Nội soi đường tiêu hóa trên
Tìm hiểu chung
Nội soi đường tiêu hóa trên là gì?
Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn bằng cách sử dụng một ống soi mềm. Thủ thuật này đôi khi còn được gọi là nội soi dạ dày tá tràng.
Khi nào bạn nên thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Nội soi đường tiêu hóa trên được sử dụng để chẩn đoán và đôi lúc điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trên của bạn, bao gồm thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm thủ thuật nội soi để:
- Khảo sát các triệu chứng: nội soi có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và dấu hiệu trên đường tiêu hóa của bạn, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó nuốt và xuất huyết (chảy máu) tiêu hóa.
- Chẩn đoán: bác sĩ có thể sử dụng nội soi để lấy ra những mẫu mô (được gọi là kỹ thuật sinh thiết) nhằm kiểm tra các bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bạn như thiếu máu, chảy máu, viêm, tiêu chảy hoặc ung thư của ống tiêu hóa.
- Điều trị: bác sĩ có thể đưa các dụng cụ đặc biệt thông qua ống soi vào để điều trị các vấn đề của hệ tiêu hóa của bạn, ví dụ như đốt những mạch máu đang chảy để cầm máu, nong rộng thực quản bị hẹp, kẹp cắt polyp hoặc lấy bỏ dị vật.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Hầu hết mọi người được nội soi đường tiêu hóa trên sẽ được cho thuốc an thần để thư giãn và làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi làm thủ thuật. Nếu bạn được cho thuốc an thần, hãy lên kế hoạch trước cho việc hồi phục của bạn cho đến khi thuốc an thần hết tác dụng.
Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo nhưng trí nhớ, thời gian phản ứng và khả năng xét đoán có thể bị suy giảm tạm thời. Hãy nhờ ai đó chở bạn về nhà. Bạn cũng có thể cần phải nghỉ làm việc ngày hôm đó. Đừng đưa ra các quyết định cá nhân hoặc tài chính quan trọng trong vòng 24 giờ sau thực hiện thủ thuật.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Tìm hiểu chung
Nội soi đường tiêu hóa trên là gì?
Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn bằng cách sử dụng một ống soi mềm. Thủ thuật này đôi khi còn được gọi là nội soi dạ dày tá tràng.
Khi nào bạn nên thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Nội soi đường tiêu hóa trên được sử dụng để chẩn đoán và đôi lúc điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trên của bạn, bao gồm thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm thủ thuật nội soi để:
- Khảo sát các triệu chứng: nội soi có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và dấu hiệu trên đường tiêu hóa của bạn, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó nuốt và xuất huyết (chảy máu) tiêu hóa.
- Chẩn đoán: bác sĩ có thể sử dụng nội soi để lấy ra những mẫu mô (được gọi là kỹ thuật sinh thiết) nhằm kiểm tra các bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bạn như thiếu máu, chảy máu, viêm, tiêu chảy hoặc ung thư của ống tiêu hóa.
- Điều trị: bác sĩ có thể đưa các dụng cụ đặc biệt thông qua ống soi vào để điều trị các vấn đề của hệ tiêu hóa của bạn, ví dụ như đốt những mạch máu đang chảy để cầm máu, nong rộng thực quản bị hẹp, kẹp cắt polyp hoặc lấy bỏ dị vật.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Hầu hết mọi người được nội soi đường tiêu hóa trên sẽ được cho thuốc an thần để thư giãn và làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi làm thủ thuật. Nếu bạn được cho thuốc an thần, hãy lên kế hoạch trước cho việc hồi phục của bạn cho đến khi thuốc an thần hết tác dụng.
Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo nhưng trí nhớ, thời gian phản ứng và khả năng xét đoán có thể bị suy giảm tạm thời. Hãy nhờ ai đó chở bạn về nhà. Bạn cũng có thể cần phải nghỉ làm việc ngày hôm đó. Đừng đưa ra các quyết định cá nhân hoặc tài chính quan trọng trong vòng 24 giờ sau thực hiện thủ thuật.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Nội soi là một thủ thuật rất an toàn. Tuy nhiên, nó cũng mang có thể xảy ra vài biến chứng. Các biến chứng này thì hiếm gặp, bao gồm:
- Chảy máu: nguy cơ biến chứng chảy máu sau nội soi của bạn sẽ tăng lên nếu thủ thuật bao gồm bước lấy mẫu mô để kiểm tra (sinh thiết) hoặc điều trị các vấn đề của hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp hiếm, những ca chảy máu như thế này có thể cần phải truyền máu.
- Nhiễm trùng: hầu hết những thủ thuật nội soi, bao gồm cả quá trình khảo sát và sinh thiết, có nguy cơ nhiễm trùng khá thấp. Nguy cơ này sẽ tăng lên khi bạn được thực hiện thêm các thủ thuật khác ngoài nội soi thông thường. Hầu hết nhiễm trùng là không nặng và có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ có thể cho bạn kháng sinh dự phòng trước khi làm thủ thuật nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Rách đường tiêu hóa: một vết rách ở thực quản hoặc phần khác của đường tiêu hóa trên của bạn có thể đòi hỏi phải nhập viện, và đôi khi cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa tình trạng này. Nguy cơ của biến chứng này là khá thấp – ước tính chỉ xảy ra ở 3 đến 5 người mỗi 10.000 ca nội soi chẩn đoán đường tiêu hóa trên.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng này bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Bác sĩ sẽ cho bạn những hướng dẫn cụ thể để chuẩn bị cho việc nội soi của bạn. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:
- Nhịn đói trước khi nội soi: bạn có thể được yêu cầu ngừng ăn uống từ bốn tới tám giờ trước khi nội soi để đảm bảo dạ dày của bạn rỗng để thực hiện thủ thuật.
- Ngừng uống một số thuốc: bạn có thể được yêu cầu ngừng uống thuốc chống đông vài ngày trước khi nội soi. Thuốc chống đông có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bạn nếu trong lúc nội soi, bạn được làm thêm một số thủ thuật có thể gây chảy máu. Nếu bạn bị bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho bạn các hướng dẫn cụ thể về thuốc men.
Hãy nói với bác sĩ về tất cả những thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng trước khi được nội soi.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Nội soi là một thủ thuật rất an toàn. Tuy nhiên, nó cũng mang có thể xảy ra vài biến chứng. Các biến chứng này thì hiếm gặp, bao gồm:
- Chảy máu: nguy cơ biến chứng chảy máu sau nội soi của bạn sẽ tăng lên nếu thủ thuật bao gồm bước lấy mẫu mô để kiểm tra (sinh thiết) hoặc điều trị các vấn đề của hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp hiếm, những ca chảy máu như thế này có thể cần phải truyền máu.
- Nhiễm trùng: hầu hết những thủ thuật nội soi, bao gồm cả quá trình khảo sát và sinh thiết, có nguy cơ nhiễm trùng khá thấp. Nguy cơ này sẽ tăng lên khi bạn được thực hiện thêm các thủ thuật khác ngoài nội soi thông thường. Hầu hết nhiễm trùng là không nặng và có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ có thể cho bạn kháng sinh dự phòng trước khi làm thủ thuật nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Rách đường tiêu hóa: một vết rách ở thực quản hoặc phần khác của đường tiêu hóa trên của bạn có thể đòi hỏi phải nhập viện, và đôi khi cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa tình trạng này. Nguy cơ của biến chứng này là khá thấp – ước tính chỉ xảy ra ở 3 đến 5 người mỗi 10.000 ca nội soi chẩn đoán đường tiêu hóa trên.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng này bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Bác sĩ sẽ cho bạn những hướng dẫn cụ thể để chuẩn bị cho việc nội soi của bạn. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:
- Nhịn đói trước khi nội soi: bạn có thể được yêu cầu ngừng ăn uống từ bốn tới tám giờ trước khi nội soi để đảm bảo dạ dày của bạn rỗng để thực hiện thủ thuật.
- Ngừng uống một số thuốc: bạn có thể được yêu cầu ngừng uống thuốc chống đông vài ngày trước khi nội soi. Thuốc chống đông có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bạn nếu trong lúc nội soi, bạn được làm thêm một số thủ thuật có thể gây chảy máu. Nếu bạn bị bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho bạn các hướng dẫn cụ thể về thuốc men.
Hãy nói với bác sĩ về tất cả những thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng trước khi được nội soi.
Quy trình thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên như thế nào?
Nội soi đường tiêu hóa trên thường tốn khoảng 10 phút.
Nếu thích hợp, bác sĩ nội soi sẽ cho bạn dùng thuốc an thần để giúp bạn thư giãn.
Bác sĩ nội soi sẽ đưa một ống soi mềm vào thành sau họng và đi xuống dạ dày của bạn. Từ đây, ống soi sẽ đi vào tá tràng của bạn.
Bác sĩ sẽ có thể quan sát thấy các vấn đề của bạn như tình trạng viêm hay loét. Họ có thể sẽ thực hiện sinh thiết và hay chụp ảnh lại để giúp đưa ra chẩn đoán.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Nếu bạn được dùng an thần, bạn thường sẽ hồi phục trong khoảng một tiếng sau đó. Bạn có thể thấy đầy hơi một chút trong vòng vài giờ nhưng điều này sẽ dần hết.
Bác sĩ sẽ nói với bạn nội soi đường tiêu hóa trên tìm thấy gì và thảo luận với bạn các phương pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần.
Bạn thường có thể bắt đầu quay trở lại làm việc từ ngày hôm sau.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Quy trình thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên như thế nào?
Nội soi đường tiêu hóa trên thường tốn khoảng 10 phút.
Nếu thích hợp, bác sĩ nội soi sẽ cho bạn dùng thuốc an thần để giúp bạn thư giãn.
Bác sĩ nội soi sẽ đưa một ống soi mềm vào thành sau họng và đi xuống dạ dày của bạn. Từ đây, ống soi sẽ đi vào tá tràng của bạn.
Bác sĩ sẽ có thể quan sát thấy các vấn đề của bạn như tình trạng viêm hay loét. Họ có thể sẽ thực hiện sinh thiết và hay chụp ảnh lại để giúp đưa ra chẩn đoán.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên?
Nếu bạn được dùng an thần, bạn thường sẽ hồi phục trong khoảng một tiếng sau đó. Bạn có thể thấy đầy hơi một chút trong vòng vài giờ nhưng điều này sẽ dần hết.
Bác sĩ sẽ nói với bạn nội soi đường tiêu hóa trên tìm thấy gì và thảo luận với bạn các phương pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần.
Bạn thường có thể bắt đầu quay trở lại làm việc từ ngày hôm sau.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Ra huyết trắng là bệnh gì? Hình ảnh, dấu hiệu và cách điều trị
Tin mới nhất
- Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
- Nứt kẽ hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
- Chữa viêm tiền liệt tuyến bằng Đông Y: Cách thực hiện và những điều cần lưu ý
- Viêm họng hạt là gì? Cách chữa dứt điểm tại nhà
- 7 giá trị dinh dưỡng từ quả thanh long không phải ai cũng biết
- Đau cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- Bổ sung vitamin D cho trẻ bao nhiêu là đủ và như thế nào là tốt nhất?
- Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư với cách dùng nấm lim xanh rừng
- TÌM HIỂU ung thư phổi giai đoạn 3, 4 chữa được không sống được bao lâu