Góc nhìn tổng quan nhất về Hóa trị ung thư

Nói đến hóa trị ung thư, nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến sự đau đớn, gầy guộc và hóa trị gây rụng tóc. Nhưng hóa trị có thực sự đáng sợ như vậy không? Và làm thế nào để hóa trị hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ. Mời bạn cùng chúng tôi phân tích qua bài viết tổng thể dưới đây.

1. Hóa trị ung thư là gì?

1.1. Khái niệm về hóa trị ung thư 

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Có thế áp dụng hóa trị liệu ung thư trong giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật và sau xạ trị.

Hình ảnh minh họa truyền hóa chất điều trị ung thư

Phẫu thuật và xạ trị có tác dụng loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư ở một khu vực nhất định, nhưng thuốc hóa trị có thể gây tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Điều này có nghĩa là hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát).

2.2. Mục đích

Hóa trị có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

  • Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan
  • Làm khối u phát triển chậm đi
  • Giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư như: đau đớn hoặc tắc nghẽn ở các bộ phận có khối u

>>> Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn

>>> Hóa trị ung thư bao nhiêu tiền

2. Khi nào được chỉ định điều trị ung thư bằng hóa trị

Hiện nay, mức độ ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Có thể kể đến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại trực tràng,… Việc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị thường không có sự phân biệt những loại bệnh ung thư nào mà quan trọng là ở giai đoạn nào.

Ví dụ như hóa trị ung thư dạ dày, hóa chất điều trị ung thư đại tràng… và một số loại bệnh ung thư khác tùy thuộc vào mức độ bệnh và sự lan rộng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp, liều lượng và kế hoạch hóa trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Hóa trị ung thư được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Sau phẫu thuật: giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư sẽ tái phát.
  • Trước phẫu thuật: giúp thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.
  • Đối với ung thư di căn: Hóa trị ung thư giúp làm giảm bớt các triệu chứng nặng nề khi ung thư di căn hoặc giảm bớt kích thước khối u.

 

Hóa trị là một phương pháp trong điều trị ung thư.

3. Các loại hóa chất điều trị ung thư

Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc sử dụng để hóa trị ung thư. Các bác sĩ sẽ có sự kết hợp các loại thuốc và phác đồ khác nhau tùy theo mức độ bệnh, tuổi tác của bệnh nhân. Tất nhiên phác đồ hóa trị ung thư phổi thì không thể giống với hóa trị ung thư cổ tử cung.

Thuốc hóa trị có thể được phân nhóm dựa trên cơ chế tác dụng, cấu trúc hóa học và sự tương tác của chúng với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc hoạt động theo nhiều cách, và có thể thuộc về nhiều nhóm. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một số nhóm hóa chất điều trị ung thư thường gặp:

Các tác nhân alkyl hóa

Các thuốc loại này giữ cho tế bào không tăng sinh đột biến bằng cách phá hỏng DNA của nó. Những loại thuốc này hoạt động trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, vú và buồng trứng cũng như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh Hodgkin, đa u tủy và sarcoma.

Bởi vì những loại thuốc này làm hỏng DNA, chúng có thể ảnh hưởng đến các tế bào của tủy xương tạo ra các tế bào máu mới. Trong một số ít trường hợp, điều này có thể dẫn đến bệnh bạch cầu. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu từ các tác nhân alkyl hóa là phụ thuộc vào liều. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu sau khi dùng các tác nhân kiềm hóa cao nhất khoảng 5 đến 10 năm sau khi điều trị.

Một số thuốc loại này như: 

  • Altretamine
  • Busulfan
  • Carboplatin
  • Carmustine
  • Chlorambucil
  • Cisplatin.

Các chất ức chế chuyển hóa

Các chất chống ức chế chuyển hóa can thiệp vào sự tăng trưởng DNA và RNA bằng cách thay thế cho các yếu tố cấu tạo nên RNA và DNA. Các tác nhân này làm phá hỏng các tế bào ung thư trong giai đoạn khi các nhiễm sắc thể tế bào đang được sao chép. Chúng thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng và đường ruột, cũng như các loại ung thư khác.

Một số nhóm thuốc thuộc loại này như: 5-fluorouracil (5-FU), 6-mercaptopurine (6-MP), Capecitabine (Xeloda®), Cytarabine (Ara-C®)

Kháng sinh chống khối u

Những loại thuốc này không giống như thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi DNA bên trong các tế bào ung thư để giữ cho chúng không phát triển và nhân lên.

Ví dụ như: Anthracyclines là kháng sinh chống khối u can thiệp vào các enzyme liên quan đến sao chép DNA trong chu kỳ tế bào. Chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư.

Các loại hóa chất hóa trị.

4. Cách truyền hóa chất ung thư vào cơ thể người bệnh

Hóa chất ung thư được đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau:

Đường uống: Có một số bệnh có thể sử dụng thuốc uống để hóa trị dưới dạng viên hoặc dạng nước. Với phương pháp thuốc uống giá thành thường rẻ hơn và người bệnh có thể sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay rất ít loại thuốc uống trong điều trị ung thư bằng hóa trị và việc sử dụng các loại thuốc uống cần đúng liều, đúng thời gian.

Đường tiêm tĩnh mạch: Hầu hết các loại thuốc hóa trị được vào trong cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch. Có thể là tiêm trực tiếp hoặc pha trộn hóa chất với các dịch truyền rồi đưa vào cơ thể. Khi tiêm thì chỉ mất khoảng vài phút nhưng nếu truyền hóa chất thì mất thời gian lâu hơn có thể kéo dài từ vài tiếng đến 24 tiếng.

Nội động mạch: Trong việc sử dụng này, thuốc hóa học được đưa ngay vào động mạch chính cung cấp máu cho khối u để điều trị một khu vực duy nhất (như gan, cánh tay hoặc chân). Phương pháp này giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với các bộ phận khác của cơ thể và được gọi là hóa trị khu vực.

Các đường đưa thuốc khác: ngoài các đường đưa thuốc thường gặp ở trên, thuốc hóa trị có thể đưa bằng các cách khác như:

  • Đặt ống vào các khoang trống trong cơ thể: như khoang bụng hay lồng ngực.
  • Tiêm vào cơ, dưới da hoặc tủy sống.
  • Đặt ống vào bàng quang: đối với hóa trị ung thư bàng quang.
  • Bôi ngoài da: dùng cho các bệnh ung thư ngoài da.

Tiêm vào động mạch.

Sau khi trải qua quá trình vào hóa chất điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nhiều biến chứng tác dụng phụ của hóa trị, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm và ảnh hưởng nặng nề. Sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ miễn dịch và tăng cường đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa trị là một việc làm cần thiết.

>>> Sau hóa trị nên ăn gì

5. Hóa trị Ung thư được thực hiện ở đâu?

Nơi bạn tiến hành hóa trị tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị mà bạn đang dùng, liều thuốc, chính sách của bệnh viện, bảo hiểm của bạn, phác đồ điều trị của bác sỹ.

Bạn có thể thực hiện hóa trị liệu tại:

  • Ở nhà
  • Trong phòng khám bác sĩ của bạn
  • Khu điều trị ngoại trú của trung tâm hoặc bệnh viện u bướu
  • Khu điều trị nội trú của trung tâm hoặc bệnh viện u bướu

6. Hóa trị bao nhiêu lần?

Thời gian điều trị cũng như số lần tiến hành hóa trị lâu hay nhanh chóng, nhiều hay ít tùy thuộc vào loại ung thư, mục đích của hóa trị, loại thuốc được dùng, và phản ứng của cơ thể đối với loại thuốc. Có những trường hợp người bệnh phải dùng thuốc mỗi ngày, mỗi tuần, hay mỗi tháng. 

Tuy nhiên thường thì những cuộc chữa trị sẽ theo một chu kỳ nhất định và có quãng thời gian nghỉ ngơi để những tế bào bình thường khỏe mạnh trở lại trước khi bắt đầu vào chu kỳ chữa trị kế tiếp. Thông thường hóa trị sẽ chia làm nhiều lần lập lại (nhiều chu kỳ), mỗi lần (mỗi chu kỳ) có thể kéo dài 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày… thậm chí cả tuần lễ, sau đó là thời gian nghỉ ngơi, hồi phục rồi mới điều trị tiếp. Lần điều tri đầu tiên gọi là chu kỳ 1, lần hóa trị kế tiếp: chu kỳ 2..

Nếu chẳng may ung thư tái phát sau khi điều trị, hóa trị vẫn có thể được dùng tiếp tục từ đó khiến thời gian tiến hành hóa trị của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn.

7. Hóa trị có đau không?

Bạn có thể cảm nhận có một chút đau khi sử dụng kim tiêm khi đưa thuốc vào cơ thể (giống như khi bạn lấy máu) hoặc bạn cảm thấy đau sau khi điều trị hóa trị 2-3 ngày do tác dụng phụ của thuốc hóa tri.

Nếu bạn cảm thấy đau, nóng rát hoặc bất cứ điều gì bất thường khi điều trị hóa trị, hãy nói với y tá hoặc bác sỹ của bạn ngay lập tức.

8. Phác đồ hóa trị Ung thư 

Tùy mỗi loại Ung thư mà có phác đồ hóa trị riêng. Bạn có thể tham khảo một số phác đồ hóa trị Ung thư như:

Ung thư vú: [1]

Ung thư da: [2]

9. Hóa trị có hết ung thư không?

Hóa trị ung thư là dùng các loại thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư, phần lớn các thuốc này được truyền qua đường tĩnh mạch sau đó theo mãu đi khắp cơ thể.

Thông thường hóa trị được sử dụng để chữa các bệnh có tính lan truyền toàn cơ thể như ung thư máu, ung thư da và ung thư vú. Trong trường hợp này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hóa trị có thể giúp điều trị ung thư hoàn toàn.

Một trường hợp khác người bệnh cũng được chỉ định sử dụng hóa trị là khi tế bào ung thư phát triển và lan rộng khắp cơ thể, khi đó hóa trị được sử dụng để kiểm soát, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển trong cơ thể, chủ yếu nhằm giảm bớt sự đau đớn cũng như hạn chế triệu chứng do ung thư có thể gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bằng cách kết hợp hóa trị với xạ trị, phẫu thuật… có thể tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

10.  Truyền hóa chất có ảnh hưởng tới người xung quanh không?

Việc truyền hóa chất có thể ảnh hướng ít nhiều đến những người xung quanh do thuốc hóa trị có thể vẫn còn lưu lại trong cơ thể của bệnh nhân. Đặc biệt đối với những bệnh nhân tiến hành hóa trị liên tục thì thuốc sẽ luôn lưu lại trong cơ thể bệnh nhân cho đến khi quá trình điều trị được hoàn tất.

Khi thuốc hóa trị còn trong cơ thể người bệnh, cũng có thể còn có một lượng nhỏ thuốc hóa trị trong chất dịch cơ thể người bệnh như trong nước tiểu, phân, dịch nôn hoặc các dịch cơ thể khác.

Tuy nhiên cơ bản những dịch này cũng không quá ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa người bệnh và người xung quanh, ví dụ như việc nói chuyện hay giao tiếp hoặc ôm, đụng chạm vẫn cơ bản là an toàn. Mặc dù vậy người bệnh vẫn nên lưu ý với những dịch cơ thể của bản thân như sau:

  • Sử dụng giẻ lau một lần khi chẳng may làm rớt dịch cơ thể, dùng nước xà bông lau và cho giẻ vào túi ni lông và cho vào thùng rác
  • “Bọc hai lần túi” từng miếng băng cho tiểu són, tả bỉm, túi bọc ống truyền hoặc túi bọc ống thoát trước khi bỏ
  • Giặt tất cả quần áo và đồ trải giường bị dính chất dịch cơ thể
  • Xả bồn vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

11. Điều trị hóa chất có phải cách ly không?

Khác với xạ trị, khi tiến hành xạ trị người bệnh có thể là nguồn phóng xạ gây ảnh hưởng đến người khác, nhưng khi tiến hành hóa trị người bệnh không phải là nguồn phóng xạ và không cần thiết phải cách ly mà vẫn có thể giao tiếp với người khác như thông thường.

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý về những dịch cơ thể của mình vẫn còn chứa hóa chất và nên xử lý những dịch cơ thể này một cách cẩn thận không ảnh hưởng đến người khác.

Một điều khác cần lưu ý, mặc dù không gây ảnh hưởng đến người khác nhưng bản thân người tiến hành hóa trị lại có thể bị ảnh hưởng bởi người khác. Lý do điều này xảy ra là do hóa trị có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Hầu hết các thuốc trị ung thư gây bất sản tủy xương, làm giảm khả năng tạo bạch cầu (là những tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể).

Bởi vậy khi hóa trị có thể khiến sức đề kháng người bệnh suy giảm, người bệnh cần tránh xa những nơi đông người, những người bị bệnh cảm cúm hoặc những bệnh dễ lây qua hô hấp, tiếp xúc… để không bị lây bệnh.

12. Truyền hóa chất sống được bao lâu?

Việc truyền hóa chất sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh ung thư của bệnh nhân. Trong những bệnh ung thư sử dụng hóa trị như liệu pháp điều trị chính như ung thư máu, ung thư da nếu điều trị sớm người bệnh có thể chữa được khỏi hoàn toàn hoặc kéo dài thời gian sống. Phát hiện bệnh muộn, hóa trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn có thể tăng nguy cơ tử vong của người bệnh lên đến 85% trong 5 năm đầu tiên

Đối với các bệnh ung thư khác khi hóa trị là biện pháp điều trị hỗ trợ thì việc đo lường thời gian sống lại phụ thuộc vào chủ yếu là biện pháp chính như xạ trị hay phẫu thuật.  Cơ bản phát hiện bệnh càng sớm, việc hóa trị điều trị càng hiệu quả và thời gian sống cho bệnh nhân càng được kéo dài.

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm hỗ trợ đề kháng và miễn dịch nội sinh rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Sản phẩm này giúp nâng cao thể lực và ngăn ngừa tái phát ung thư cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất. 

King Fucoidan được nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản và là sản phẩm được các bác sĩ bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện 108 khuyên dùng.

Để biết thêm chi tiết về King Fucoidan bạn có thể xem thêm tại website kingfucoidan.vn hoặc gọi điện đến tổng đài miễn cước gọi 18000069 (trong giờ hành chính) hoặc 02439963961 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết và mua hàng chính hãng.

Với khách hàng miền Nam có thể liên hệ tới tổng đài  02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Đơn giản hơn, bạn có thể mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc gần nhà nhất bằng việc truy cập điểm bán TẠI ĐÂY

Chúng tôi rất hạnh phúc khi được đồng hành giúp người bệnh có cuộc sống vui khỏe hơn.

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/hoa-tri-ung-thu

Xem thêm: Cách tránh thai an toàn tự nhiên chị em học ngay kẻo thiệt

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!