Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên, đường chân tóc, phần da giữa môi và mũi. Không giống như vị trí khác trên cơ thể, da mặt khá mỏng và nhạy cảm nên cần cẩn trọng khi điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.
I. Triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt
Bệnh vảy nến trên mặt là kết quả của bệnh vảy nến da đầu không được điều trị sớm và đúng cách. Thông thường, lớp vảy sẽ xuất hiện ở chân tóc (nhiều người nhầm lẫn đó là gàu). Về sau, vảy nến xuất hiện ở các khu vực:
- Lông mày
- Phần da giữa môi và mũi
- Trán trên
Tùy vào vị trí xuất hiện vảy nến trên mặt mà triệu chứng bệnh biểu hiện không giống nhau:
# Vảy nến ở mí mắt:
- Lớp vảy che phủ hàng mi.
- Vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường.
- Vành mi mắt có thể hướng lên hoặc cụp xuống dưới gây căng mí mắt, thậm chí là viêm mí mắt nếu tình trạng viêm kéo dài.
# Vảy nến ở mắt
- Mắt khô, bị kích thích.
- Khó khăn khi quan sát.
# Vảy nến ở tai
- Vảy tích tụ chặn ống tai, gây ảnh hưởng đến thính lực.
- Bệnh vảy nến thường không ảnh hưởng đến tai trong.
# Vảy nến ở miệng
- Khu vực lợi hoặc lưỡi, trong má, mũi, trên môi xuất hiện lớp vảy màu trắng hoặc xám.
II. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây vảy nến trên mặt
Bệnh vảy nến xảy ra do tế bào T trong cơ thể hoạt động quá mức. Tế bào T chỉ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn và một số tác nhân gây hại xâm nhập. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó mà các tế bào T vẫn được sản sinh kể cả khi cơ thể không bị nhiễm trùng. Điều này khiến cho tế bào da phát triển nhanh chóng, hình thành bệnh vảy nến.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt. Chỉ biết rằng, yếu tố miễn dịch và gen có liên hệ mật thiết đến bệnh. Theo một số khảo sát, nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì nguy cơ những người thân xung quanh mắc bệnh lên đến 40%.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở người, bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Ảnh hưởng của thuốc tây
- Tiền sử nhiễm trùng da
- Uống rượu
- Thiếu Vitamin D
- Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng
Triệu chứng bệnh vảy nến sẽ nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc khói thuốc lá.
IIIl. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến trên mặt hiện nay
Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra được biện pháp điều trị bệnh vảy nến triệt để. Tuy vậy, một số phương pháp như: dùng thuốc, liệu pháp ánh sáng… có thể khiến cho bệnh thuyên giảm và ổn định trong thời gian dài. Cụ thể các phương pháp điều trị như sau:
1. Dùng thuốc Tây y điều trị
Các loại thuốc được dùng để điều trị vảy nến ở da mặt gồm:
- Thuốc chứa Corticosteroid nồng độ thấp: Thuốc có dạng mỡ, dạng kem và dạng xịt, có tác dụng giảm đỏ, sưng
trên da. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên dùng một vài lần trong tuần, tránh dùng trong thời gian dài vì các dược chất trong thành phần có thể bào mỏng da, gây rạn da, mạch máu. - Vitamin D tổng hợp: Gồm dạng thuốc mỡ và kem bôi như Calcipotriene (Dovonex, Sorilux). Dược phẩm có tác dụng làm chậm sự phát triển tế bào da. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận khi dùng bởi chúng có thể gây kích ứng lên da mặt. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên sử dụng Calcitriol (Rocaltrol, Vectical) để điều trị bệnh.
- Retinoids (tên gọi khác của vitamin A): gồm Tazarotene (Tazorac). Thuốc có tác dụng loại bỏ vảy, giảm thiểu tình trạng sưng, viêm…
- Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Đây là hai loại thuốc được FDA phê chuẩn cho người bị bệnh chàm, vảy nến. Tuy nhiên tổ chức trên cũng đưa ra khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn bởi nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa dược phẩm trên và bệnh ung thư.
- Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Đây cũng là dược phẩm được FDA phê chuẩn trong điều trị bệnh chàm da, vảy nến nhờ vào tác dụng giảm viêm. Thuốc có thể gây kích ứng nhẹ nên cần thận trọng khi dùng.
- Coal tar (dẫn xuất của than đá): Đây là sản phẩm không kê toa. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: gel, kem, mỡ, dầu gội đầu, xà phòng… Công dụng chính của Coal tar là kháng khuẩn, kháng kí sinh trùng, chống ngứa, kháng lại sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai
- Lotion, kem, kem dưỡng ẩm: Những sản phẩm này không có tác dụng trị bệnh vảy nến nhưng có thể giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô và đóng vảy.
- Axit salicylic: Đây là loại thuốc không cần kê đơn được áp dụng điều trị bệnh ngoài da phổ biến, trong đó có bệnh vảy nến. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định dùng kèm với steroids hoặc coal tar để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
Nếu phương pháp trên không hữu ích, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định một số thuốc điều trị theo toa cho phù hợp. Một số thuốc điều trị theo toa gồm:
- Apremilast (Otezla)
- Cyclosporine (Neoral)
- Retinoids liều thấp
- Methotrexate (Trexall)
- Thuốc sinh học gồm: Adalimumab (Humira), Adalimumab-atto (Amjevita), Brodalumad (Sliq), Etanercept ( Enbrel), Etanercept-szzs (Erelzi), Infliximab (Remicade), Secukinumab (Cosentyx), Ustekinumab (Stelara)
2. Quang trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị, bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp quang trị liệu để đặc trị bệnh vảy nến trên cơ thể. Quang trị liệu là thuật ngữ mô tả cách điều trị vảy nến bằng áng sáng tự nhiên hay tổng hợp.
- Ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng mặt trời tự nhiên hay nhân tạo đều hữu ích cho bệnh nhân bị bệnh vảy nến.
- Quang trị liệu UVB: Tia cực tím được phân thành tia UVA và UVB. Trong đó, tia UVB được ứng dụng trong điều trị bệnh vảy nến phổ biến vì chúng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng và bong tróc tế bào da (theo National Psoriasis Foundation, 2012).
- Quang trị liệu UVB dải hẹp: Phương pháp này đáp ứng với những trường hợp bị vảy nến mức độ vừa và nặng. Theo nghiên cứu từ bệnh viên Da liễu Trung ương và một số bệnh viện lớn trên thế giới, hơn 50% bệnh nhân áp dụng liệu pháp trên bệnh ổn định trong vòng 6 tháng.
- Liệu pháp Goeckerman: Là sự kết hợp giữa tia UVB và coal tar (một loại than đá). Dẫn xuất của than đá hỗ trợ cho việc hấp thu tia UBV được dễ dàng hơn. Phương pháp này được chỉ định cho những bênh nhân bị vảy nến ở mức độ trung bình – nhẹ.
- Tia Laser excimer: Đây là liệu pháp được chỉ định cho đối tượng bị vảy nến ở mức độ trung bình. Tia Laser có thể tập trung chùm sáng UVB tại vùng da bị vảy nến mà không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, do diện tích tiếp xúc của tia laser lên da nhỏ nên cách trên chỉ áp dụng cho đối tượng có vùng da bị vảy nến không quá rộng.
- Kết hợp tia cực tím UVA (PUVA) với chất psoralen hoặc liệu pháp ánh sáng: Thuốc Psoralen có tác dụng tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng, thường được dùng kết hợp với liệu pháp ánh sáng UVA khi điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh sẽ được bôi kem lên da, sau đó bước vào hộp chiếu sáng UVA. Vì tia UVA có bước sáng sâu nên phương pháp trên chỉ được áp dụng điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng.
3. Chữa vảy nến ở mặt bằng phương pháp Đông y
Theo Đông y, vảy nến còn được gọi là bạch sang hay tùng bì tiễn. Căn bệnh này do các yếu tố phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới huyết nhiệt, làm rối loạn điều hòa của cơ thể, gây ra tình trạng vảy nến.
Đây là một dạng viêm da mãn tính, thường tái phát thành từng đợt. Bệnh có thể được điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp Đông y. Với chứng ngứa Đông y cho rằng nguyên nhân do phong, có thể điều trị bằng các bài thuốc khu phong. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, lở loét, Đông y cho rằng nguyên nhân do nhiệt, có thể điều trị bằng các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc.
So với phương pháp Tây y, Đông y đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài hơn. Bởi phương pháp này không chỉ đi vào điều trị triệu chứng bệnh, mà chú trọng chữa bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây ra tình trạng vảy nến. Nhờ đó Đông y thường mang lại hiệu quả lâu bền hơn và giúp phòng ngừa tái phát vảy nến trở lại.
Mặt khác phương pháp Đông y sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, do đó rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam hàng đầu điều vảy nến hiệu quả
Nhằm giúp các bệnh nhân vảy nến có được giải pháp điều trị hiệu quả, lâu dài và an toàn cho sức khỏe, Trung t
âm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
Bài thuốc chắt lọc tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá, nổi bật nhất là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đồng thời tuân thủ chặt chẽ nguyên lý điều trị từ gốc và những biện chứng luận trị của Đông y, mang tới hiệu quả điều trị cao. Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu trên sóng truyền hình.
Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có sự kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA tạo nên phác đồ trị hoàn chỉnh và toàn diện nhất.
- Thuốc ngâm rửa: Sát khuẩn da, chống nhiễm trùng, loại bỏ các lớp vảy trên da
Bài thuốc ngâm rửa có thành phần gồm nhiều thảo dược có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ như Đơn đỏ, Sài đất, Xuyên tâm liên, Khổ sâm, Trầu không, Mò trắng, Ô liên rô, Ích nhĩ tử, Hoàn liên… Sự kết hợp của những dược liệu này giúp làm sạch vùng da bị vảy nến, nhẹ nhàng loại bỏ các lớp vảy bong tróc trên da mà không gây tổn thương đến lớp biểu bì. Đồng thời bài thuốc còn giúp sát khuẩn, chống nhiễm trùng da, khoanh vùng tổn thương, ngăn chặn vảy nến lan rộng sang các vùng da khác.
- Thuốc bôi ngoài da: Giảm ngứa, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da
Bài thuốc bôi ngoài da được bào chế từ những thảo dược có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh. Đồng thời bổ sung thêm nhiều vị thuốc có công dụng dưỡng ẩm, dưỡng da hiệu quả như: Xà sàng tử, Kim ngân hoa, Đương quy, Hồng hoa, Tang bạch bì, Bí đao, Mật ong…
Bài thuốc không chỉ làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da, mà còn giúp dưỡng ẩm, giảm tốc độ phát triển của vảy nến, làm lành các tổn thương trên da, ngăn ngừa sẹo, vết thâm, kích thích phục hồi và tái tạo da từ lớp biểu bì sâu.
- Bài thuốc uống: Điều trị bên trong, loại bỏ căn nguyên gây bệnh vảy nến
Bài thuốc uống phối kết hợp hơn 30 vị thuốc quý gồm: Bạch linh, Thổ phục linh, Huyết đằng, Bồ công anh, Sa sâm, Dạ dao đằng, Đan sâm, Đơn đỏ, Hồng hoa, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa… Đây là những vị thuốc quý trong Đông y, giúp giải độc, tiêu viêm, khu phong, thanh nhiệt rất tốt. Nhờ đó loại bỏ từ gốc căn nguyên gây ra vảy nến từ bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó, bài thuốc uống còn giúp điều dưỡng cơ thể, ổn định cơ địa, tăng cường chức năng các tạng can, thận, tăng thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân để phòng ngừa tái phát vảy nến trở lại.
Bằng việc kết hợp 3 chế phẩm trong một bài thuốc, Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo ra tác động kép ưu việt, điều trị vảy nến từ trong ra ngoài. Bên trong tập trung điều trị vào căn nguyên gây bệnh, điều dưỡng cơ địa, phục hồi và cải thiện hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn sự phát triển của vảy nến, chặn đứng cơ chế sản sinh vảy nến trên da. Bên ngoài điều trị tại chỗ, làm lành các tổn thương, chấm dứt triệu chứng bệnh, trả lại làn da khỏe mạnh, nhuận sắc cho bệnh nhân.
Bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Đặc biệt, với tính linh hoạt cao bài thuốc có thể được gia giảm thành phần để phù hợp với các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Với công thức thành phần ưu việt, cùng nguyên lý điều trị chặt chẽ, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến hiệu quả vượt trội. Tính đến tháng 10/2019 đã có tới 3597 bệnh nhân vảy nến được điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này, chiếm tỉ lệ lên tới 95%. Trong đó nhiều trường hợp bệnh nhân vảy nến nặng với các triệu chứng phức tạp cũng đã được điều trị ổn định hoàn toàn.
- Bệnh nhân Chu Trần Nhã (Đống Đa, Hà Nội), mắc bệnh vảy nến đã 10 năm. Ông từng điều trị nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh vẫn tái phát và mức độ ngày càng nặng hơn. Sau khi biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, ông được chỉ định điều trị suốt 6 tháng với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Hiện tại, căn bệnh vảy nến của ông đã được kiểm soát ổn định hoàn toàn, đã 2 năm nay chưa tái phát lại.
>> Xem chi tiết chia sẻ của bệnh nhân Chu Trần Nhã TẠI ĐÂY.
- Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn (Long Biên, Hà Nội) đã có hơn 4 năm chạy chữa căn bệnh vảy nến với đủ các phương pháp khác nhau. Tình trạng vảy nến của bệnh nhân khá nặng, lan rộng khắp người và thường xuyên tái phát. Sau khi được điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trong 3 tháng, bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn, các triệu chứng vảy nến được đẩ
y lùi. Đến nay đã gần 1 năm bệnh chưa tái phát lần nào.
>> Xem chi tiết chia sẻ của bệnh nhân Tiết Quang Tuấn TẠI ĐÂY.
IV. Phương pháp trị bệnh vảy nến cho các khu vực cụ thể
Tại những vùng da cụ thể, sẽ có những loại thuốc hay chỉ định điều trị không giống nhau. Cụ thể:
# Mí mắt:
- Dùng thuốc Corticosteroid để hạn chế tình trạng tróc vảy. Tuy nhiên, không được lạm dụng hoặc để thuốc dây vào mắt bởi dược phẩm trên có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
- Một số thuốc loại thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa), Pimecrolimus (Elidel), hoặc Tacrolimus (Protopic) không gây tác dụng như một số loại steroid nên có thể dùng trong thời gian đầu điều trị bệnh vảy nến.
Cẩn thận khi dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến xung quanh khu vực mắt bởi da mắt, mi mắt rất mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Nếu bị vảy nến ở mi mắt, người bệnh có thể tiến hành dùng thuốc kháng sinh điều trị, tránh tình trạng mắt bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
# Tai
Trong trường hợp vảy nến xuất hiện ở tai, cần dùng thuốc cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tiêu cực lên màng nhĩ. Các loại thuốc trị vảy nến ở tai an toàn được bác sĩ chỉ định gồm:
- Thuốc Corticosteroid nhỏ hoặc bôi ngoài tai theo toa.
- Phối hợp Calcipotriene hoặc tazarotene với kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid.
# Mũi và miệng
Vùng da tại khực mũi và miệng ẩm ướt hơn bình thường. Do đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số thuốc điều trị sau:
- Kem Steroid hoặc thuốc mỡ.
- Thường xuyên rửa vùng da vảy nến bằng dung dịch nước muối loãng để giảm đau, ngứa.
- Dùng thuốc thuốc mỡ Hydrocortison liều thấp 1%.
- Dùng Pimecrolimus hoặc Tacrolimus
Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến cho da mặt
Da mặt tương đối nhạy cảm. Vì thế, khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng một số lượng nhỏ
- Đặc biệt cẩn thận khi thoa kem, thuốc mỡ quanh mắt.
- Dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ, nhất là đối với một số thuốc steroid.
- Hãy hỏi thăm ý kiến của bác sĩ nếu bạn có nhu cầu trang điểm để che giấu triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt.
- Trong trường hợp các thuốc điều trị không phát huy tác dụng hoặc gây nhiều tác dụng phụ, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm giải pháp khác hữu ích hơn.
Trên đây là một số thông thông tin tổng quan về bệnh vảy nến trên mặt và cách điều trị. Nếu có bất kì thắc mắc nào chưa rõ, bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.
Xem thêm: Viêm họng mủ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Tin mới nhất
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- 15 công dụng của sả có thể khiến bạn bất ngờ
- Bao tử nhím
- 15 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng có thể bạn chưa biết
- 12+ cách trị viêm họng cho bà bầu nhanh & an toàn nhất
- Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ thai nhi?
- Ngộ độc nước
- Khám phụ khoa: 5 lưu ý quan trọng cần nhớ
- Top 10 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian cực hiệu quả
- Uống rượu bia nhiều – Coi chừng bị hiếm muộn, vô sinh
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Gợi ý các cách chữa bệnh viêm hang vị dạ dày hiệu quả, hạn chế tái phát
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu: Những điều cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Tổng hợp 15+ loại rau tốt nhất
- TIN TỨC UNG THƯ 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, dễ dùng