Chàm tổ đỉa – Nguyên nhân, các nhận biết và phương pháp điều trị dứt điểm

Chàm tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm (eczema) được đặc trưng bởi sự phát triển của các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thanh thiếu niên và người trưởng thành là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng bệnh có thể dai dẳng cả đời, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Có lây không? Các hình ảnh thường gặp

Chàm tổ đỉa, eczema tổ đỉa, Dyshidrosis hay pompholyx là những thuật ngữ nói về một tình trạng viêm da gây ra các mụn nước nhỏ, khô và ngứa ngáy. Các mụn nước này thường tập trung khu trú tại bàn tay, bàn chân chủ yếu ở lòng và kẽ các ngón tay, chân. Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm (hay eczema). Bệnh khởi phát đột ngột và có xu hướng tiến triển thành mãn tính, dai dẳng, dễ tái phát.

Chàm tổ đỉa có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi với nhiều giai đoạn khác nhau như cấp, bán cấp và mãn tính.

Một số hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa gây bong tróc da tay
Chàm tổ đỉa ở chân

Mặc dù gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh nhưng theo Ths.Bs. Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, chàm tổ đỉa không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Bệnh cũng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị tích cực từ sớm, chàm tổ đỉa có thể lan rộng ra khắp 2 tay và chân của người bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm tổ đỉa

Các triệu chứng bệnh tổ đỉa có xu hướng khởi phát đột ngột và xuất hiện theo đợt. Chúng có thể kéo dài vài tuần hoặc hơn. Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh chàm tổ đỉa bao gồm:

  • Xuất hiện mụn nước: Mụn nước có kích thước nhỏ khoảng 1 – 2mm, nằm sâu, chắc chắn, khó võ, thường tập trung thành từng chùm nhỏ, hơi gồ ghề trên bề mặt da. Một số người bệnh có thể cảm thấy ngứa và đau nhẹ xung quanh vùng da mọc mụn nước.
  • Hình thành bóng nước: Những mụn nước nhỏ có thể kết hợp với nhau hình thành những bóng nước có kích thước lớn hơn, gây ngứa nhiều và mất thẩm mỹ.
Những triệu chứng bệnh thường gặp
  • Nhiễm khuẩn mụn nước: Trường hợp mụn nước bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ chuyển sang màu đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng lân cận, có thể gây sốt nóng.
  • Da ngứa và bong vảy: Các mụn nước rất ít khi tự vỡ, đa phần sẽ khô và teo lại. Tại vị trí từng có mụn nước đó, sẽ xuất hiện một điểm sừng hóa vàng đục, kèm theo hiện tượng tróc da, bong vảy.
  • Ngứa da, nóng rát, phồng rộp: Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa. Nếu gãi nhiều, vùng da bị tổn thương có thể sưng tấy, đau, nóng rát, phồng rộp nghiêm trọng.
  • Đổ nhiều mồ hôi: Người bệnh có thể sẽ bị đổ nhiều mồ hôi xung quanh vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn nước.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: Mụn nước của bệnh chàm tổ đỉa có thể khiến biến dạng các móng tay, móng chân theo thời gian.

Những triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa thường khá đặc trưng và dễ nhận biết. Do vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, dứt điểm tận gốc.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến cơ địa dị ứng, các yếu tố di truyền hoặc tác động từ môi trường bên ngoài…. Cụ thể:

  • Di truyền: Có tới 50% các trường hợp mắc bệnh chàm tổ đỉa có liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ mắc bệnh chàm tổ đỉa thì tỉ lệ con cái có thể mắc là 8%. Con số này là 41% ở những đứa trẻ có cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
  • Cơ địa: Tổ đỉa có thể là bệnh thứ phát ở những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh gan, thận…
  • Do nhiễm khuẩn: Tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất, nước bị ô nhiễm có thể khiến bạn bị chàm tổ đỉa.
  • Dị ứng hóa chất: bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa, kim loại….
  • Đổ nhiều mồ hôi: Bệnh có thể xuất hiện ở những người đổ nhiều mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm kéo dài.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc, đặc biệt là kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là bệnh eczema tổ đỉa.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, các bác sĩ cho rằng, bệnh chàm tổ đỉa có thể bùng phát hoặc phát triển nặng nề hơn nếu bạn đang bị căng thẳng, stress quá mức. Hoặc nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với nước, dung môi ẩm, các muối kim loại như coban, niken, crom… cũng là những yếu tố thuận lợi.

Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Lê Phương, chàm tổ đỉa vốn tình trạng viêm da lành tính, không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Bệnh thường có xu hướng tái phát liên tục, gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp chăm sóc và điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh chắc chắn sẽ gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Nếu chàm tổ đỉa xảy ra ở chân, bệnh còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi hoạt động và đi lại.
  • Chàm tổ đỉa bội nhiễm: Vì lý do nào đó như việc cào gãi mạnh khiến các mụn nước vỡ ra, chảy dịch thì tình trạng bội nhiễm rất dễ xảy ra. Bội nhiễm khiến vùng da bị tổn thương sưng đau, tấy đỏ kèm theo sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng phức tạp, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Biến dạng móng: Móng tay, móng chân có thể biến dạng nếu chàm tổ đỉa không được điều trị theo thời gian.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Tâm lý tự ti, mặc cảm là điều khó tránh khỏi vì bệnh diễn ra ở vùng da hở (tay, chân) gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Dù lành tính nhưng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Để các biến chứng không xảy ra, người bệnh nên sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị và chăm sóc từ sớm. Tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay với chuyên gia ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Chàm tổ đỉa và cách chữa trị

Theo các chuyên gia, các triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa có thể giảm dần và biến mất sau 3 – 4 tuần chăm sóc tích cực mà không cần điều trị nhiều. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị tận gốc, bệnh có thể dai dẳng và tái phát liên tục, nhiều lần trong năm. Do vậy, để chữa trị chàm tổ đỉa hay eczema tổ đỉa dứt điểm, bạn cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa trên các triệu chứng lâm sàng rõ ràng như ngứa da, mụn nước…. Trong trường hợp cần phân biệt với các bệnh lý ngoài da tương tự, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nhất định như sinh thiết da. Nếu bệnh chàm tổ đỉa có liên quan đến dị ứng, họ cũng có thể yêu cầu kiểm tra dị ứng da. 

Các phương pháp loại trừ và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rất có lợi để đưa ra liệu trình điều trị thích hợp nhất.

Thuốc trị chàm tổ đỉa

Tùy thuộc vào giai đoạn (mức độ nặng nhẹ) của bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác nhau.

Thuốc bôi ngoài da:

  • Dung dịch sát khuẩn: gồm dung dịch Jarish, cồn BSI 1 – 3%, Milian, thuốc tím pha loãng, xanh methylen 1%.. dùng trong các trường hợp  cấp và bán cấp, tức là chỉ có mụn nước đơn thuần, chưa vỡ hoặc có dấu hiệu rỉ nước nhẹ.
  • Corticoid bôi ngoài: Sử dụng các corticoid mạnh để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lan rộng như Flucinar, Dermovate, Eumovate…
  • Corticoid + Kháng sinh: Nếu có nhiễm khuẩn, bội nhiễm
  • Thuốc chống nấm ngoài da: gồm các loại thuốc mỡ bôi ngoài như Griseofulvin, Neomycin…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus…

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng sinh, chống nấm
  • Thuốc chống dị ứng, kháng Histamin H1
  • Corticoid đường uống
  • Vitamin tổng hợp

Liệu pháp ánh sáng

Khi các biện pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp sử dụng tia tử ngoại có bước sóng ngắn và trung bình (UVC, UVB) chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

Các loại thuốc bôi thường xuyên được sử dụng trong điều trị

Lưu ý: Việc kê đơn và dùng thuốc phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Do vậy, người bệnh không tự ý mua và sử dụng tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị, không tự ý dùng thuốc, đổi thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Việc này có thể khiến bệnh tiến triển phức tạp, nhờn thuốc hoặc phụ thuộc thuốc… Khi đó, bệnh dễ tái phát và điều trị khó khăn hơn.

Cách chữa chàm tổ đỉa bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp cấp tính nhẹ, sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, dễ kiếm, rẻ tiền là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, giúp hạn chế việc phụ thuộc và thuốc tây y. Một số mẹo dân gian có thể áp dụng tại nhà như:

  • Ngâm rửa bằng nước lá lốt, lá trầu không, chè xanh, rau răm, lá bàng…
  • Đắp lá rau răm, lá lốt… lên vùng da bị bệnh.
  • Uống nước lá lốt
  • Bôi rượu tỏi

Các mẹo dân gian này có ưu điểm lành tính và an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mụn nước chưa vỡ, chưa nhiễm trùng. Nếu bệnh đã vào giai đoạn nặng, các bài thuốc dân gian này không mang lại tác dụng điều trị bệnh, thậm chí có thể khiến bệnh nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tại nhà.

Chữa chàm tổ đỉa theo Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh chàm tổ đỉa do tà nhiệt, độc tà, phong và thấp kết hợp lại ở bì phu bàn tay, bàn chân sinh ra các mụn nước, gây ngứa ngáy, nóng rát. Muốn chữa dứt điểm bệnh cần kết hợp thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp, điều hòa khí huyết. Liệu trình điều trị cũng cần kết hợp thuốc uống, thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa. Như vậy, mới có thể vừa đẩy lùi triệu chứng bên ngoài, vừa tiêu diệt căn nguyên bên trong, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Đông y quan niệm chàm tổ đỉa do phong, thấp, tà, nhiệt kết hợp sinh ra

Phương pháp chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng Đông y được đánh giá an toàn nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên, lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian điều trị để thuốc tiêu diệt căn nguyên và điều hòa cơ thể từ bên trong. Do vậy, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, không được bỏ giữa chừng thì hiệu quả mang sẽ cao.

Bị chàm tổ đỉa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Song song với việc dùng thuốc theo liệu trình của bác sĩ, người mắc bệnh chàm tổ đỉa cũng cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý. Theo bác sĩ Lê Phương, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da, rút ngắn quá trình hồi phục bệnh. 

Người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý để tránh tái phát

Như vậy, để có một thực đơn hoàn hảo cho người bệnh chàm tổ đỉa, bạn cần lưu ý:

Kiêng ăn gì?

Các thực phẩm nên kiêng khem gồm:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, thực phẩm có mùi tanh, lạc, đậu phộng…
  • Thức ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ: bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán…
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
  • Thịt chó, thịt gà

Nên ăn gì?

Những thực phẩm người mắc bệnh chàm tổ đỉa nên tăng cường trong bữa ăn gồm:

  • Rau xanh và trái cây tươi
  • Thực phẩm giàu kẽm: thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh và các loại đậu…
  • Thực phẩm chứa men vi sinh: sữa chua, pho mát..
  • Uống nhiều nước

Chăm sóc và phòng bệnh

Bệnh chàm tổ đỉa rất dễ tái phát nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Một số biện pháp chăm sóc nhằm thúc đẩy thời gian hồi phục, rút ngắn quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát bạn cần chú ý gồm:

  • Tránh chà xát và gãi lên vùng da bị tổn thương. Có thể chường lạnh hoặc ngâm nước muối để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng, xăng dầu,… Nếu cần thiết, bạn nên trang bị các vật dụng bảo hộ như khẩu trang, găng tay, ủng cao su.
  • Tránh các thực phẩm gây dị ứng và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da… để tránh gây dị ứng cho da.
  • Dưỡng da thường xuyên với các sản phẩm chuyên dùng cho làn da nhạy cảm.
  • Vệ sinh nhà cửa, hạn chế tiếp xúc với động vật, phấn hoa… để tránh các tác nhân có thể gây bùng phát đợt bệnh mới.

Chàm tổ đỉa hay eczema tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính. Nếu không biết cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đúng cách, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ “chung sống” với bệnh cả đời. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh chàm tổ đỉa và xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh.

Xem thêm: Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!