Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt
Lá, hoa và quả đu đủ đều có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, chống loét nên thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày và tăng cường tiêu hóa. Mặc dù có nguồn gốc từ dân gian nhưng hiện nay các mẹo chữa này vẫn được áp dụng tương đối phổ biến.
Tác dụng chữa đau dạ dày của hoa, lá và quả đu đủ
Đu đủ là cây thân thảo lớn, được trồng và mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta. Quả đu đủ có thể dùng ăn trực tiếp như các loại trái cây khác hoặc được dùng để chế biến một số món ăn. Ngoài ra, loại quả này còn được nhân dân sử dụng để trị táo bón, tăng cường tiêu hóa, kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ sau sinh và bồi bổ sức khỏe.
Nhờ chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, đu đủ còn được sử dụng để chữa đau dạ dày. Các loại vitamin và khoáng chất có trong loại quả này (vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magie, sắt, canxi và kali) có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy tái tạo, phục hồi ổ viêm loét và hỗ trợ trung hòa axit trong dịch vị.
Bên cạnh đó, chất xơ trong đu đủ còn có khả năng hấp thu lượng dịch vị dư thừa, điều hòa nhu động dạ dày – ruột và phòng ngừa táo bón, ăn uống khó tiêu và cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn chứa 2 loại enzyme tiêu hóa – papain và chymopapain có tác dụng kháng viêm, chống viêm nhiễm và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc.
Không chỉ quả đu đủ mà lá đu đủ và hoa đu đủ đực cũng được tận dụng để chữa đau dạ dày. Cả lá và hoa của cây đu đủ đều chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng kháng viêm và chống loét. Ngoài ra, lá đu đủ còn chứa ancaloit carpain có tác dụng tiêu diệt amip – nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở người.
Vì vậy, người bị đau dạ dày có thể tận dụng một số bộ phận của cây đu đủ để giảm đau thượng vị, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và ợ chua sau khi ăn. Ngoài ra, quả đu đủ còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm táo bón và cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Cách dùng lá, hoa và quả đu đủ chữa bệnh đau dạ dày
Dân gian lưu truyền khá nhiều cách trị đau dạ dày bằng đu đủ như ăn đu đủ chín, nấu nước lá đu đủ uống, dùng trà hoa đu đủ hoặc kết hợp cùng với các thảo dược khác để gia tăng hiệu quả điều trị.
1. Chữa đau dạ dày bằng quả đu đủ
Nếu không có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể giảm đau dạ dày, tăng cường tiêu hóa và phòng ngừa táo bón bằng cách ăn quả đu đủ chín. Không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ dồi dào mà loại quả này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa.
Ăn đu đủ chín 2 – 3 lần/ tuần có thể điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm lượng axit dư thừa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngoài ra, chất xơ trong loại quả này còn hỗ trợ kích thích lợi khuẩn phát triển và ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại.
Ngoài ăn đu đủ tươi, người bệnh cũng có thể dùng sinh tố đu đủ hoặc ăn kèm đu đủ cùng với sữa chua để tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày và hỗ trợ hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
2. Dùng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày
Ngoài quả đu đủ, nhân dân còn sử dụng lá đu đủ để chữa bệnh đau dạ dày. Lá đu đủ có vị đắng, tính mát, tác dụng giải độc, bổ tỳ, thanh nhiệt và nhuận tràng. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng ức chế vi khuẩn, chống viêm và thúc đẩy làm lành ổ viêm loét.
Cách dùng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá đu đủ tươi (nên chọn lá nguyên, không sâu bệnh và vàng úa)
- Ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và cắt nhỏ
- Cho vào nồi đun với 500ml nước
- Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
3. Hoa đu đủ đực chữa đau dạ dày
Hoa đu đủ đực có vị rất đắng, tính bình, tác dụng tiêu sưng, giảm đau, chống viêm và thư giãn cơ. Chính vì vậy, nhân dân không chỉ dùng quả và lá mà còn tận dụng hoa của loại thảo dược này để chữa chứng ho khan, ho gà, viêm họng, sỏi thận và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, tác dụng của hoa đu đủ đực cũng đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Men papain trong loại thảo dược này có thể kích thích nhu động ruột, giảm táo bón, đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất chống oxy hóa trong hoa đu đủ đực còn giúp ngăn chặn hiện tượng loét ở niêm mạc và thúc đẩy tốc độ làm lành ổ viêm ở dạ dày.
Cách pha trà hoa đu đủ hỗ trợ giảm đau dạ dày:
- Chuẩn bị khoảng 20 – 30g hoa đu đủ tươi
- Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng nhiều lần, sau đó vớt ra và để ráo
- Cho dược liệu vào ấm, đổ vào 300ml nước sôi
- Đợi trong 15 – 20 phút là dùng được
- Có thể thêm 1 ít đường phèn vào để giảm độ đắng của dược liệu
Rượu đu đủ đực chữa đau dạ dày:
- Chuẩn bị hoa đu đủ đực 100g và rượu trắng 40 độ 200ml
- Đem phơi hoa đu đủ, sau đó sao vàng và để nguội
- Cho dược liệu vào bình, đổ rượu vào và ngâm trong khoảng 30 ngày là dùng được
- Mỗi lần uống 10 – 15 ml sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa, giảm đầy trướng và hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày
- Nên uống 2 lần/ ngày và dùng đều đặn trong 15 – 20 ngày
4. Bài thuốc chữa đau dạ dày mãn tính từ đu đủ
Đối với người bị đau dạ dày mãn tính, cần kết hợp đu đủ cùng với táo tây và mía để tăng tác dụng. Sử dụng đu đủ đơn độc thường không đem lại hiệu quả rõ rệt trong trường hợp này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị mía, táo tây và đu đủ mỗi thứ 30g
- Đem rửa sạch, cắt miếng vừa phải và để ráo
- Cho vào ấm, đổ thêm 400ml và sắc kỹ
- Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính nên dùng bài thuốc này đều đặn trong ít nhất 10 ngày. Bên cạnh đó, cần ăn uống điều độ, tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và nghỉ ngơi hợp lý để tác động tích cực đến quá trình điều trị.
5. Cháo đu đủ trị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu
Đau dạ dày không chỉ gây ợ hơi, ợ chua, nóng rát và đau thượng vị mà còn làm giảm chức năng tiêu hóa. Người bị đau dạ dày lâu ngày thường gặp phải tình trạng ăn uống khó tiêu, cơ thể gầy yếu, suy nhược và mệt mỏi.
Nhân dân thường dùng món cháo đu đủ cùng với củ mài (hoài sơn) và sơn tra để hỗ trợ giảm đau dạ dày, điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm mệt mỏi và nâng cao thể trạng. Ngoài ra, món cháo này còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón.
Hoài sơn (củ mài) có vị ngọt, tính ôn, tác dụng sinh tân, chỉ khát, bổ tỳ và dưỡng vị, thường được dùng để trị chứng ăn uống kém, đau dạ dày, viêm ruột mãn tính và bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó, món cháo này còn chứa sơn tra (táo mèo) – dược liệu có vị chua, ngọt, tác dụng tiêu thực, tán ứ, hóa tích và hoạt huyết.
Các dược liệu được dùng trong món cháo này đều có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giảm khó tiêu, đầy hơi, bồi bổ sức khỏe, cải thiện đau dạ dày và một số vấn đề đường ruột. Do đó, bệnh nhân có thể bổ sung món cháo này 3 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đu đủ 30g, sơn trà 6g, hoài sơn 15g
- Sơ chế dược liệu và nấu thành cháo
- Nêm nếm vừa ăn và dùng khi cháo còn nóng
Ngoài ra, người bị đau dạ dày có thể bổ sung một số món ăn khác từ đu đủ như canh đu đủ hầm sườn heo, thịt gà, móng giò,… để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm đau dạ dày, phòng ngừa táo bòn và bồi bổ sức khỏe.
Chữa đau dạ dày bằng đu đủ có tác dụng phụ không?
Đu đủ là loại trái cây quen thuộc với người Việt, không chứa độc tính và có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên trên thực tế, sử dụng quả, lá và hoa đu đủ không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp khi chữa đau dạ dày bằng đu đủ:
- Tăng nguy cơ sảy thai: Nhựa có trong quả đu đủ xanh, hoa và lá đu đủ có thể kích thích tử cung co bóp dẫn đến động thai và sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn đu đủ chín, tuyệt đối không dùng quả đu đủ xanh hoặc lá và hoa đu đủ.
- Chân tay co quắp, đổi màu da: Ăn quá nhiều đu đủ (kể cả đu đủ chín) có thể gây vàng da, chân tay co quắp và không có cảm giác. Một số trường hợp còn có thể bị đổi màu mắt và lòng bàn tay, bàn chân chuyển sang màu vàng do ăn đu đủ quá nhiều. Hiện tượng này xảy ra do beta-carotene (tiền chất của vitamin A) có trong đu đủ.
- Rối loạn tiêu hóa: Đu đủ đem lại nhiều lợi ích đối với cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên, ăn đu đủ quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa và đau bụng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhựa và chất xơ trong đu đủ kích thích dạ dày và ruột co bóp mạnh.
- Rối loạn hô hấp: Enzyme papain trong đu đủ có khả năng gây dị ứng ở người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, dùng quả, lá và hoa đu đủ chữa đau dạ dày có thể gây ra một số rối loạn hô hấp như hen suyễn, nghẹt mũi, thở khò khè,…
- Tăng nghiêm trọng tình trạng tiêu chảy: Tiêu chảy là hệ quả do đường ruột co thắt quá mức. Ăn đu đủ khi đang bị tiêu chảy có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn do nhựa và chất xơ trong đu đủ có thể làm tăng nhu động ruột.
Một số lưu ý khi dùng đu đủ chữa đau dạ dày
Dùng quả, lá và hoa đu đủ chữa đau dạ dày có thể cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn uống khó tiêu và giảm táo bón. Ngoài ra, quả đu đủ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch.
Tuy nhiên để tránh rủi ro khi áp dụng mẹo chữa này, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹo chữa đau dạ dày từ hoa, lá và quả đu đủ chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy nếu đau dạ dày xảy ra với tần suất thường xuyên, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học để điều trị bệnh dứt điểm.
- Khi chế biến sinh tố đu đủ, cần bỏ hạt trước khi xay. Hạt đu đủ chứa carpin – hoạt chất có khả năng gây loạn mạch và làm suy nhược thần kinh nếu sử dụng với số lượng lớn.
- Chỉ ăn đu đủ chín 2 – 3 lần/ tuần. Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm tăng nồng độ đường trong máu.
- Đu đủ có tính mát nên tránh ướp lạnh trước khi ăn. Tình trạng này có thể gây lạnh bụng dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
- Quả đu đủ có tác dụng nhuận tràng (thúc đẩy nhu động ruột). Vì vậy, không nên sử dụng đồng thời với các dược liệu tự nhiên hoặc các loại thuốc có tác dụng tương tự vì có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Bên cạnh cách chữa đau dạ dày từ lá, hoa và quả đu đủ, bệnh nhân có thể tận dụng một số dược liệu tự nhiên khác để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như mật ong, nghệ vàng, lá mơ lông, trầu không,…
Bài viết đã chia sẻ một số cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá, hoa và quả đu đủ. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân có thể lựa chọn được mẹo chữa phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, cần kết hợp mẹo chữa này cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Xem thêm: Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu bạn nên thử
Tin mới nhất
- Liệt dây thần kinh số 7: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách điều trị
- Uống nước lá xạ đen có tác dụng gì? Mua xạ đen ở đâu?
- Thực phẩm chức năng chữa viêm loét dạ dày nào tốt hiện nay?
- Ngăn ngừa bệnh gan tiềm ẩn từ nấm lim xanh cổ truyền Tiên Phước
- Thoát khỏi ung thư gan nhờ bài thuốc nam nấm lim xanh Quảng Nam
- 11 cách giảm đau tại nhà hiệu quả khi mọc răng khôn
- Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Lá Dứa-Cách Chữa Bệnh Bằng Cây Dứa-Thơm
- Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Trái Cây Gì?Hoa Qủa Số 1 Cho Người Bệnh
- Rubella
- Bật mí 8 cách giảm đau gout cấp tốc tại nhà từ chuyên gia
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chàm tổ đỉa – Nguyên nhân, các nhận biết và phương pháp điều trị dứt điểm
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Cách khắc phục khàn tiếng lâu ngày do phẫu thuật polyp dây thanh
- TIN TỨC UNG THƯ Trào ngược dạ dày độ A nặng hay nhẹ và có nguy hiểm?
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối: Dấu hiệu, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ