Bị đau dạ dày nên làm gì? Cách kiểm soát cơn đau dạ dày tại nhà đơn giản
Đau dạ dày khiến cơ thể suy nhược, ăn uống khó khăn, cản trở công việc và sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân bị đau dạ dày nên được thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng về sau. Tuy nhiên, các cơn đau dạ dày cũng có thể được kiểm soát bởi một số phương pháp đơn giản tại nhà. Vậy bị đau dạ dày nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
Theo các chuyên gia sức khỏe, người có dấu hiệu đau dạ dày cần được thăm khám và nội soi để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như mức độ bệnh và sớm phát hiện nguy cơ ung thư, phòng tránh những biến chứng bệnh dạ dày. Để giảm đau dạ dày tức thời, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
Uống nước muối ấm xoa dịu cơn đau
Khi đau dạ dày nên làm gì, nhiều người thường chọn áp dụng phương pháp uống nước muối ấm. Nước muối có tính kiềm, kiểm soát tốt lượng acid dạ dày và giảm đau hiệu quả. Đây là cách đơn giản nhất vì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc ở bất kì nơi đâu.
Mỗi khi cơn đau dạ dày kéo đến, bạn chỉ cần lấy một cốc nước ấm khoảng 70 độ, hòa với một ít muối tinh theo tỷ lệ ½ muỗng cà phê và 200ml nước, khuấy đều rồi dùng ngay khi nước còn ấm. Chỉ sau khoảng 10-15 phút, cơn đau dạ dày của bạn sẽ giảm đáng kể.
Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày
Tác động nhiệt sẽ giúp kích thích máu lưu thông lên vùng bụng, làm thư giãn và hạn chế co thắt. Vì vậy, khi bị đau dạ dày, bạn có thể thực hiện liệu pháp chườm ấm để xoa dịu cơn đau.
Chườm ấm bụng thường được áp dụng khi bị đau dạ dày âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói.
Cách thực hiện đơn giản theo các bước sau:
Chuẩn bị
- Túi chườm nóng cao su hoặc túi sưởi
- Chai nước nóng (bạn nên dùng chai thủy tinh hoặc bình cao su vì sẽ giúp giữ nhiệt độ tốt hơn)
- Có thể chọn dùng cám gạo, muối hoặc gạo rang nóng để bọc trong vải. Nhiệt độ vừa phải khoảng 50-60 độ C tùy vào cơ địa thích nghi.
Cách làm
- Đặt chai nước hoặc túi chườm lên dạ dày và để yên vài phút.
- Di chuyển túi chườm quanh vùng dạ dày bị đau. Động tác này giúp hơi nước tỏa ra khắp vùng bụng và hỗ trợ lưu thông máu.
- Không nên đặt túi chườm cố định một vị trí vì sẽ gây bỏng rát. Nếu nhiệt độ quá nóng, bạn nên lót thêm lớp khăn hoặc ngâm túi chườm trong nước lạnh để giảm nhiệt.
- Tiếp tục thực hiện thao tác này đến khi chai nước hoặc túi chườm hết nóng.
Đây chính là cách tốt nhất giúp bạn trả lời câu hỏi làm gì khi bị đau bao tử.
Có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng khoa học
Nhiều bệnh nhân thắc mắc bị đau dạ dày nên làm gì để giảm bớt? Thực tế, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, đầy đủ chất, tránh ăn thực phẩm quá chua, cay, không uống rượu bia, nên nhai kỹ khi ăn và ăn từ tốn, chậm rãi.
Mặc dù bệnh dạ dày có gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhưng bạn cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái để hạn chế sự căng thẳng, xoa dịu cơn đau. Nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya hoặc dậy sớm, cơn đau dạ dày sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Khi nấu ăn, bạn nên tiệt trùng vật dụng bằng nước sôi để phòng vi khuẩn HP lây lan. Chú ý ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe. Bệnh nhân bị đau dạ dày cần chú trọng nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đa sinh tố, vitamin, đặc biệt là vitamin B12. Đặc biệt chú ý đến thực đơn cho người đau dạ dày, tránh những đồ ăn cay nóng.
Cách giảm đau dạ dày cho bà bầu
Đau dạ dày khi mang thai khiến mẹ cảm thấy khó chịu và suy giảm sức khỏe. Vậy mẹ bầu phải làm gì khi bị đau dạ dày? Sau đây là một số lời khuyên cho mẹ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị đau dạ dày nên làm gì? Câu trả lời là chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần thay đổi cách ăn uống từ thực đơn dinh dưỡng đến thói quen và giờ giấc khi ăn.
- Hạn chế các loại thực phẩm kích thích dạ dày như nước ngọt, rượu, bia, trà đặc, thức ăn chứa tính axit cao như dưa muối, xoài, cóc chua, kim chi và các món dầu mỡ nhiều gia vị.
- Ưu tiên dùng món ăn thanh đạm, kết cấu mềm, lỏng, dễ tiêu như canh hầm, cháo, súp…
- Xây dựng khẩu phần ăn vừa phải, không nên tăng số lượng thức ăn đột ngột.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm áp lực lên dạ dày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ…đây là những thói quen ăn uống tốt cho dạ dày, phòng tránh tình trạng trào ngược và nôn trớ thức ăn.
Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học
Thói quen lành mạnh sẽ giúp mẹ cải thiện mức độ đau và giảm tần suất đau dạ dày qua mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp, nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, cân đối công việc nhằm hạn chế lo âu và stress.
- Giải tỏa căng thẳng với một số phương pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách,…
Cách xử lý khi bị đau dạ dày đơn giản nhất tại nhà
Bị đau dạ dày nên làm gì? Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để giảm đau tại nhà, bao gồm:
Bài thuốc từ nghệ và mật ong
Nghệ có chứa tinh chất Curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP, làm giảm quá trình tiết dịch trong dạ dày. Ngoài ra, nghệ cũng có công dụng tăng tiết chất nhầy, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm giảm chứng viêm loét.
Viêm dạ dày nên làm gì?: Kết hợp với nghệ là chất kháng khuẩn của mật ong, giảm sưng, kháng viêm, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Mật ong có chứa các vitamin và khoáng chất như canxi, natri, kẽm….giúp cơ thể nâng cao đề kháng cao.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ nghệ và mật ong theo 2 cách:
Cách 1:
Cho khoảng 10g tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong với 100ml nước ấm rồi khuấy đều, uống khi ấm. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần trước bữa ăn để phát huy tốt công dụng.
Cách 2:
Cho tinh bột nghệ trộn với mật ong tạo thành hỗn hợp rồi vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống từ 2-3 viên trước khi ăn.
Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày bằng gừng
Với đặc tính sát khuẩn, ngăn oxy hóa và kháng viêm, gừng giúp làm giảm các chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra. Có 2 cách để trị đau dạ dày với gừng như sau:
Cách 1:
Dùng một ít lát gừng tươi pha với nước sôi và uống. Nước trà gừng sẽ tốt hơn khi uống vào buổi sáng. Thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày, chứng đau dạ dày sẽ cải thiện.
Cách 2:
Gọt vỏ gừng và giã nhuyễn sau đó ép lấy nước cốt. Pha nước cốt gừng với một ít nước ấm và vài giọt cốt chanh. Bạn có thể thêm một thìa mật ong rồi khuấy đều và uống. Nước gừng mật ong uống vào buổi sáng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ làm giảm đau dạ dày.
Hy vọng với những phương pháp trên, bạn sẽ không còn băn khoăn bị đau dạ dày nên làm gì. Cho dù áp dụng cách điều trị nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn. Chúc bạn khỏe mạnh và sớm đẩy lùi được bệnh đau dạ dày.
Đ
ừng bỏ lỡ:
- [Bác sĩ tư vấn] Cách chữa đau dạ dày an toàn, khoa học, khỏi bệnh nhanh
- Chuyên gia Đông y tiết lộ bí quyết chấm dứt cơn đau, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh
Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính hiệu quả?
Tin mới nhất
- Đau dạ dày nên uống gì để giảm đau nhanh, tốt cho điều trị?
- Bạn đã thật sự hiểu hết ý nghĩa của các món ăn ngày Tết?
- Đau bụng đi ngoài buồn nôn là bệnh gì và cách chữa dứt điểm
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Sử dụng isoflavone đậu nành để nhanh có tin vui
- Cách muối dưa cải ngon: Vừa nhanh vừa dễ ngại gì không thử
- Có nên chữa đau dạ dày bằng Đông Y? Hé lộ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang xóa bỏ đau dạ dày chỉ sau 45 ngày
- Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- Thuốc nam trị mất ngủ
- Đau dạ dày ngày Tết – những điều cần chú ý