không điều trị sớm

Điều trị viêm lộ tuyến bằng cách đốt được chỉ định cho từng cấp độ phù hợp. Cơ bản, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia làm 3 cấp độ chính là cấp độ 1 (diện tích viêm nhỏ hơn 1/3 diện tích vùng cổ tử cung), cấp độ 2 (diện tích viêm chiếm 1/3 – 2/3 diện tích cổ tử cung) và cấp độ 3 (diện tích viêm chiếm hơn 2/3 diện tích cổ tử cung). Đối với những bệnh nhân viêm lộ tuyến cấp độ 2, 3 chủ yếu được chỉ định đốt để kiểm soát bệnh. Chỉ với những người bệnh viêm lộ tuyến mức độ nhẹ mới có thể uống thuốc điều trị.

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị dị dạng vùng kín, tử cung, hoặc tại tử cung có vết thương hở, người bệnh máu khó đông,… sẽ được cân nhắc điều trị để đảm bảo không có biến chứng phát sinh.  Ngoài ra người bệnh cũng nên tìm đến những trung tâm khám chữa bệnh uy tín để chữa trị. Nếu bác sĩ điều trị không đảm bảo trình độ tay nghề, phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Những nguy cơ người bệnh phải đối mặt sau khi đốt là khả năng bị mất máu, viêm nhiễm sau phẫu thuật, hẹp niêm mạc tử cung, cản trở quá trình mang thai, chuyển dạ. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu xuất hiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, hoặc đã thực hiện các hình thức điều trị khác nhưng không có kết quả.

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung có đau không? Bao nhiêu tiền?

Nhiều người bệnh ngần ngại thực hiện đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung vì sợ đau, tuy nhiên trước khi tiến hành thì người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê, người bệnh sẽ không cảm thấy cơn đau đáng kể trong quá trình thực hiện. Tuy không thấy đau đớn. Cơn khó chịu chỉ xuất hiện sau khi thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy khó chịu và hơi tức ở cổ tử cung một chút. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày kèm theo đó có thể là một ít máu lẫn trong khí hư tại vùng kín.

Quá trình hồi phục sau khi thực hiện đốt viêm lộ tuyến rất dễ bị nhiễm trùng, vì thế trong thời gian này, chị em chỉ cần chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân và tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp bạn đốt viêm lộ tuyến mà thấy cơn đau nghiêm trọng, tình trạng máu chảy không kiểm soát, sốt cao và đau bụng kéo dài thì nhất thiết nên  đến bác sĩ khám và tìm hiểu nguyên nhân.

Người mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung sau khi đốt điện cần nghỉ ngơi trong 10 – 20 ngày đầu

Trung bình mức chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung tại các bệnh viện tuyến nhà nước có thể dao động 300 – 500/mỗi lần đốt. Phí này sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế, trang thiết bị, mức độ nghiêm trọng của bệnh, yêu cầu dịch vụ của bệnh nhân. Nếu bạn thăm khám tại các phòng khám tư nhân, mức chi phí có thể tăng nhiều hơn do các yếu tố khác nhau.

Vì sao dễ tái phát sau đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Thông thường sau khi trải qua đốt diệt tuyến, chị em sẽ gặp ít nhiều đau nhức và có tâm lý đề phòng biến chứng xảy ra. Có không ít trường hợp tái phát viêm lộ tuyến cổ tử cung sau điều trị 1 – 2 tháng, triệu chứng ngày một trầm trọng hơn. Trong đó những nguyên nhân thúc đẩy ô quay trở lại có thể vì:

Lạm dụng thuốc kháng sinh: Có nhiều trường hợp người bệnh bị viêm phụ khoa sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung. Do e ngại đến cơ sở thăm khám mà người bệnh thường sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ nhiều lần. Mặc dù thuốc có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng đồng thời cũng ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi, từ đó độ pH âm đạo bị mất cân bằng, tạo điều kiện để các tạp khuẩn và vi trùng xâm nhập.

Quan hệ tình dục sau thời gian điều trị: Đối với người mới vừa thực hiện thủ thuật đốt viêm lộ tuyến, bắt buộc phải kiêng quan hệ ít nhất 8 tuần để đảm bảo vị trí vết đốt được hồi phục hoàn toàn. Có nhiều trường hợp không tuân thủ thời hạn kể trên, từ đó khiến cho quá trình điều trị không đạt kết quả.

Không tuân theo phác đồ điều trị: Theo phác đồ điều trị bằng phương pháp đốt, chị em có thể sẽ phải đốt nhiều lần nếu tình trạng viêm nhiễm nặng. Nhiều người bị ám ảnh bởi cảm giác đau đớn mà không muốn tiếp tục quá trình điều trị. Cần hiểu rằng trong thời gian đốt viêm lộ tuyến, âm đạo đang tổn thương, dễ nhiễm trùng nên nếu không điều trị tới cùng mà chuyển sang dùng kháng sinh lại càng dễ viêm nhiễm nặng nề hơn.

Sau khi đốt điện viêm lộ tuyến, người bệnh nên tuân thù lịch tái khám để theo dõi mức độ phục hồi

Không chú ý chăm sóc tổn thương lộ tuyến: Đặc biệt là sau khi đã diệt tuyến, thời gian này là quá trình bong vảy và người bệnh sẽ bị chảy máu âm đạo, tiết dịch vàng. Nếu như chăm sóc và vệ sinh không đúng cách, tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tạp khuẩn phát triển. Khi cổ tử cung phục hồi càng chậm, khả năng tái phát viêm lộ tuyến càng cao.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Quá trình tái tạo tế bào biểu mô sau sẽ làm tăng tiết dịch trong âm đạo. Bởi vì vùng kín sẽ ẩm ướt hơn trong thời gian này nên người bệnh cần chú ý vệ sinh khô thoáng. Vệ sinh kém hoặc thụt rửa quá sâu sẽ khiến âm đạo trầy xước, các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi dẫn đến viêm nhiễm trở lại.

Trong khoảng 10 ngày đầu sau khi đốt viêm lộ tuyến là thời gian người bệnh cần chú ý theo dõi và chăm sóc vùng kín đúng cách. Tình trạng dịch nhầy màu vàng hoặc đỏ xuất hiện liên tục là biểu hiện bình thường. Xuyên suốt quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu như nhận thấy những biểu hiện bất thường tại vùng vết đốt, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về vấn đề viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không và những lưu ý với phương pháp này. Viêm lộ tuyến là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và khả năng làm mẹ của người phụ nữ. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng viêm lộ tuyến, bệnh nhân cần thực hiện thăm khám tại các chuyên khoa Sản – Phụ khoa để được hỗ trợ điều trị dứt điểm. 

Bài viết liên quan: Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2: Đốt hay đặt thuốc

Xem thêm: Cao huyết áp nên làm gì- Chế độ ăn uống của người bệnh cao huyết áp

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!