Rubella
Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm do virus cùng tên gây nên. Theo thống kê, có đến 25 – 50% trường hợp người nhiễm bệnh rubella không nhận ra bản thân đang gặp vấn đề. Do đó, họ dễ dàng tiếp xúc và lây mầm bệnh cho những người xung quanh. Phạm vi lây nhiễm quá lớn có thể gây bùng dịch.
Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm do virus cùng tên gây nên. Theo thống kê, có đến 25 – 50% trường hợp người nhiễm bệnh rubella không nhận ra bản thân đang gặp vấn đề. Do đó, họ dễ dàng tiếp xúc và lây mầm bệnh cho những người xung quanh. Phạm vi lây nhiễm quá lớn có thể gây bùng dịch.
Vậy, bệnh rubella là gì? Tình trạng này có thể phòng ngừa không? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả.
Bệnh rubella là gì?
Sởi Đức hay bệnh rubella là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Khác với bệnh sởi thông thường do virus Rubeola gây nên, nguyên nhân của vấn đề này đến từ sự tấn công của một chủng virus khác. Ngoài tác nhân gây bệnh, sự khác biệt giữa hai bệnh lý này có thể kể đến như sau:
- Màu sắc và vị trí phát ban: người bị sởi thông thường sẽ có những nốt phát ban đỏ tươi. Đôi khi chúng còn có thể xuất hiện bên trong miệng. Trong khi đó, những ban đỏ cảnh báo bệnh rubella có màu sắc nhạt hơn, đồng thời mức độ phát ban cũng không nghiêm trọng như sởi.
- Thời gian ủ bệnh: bệnh sởi thường mất 1 – 2 tuần để phát bệnh, trong khi giai đoạn này của bệnh rubella có khả năng kéo dài từ 2 – 3 tuần.
- Khả năng lây nhiễm: theo bác sĩ, virus gây bệnh rubella ít lây nhiễm hơn so với virus gây bệnh sởi.
- Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng: 90% người mắc bệnh sởi sẽ bộc lộ dấu hiệu đặc trưng. Ngược lại, triệu chứng rubella chỉ xảy ra ở 25 – 50% ca bệnh.
- Thân nhiệt tăng cao: người bị sởi có thể sốt cao hơn 40oC. Trong khi đó, sốt do nhiễm virus Rubella thường không vượt quá 38,3 độ C.
Mặt khác, hầu hết trường hợp bệnh sởi đều có nguy cơ cao kéo theo biến chứng phát sinh gây tử vong. Tuy nhiên, đối với sởi Đức, bệnh chỉ nguy hiểm nếu đối tượng nhiễm bệnh là phụ nữ mang thai. Cụ thể hơn, nếu mẹ bầu nhiễm bệnh vào thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, đứa trẻ khi chào đời có rủi ro cao mắc hội chứng rubella bẩm sinh.
Hội chứng rubella bẩm sinh là gì?
Sau khi xâm nhập cơ thể mẹ bầu, virus Rubella có thể theo đường máu tiếp tục tấn công thai nhi, dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh.
Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ bản thân nhiễm chủng vi sinh vật gây bệnh này nên mau chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh để lại di chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Thai chết lưu
- Sảy thai
- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến hàng loạt chức năng cơ thể ngay từ khi trẻ chưa chào đời
Theo thống kê từ các chuyên gia, ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 ca hội chứng rubella bẩm sinh xảy ra trên toàn thế giới. Trẻ sơ sinh gặp phải căn bệnh này có nguy cơ cao bị:
- Suy giảm thính lực, thậm chí là khiếm thính
- Đục thủy tinh thể
- Bệnh tim mạch bẩm sinh, đặc biệt là chứng hẹp động mạch phổi
- Thiếu máu
- Viêm gan
- Chậm phát triển
- Tổn thương võng mạc
- Lá lách và tuỷ xương cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trong một số trường hợp
- Cân nặng lúc chào đời thấp hơn bình thường
Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành, bé còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Chứng tự kỷ
- Tâm thần phân liệt
- Gặp khó khăn trong học tập
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1
Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ chế ảnh hưởng của virus Rubella đối với thai nhi nhằm đẩy lui tình trạng sức khoẻ này.
Vậy, bệnh rubella là gì? Tình trạng này có thể phòng ngừa không? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả.
Bệnh rubella là gì?
Sởi Đức hay bệnh rubella là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Khác với bệnh sởi thông thường do virus Rubeola gây nên, nguyên nhân của vấn đề này đến từ sự tấn công của một chủng virus khác. Ngoài tác nhân gây bệnh, sự khác biệt giữa hai bệnh lý này có thể kể đến như sau:
- Màu sắc và vị trí phát ban: người bị sởi thông thường sẽ có những nốt phát ban đỏ tươi. Đôi khi chúng còn có thể xuất hiện bên trong miệng. Trong khi đó, những ban đỏ cảnh báo bệnh rubella có màu sắc nhạt hơn, đồng thời mức độ phát ban cũng không nghiêm trọng như sởi.
- Thời gian ủ bệnh: bệnh sởi thường mất 1 – 2 tuần để phát bệnh, trong khi giai đoạn này của bệnh rubella có khả năng kéo dài từ 2 – 3 tuần.
- Khả năng lây nhiễm: theo bác sĩ, virus gây bệnh rubella ít lây nhiễm hơn so với virus gây bệnh sởi.
- Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng: 90% người mắc bệnh sởi sẽ bộc lộ dấu hiệu đặc trưng. Ngược lại, triệu chứng rubella chỉ xảy ra ở 25 – 50% ca bệnh.
- Thân nhiệt tăng cao: người bị sởi có thể sốt cao hơn 40oC. Trong khi đó, sốt do nhiễm virus Rubella thường không vượt quá 38,3 độ C.
Mặt khác, hầu hết trường hợp bệnh sởi đều có nguy cơ cao kéo theo biến chứng phát sinh gây tử vong. Tuy nhiên, đối với sởi Đức, bệnh chỉ nguy hiểm nếu đối tượng nhiễm bệnh là phụ nữ mang thai. Cụ thể hơn, nếu mẹ bầu nhiễm bệnh vào thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, đứa trẻ khi chào đời có rủi ro cao mắc hội chứng rubella bẩm sinh.
Hội chứng rubella bẩm sinh là gì?
Sau khi xâm nhập cơ thể mẹ bầu, virus Rubella có thể theo đường máu tiếp tục tấn công thai nhi, dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh.
Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ bản thân nhiễm chủng vi sinh vật gây bệnh này nên mau chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh để lại di chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Thai chết lưu
- Sảy thai
- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến hàng loạt chức năng cơ thể ngay từ khi trẻ chưa chào đời
Theo thống kê từ các chuyên gia, ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 ca hội chứng rubella bẩm sinh xảy ra trên toàn thế giới. Trẻ sơ sinh gặp phải căn bệnh này có nguy cơ cao bị:
- Suy giảm thính lực, thậm chí là khiếm thính
- Đục thủy tinh thể
- Bệnh tim mạch bẩm sinh, đặc biệt là chứng hẹp động mạch phổi
- Thiếu máu
- Viêm gan
- Chậm phát triển
- Tổn thương võng mạc
- Lá lách và tuỷ xương cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trong một số trường hợp
- Cân nặng lúc chào đời thấp hơn bình thường
Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành, bé còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Chứng tự kỷ
- Tâm thần phân liệt
- Gặp khó khăn trong học tập
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1
Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ chế ảnh hưởng của virus Rubella đối với thai nhi nhằm đẩy lui tình trạng sức khoẻ này.
Những dấu hiệu và triệu chứng rubella là gì?
Các triệu chứng rubella thường xuất hiện trong vòng 14 – 21 ngày kể từ virus tấn công cơ thể. Lúc này, các nốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên mặt rồi dần dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến thân và đặc biệt là tứ chi. Chúng có thể gây ngứa khó chịu nhưng sẽ có xu hướng mờ dần rồi biến mất sau 3 – 5 ngày.
Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng có thể bộc lộ một số dấu hiệu khác như:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Đau đầu
- Thân nhiệt tăng nhẹ (dưới 38,3 độ C)
- Mắt đỏ do viêm
- Hạch sưng to, ấn vào cảm thấy mềm
- Đau khớp
Mặc dù căn bệnh nhiễm trùng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng virus Rubella hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hoặc người trên 40 tuổi. Trong trường hợp người cao tuổi mắc bệnh, các biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn.
Đôi khi, bạn cũng có thể có các triệu chứng khác không được đề cập bên trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng bác sĩ vẫn khuyến khích mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, nên đến gặp bác sĩ ngay khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng rubella nào kể trên, nhất là phát ban.
Nguyên nhân gây bệnh rubella là gì?
Virus Rubella là tác nhân đứng sau vấn đề sức khoẻ này. Sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh, virus sẽ bắt đầu gia tăng số lượng trong các hạch bạch huyết và vòm họng. Trong vòng 5 – 7 ngày tiếp theo, chúng có thể tấn công mọi bộ phận trong cơ thể thông qua đường máu.
Ngoài ra, chủng vi sinh vật trên có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch nhầy ở mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Thời gian lây nhiễm bắt đầu từ một tuần trước khi các nốt ban đỏ xuất hiện cho đến một tuần sau khi chúng biến mất hoàn toàn.
Đối với trường hợp mẹ bầu nhiễm virus Rubella, thai nhi sẽ bị lây mầm bệnh qua đường máu.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh rubella
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh rubella. Tuy nhiên, rủi ro của bạn có thể cao hơn người khác nếu bạn:
- Chưa từng bị nhiễm virus Rubella
- Chưa được chích ngừa sởi quai bị rubella (MMR)
- Đi qua những khu vực đang bùng phát dịch rubella
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không có các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không mắc bệnh, bởi vì những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn có thể tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Đâu là các thủ thuật xét nghiệm rubella?
Bệnh rubella không dễ chẩn đoán do các triệu chứng thường không bộc lộ rõ ràng. Vì vậy, bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử và kết quả khám lâm sàng cho những dấu hiệu đang diễn ra.
Nếu các chuyên gia nghi ngờ bạn nhiễm bệnh, họ sẽ lấy mẫu dịch từ cổ họng, nước bọt, máu hoặc nước tiểu để đem đi phân tích. Xét nghiệm rubella gồm nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
- Xét nghiệm Rubella IgM: sự hiện diện của Immunoglobulin M hay IgM (một loại kháng thể) cho thấy người bệnh nhiễm virus Rubella lần đầu
- Xét nghiệm Rubella IgG: kết quả Rubella IgG dương tính cho thấy người bệnh có thể đã được chích ngừa rubella hoặc đã từng mắc bệnh trong quá khứ. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị bệnh rubella hiệu quả
Thực tế, bệnh rubella có thể tự khỏi mà không cần thuốc đặc trị. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm xoa dịu triệu chứng khó chịu, ví dụ như:
Những dấu hiệu và triệu chứng rubella là gì?
Các triệu chứng rubella thường xuất hiện trong vòng 14 – 21 ngày kể từ virus tấn công cơ thể. Lúc này, các nốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên mặt rồi dần dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến thân và đặc biệt là tứ chi. Chúng có thể gây ngứa khó chịu nhưng sẽ có xu hướng mờ dần rồi biến mất sau 3 – 5 ngày.
Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng có thể bộc lộ một số dấu hiệu khác như:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Đau đầu
- Thân nhiệt tăng nhẹ (dưới 38,3 độ C)
- Mắt đỏ do viêm
- Hạch sưng to, ấn vào cảm thấy mềm
- Đau khớp
Mặc dù căn bệnh nhiễm trùng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng virus Rubella hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hoặc người trên 40 tuổi. Trong trường hợp người cao tuổi mắc bệnh, các biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn.
Đôi khi, bạn cũng có thể có các triệu chứng khác không được đề cập bên trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng bác sĩ vẫn khuyến khích mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, nên đến gặp bác sĩ ngay khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng rubella nào kể trên, nhất là phát ban.
Nguyên nhân gây bệnh rubella là gì?
Virus Rubella là tác nhân đứng sau vấn đề sức khoẻ này. Sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh, virus sẽ bắt đầu gia tăng số lượng trong các hạch bạch huyết và vòm họng. Trong vòng 5 – 7 ngày tiếp theo, chúng có thể tấn công mọi bộ phận trong cơ thể thông qua đường máu.
Ngoài ra, chủng vi sinh vật trên có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch nhầy ở mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Thời gian lây nhiễm bắt đầu từ một tuần trước khi các nốt ban đỏ xuất hiện cho đến một tuần sau khi chúng biến mất hoàn toàn.
Đối với trường hợp mẹ bầu nhiễm virus Rubella, thai nhi sẽ bị lây mầm bệnh qua đường máu.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh rubella
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh rubella. Tuy nhiên, rủi ro của bạn có thể cao hơn người khác nếu bạn:
- Chưa từng bị nhiễm virus Rubella
- Chưa được chích ngừa sởi quai bị rubella (MMR)
- Đi qua những khu vực đang bùng phát dịch rubella
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không có các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không mắc bệnh, bởi vì những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn có thể tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Đâu là các thủ thuật xét nghiệm rubella?
Bệnh rubella không dễ chẩn đoán do các triệu chứng thường không bộc lộ rõ ràng. Vì vậy, bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử và kết quả khám lâm sàng cho những dấu hiệu đang diễn ra.
Nếu các chuyên gia nghi ngờ bạn nhiễm bệnh, họ sẽ lấy mẫu dịch từ cổ họng, nước bọt, máu hoặc nước tiểu để đem đi phân tích. Xét nghiệm rubella gồm nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
- Xét nghiệm Rubella IgM: sự hiện diện của Immunoglobulin M hay IgM (một loại kháng thể) cho thấy người bệnh nhiễm virus Rubella lần đầu
- Xét nghiệm Rubella IgG: kết quả Rubella IgG dương tính cho thấy người bệnh có thể đã được chích ngừa rubella hoặc đã từng mắc bệnh trong quá khứ. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị bệnh rubella hiệu quả
Thực tế, bệnh rubella có thể tự khỏi mà không cần thuốc đặc trị. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm xoa dịu triệu chứng khó chịu, ví dụ như:
- Tập trung nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng
- Uống thuốc giảm đau
- Lưu ý tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ
- Trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng aspirin (có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye)
- Đừng gãi, kể cả khi bạn cảm thấy quá ngứa, vì điều này có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. Thay vào đó, hãy thử dùng kem bôi đặc trị bán ở tiệm thuốc.
- Phụ nữ mang thai có thể cần một số loại thuốc kê toa đặc hiệu nhằm đối phó với virus và giảm thiểu rủi ro hội chứng rubella bẩm sinh xảy ra
Ngoài ra, để hạn chế lây nhiễm virus, người bệnh nên tránh tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém hoặc phụ nữ mang thai, cho đến khi bác sĩ xác nhận bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Mặt khác, hiện nay các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu loại thuốc có khả năng đẩy nhanh quá trình phát bệnh của virus Rubella và quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh rubella là gì?
Tiêm chủng là giải pháp duy nhất có thể ngăn chặn sự tấn công của virus Rubella. Hầu hết trường hợp, mọi người sẽ được tiêm phòng rubella mũi đầu tiên trong vòng 12 – 15 tháng tuổi và mũi tiếp theo vào độ tuổi 4 – 6.
Vắc xin ngừa rubella thường được tiêm liên phòng với sở và quai bị (MMR), có thể ở dạng virus chết hoặc còn sống nhưng ít độc tính. Để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, tất cả mọi người đều nên chích ngừa MMR đầy đủ. Chỉ những đối tượng sau không cần tiêm chủng, bao gồm:
- Những người có sẵn kháng thể đối phó với bệnh sởi, quai bị và rubella
- Người có hệ miễn dịch quá kém
- Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong vòng 4 tuần tiếp theo
Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh, hãy chờ cơ thể bình phục hoàn toàn trước khi tiêm vắc xin.
Tiêm chủng rubella có an toàn không?
Vắc xin phòng bệnh rubella an toàn cho hầu hết mọi người. Mặc dù vậy, một tỷ lệ nhỏ người tiêm vắc xin có thể gặp phản ứng phụ, chẳng hạn như:
- 15% người tiêm phòng rubella sẽ sốt nhẹ trong vòng 7 – 12 ngày sau khi chích ngừa
- 5% người tiêm chủng có dấu hiệu phát ban nhẹ
- Thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành có thể có triệu chứng đau khớp nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất
- Rủi ro phát sinh phản ứng nghiêm trọng là 1/1.000.000
- Vắc xin liên phòng sởi, quai bị và rubella hoàn toàn không liên quan đến nguy cơ phát triển chứng tự kỷ
So với mối nguy hiểm của việc không tiêm phòng, các rủi ro trên hoàn toàn không đáng kể. Vì vậy, mọi người nên tiêm rubella theo đúng chỉ định của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
- Tập trung nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng
- Uống thuốc giảm đau
- Lưu ý tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ
- Trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng aspirin (có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye)
- Đừng gãi, kể cả khi bạn cảm thấy quá ngứa, vì điều này có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. Thay vào đó, hãy thử dùng kem bôi đặc trị bán ở tiệm thuốc.
- Phụ nữ mang thai có thể cần một số loại thuốc kê toa đặc hiệu nhằm đối phó với virus và giảm thiểu rủi ro hội chứng rubella bẩm sinh xảy ra
Ngoài ra, để hạn chế lây nhiễm virus, người bệnh nên tránh tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém hoặc phụ nữ mang thai, cho đến khi bác sĩ xác nhận bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Mặt khác, hiện nay các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu loại thuốc có khả năng đẩy nhanh quá trình phát bệnh của virus Rubella và quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh rubella là gì?
Tiêm chủng là giải pháp duy nhất có thể ngăn chặn sự tấn công của virus Rubella. Hầu hết trường hợp, mọi người sẽ được tiêm phòng rubella mũi đầu tiên trong vòng 12 – 15 tháng tuổi và mũi tiếp theo vào độ tuổi 4 – 6.
Vắc xin ngừa rubella thường được tiêm liên phòng với sở và quai bị (MMR), có thể ở dạng virus chết hoặc còn sống nhưng ít độc tính. Để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, tất cả mọi người đều nên chích ngừa MMR đầy đủ. Chỉ những đối tượng sau không cần tiêm chủng, bao gồm:
- Những người có sẵn kháng thể đối phó với bệnh sởi, quai bị và rubella
- Người có hệ miễn dịch quá kém
- Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong vòng 4 tuần tiếp theo
Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh, hãy chờ cơ thể bình phục hoàn toàn trước khi tiêm vắc xin.
Tiêm chủng rubella có an toàn không?
Vắc xin phòng bệnh rubella an toàn cho hầu hết mọi người. Mặc dù vậy, một tỷ lệ nhỏ người tiêm vắc xin có thể gặp phản ứng phụ, chẳng hạn như:
- 15% người tiêm phòng rubella sẽ sốt nhẹ trong vòng 7 – 12 ngày sau khi chích ngừa
- 5% người tiêm chủng có dấu hiệu phát ban nhẹ
- Thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành có thể có triệu chứng đau khớp nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất
- Rủi ro phát sinh phản ứng nghiêm trọng là 1/1.000.000
- Vắc xin liên phòng sởi, quai bị và rubella hoàn toàn không liên quan đến nguy cơ phát triển chứng tự kỷ
So với mối nguy hiểm của việc không tiêm phòng, các rủi ro trên hoàn toàn không đáng kể. Vì vậy, mọi người nên tiêm rubella theo đúng chỉ định của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp
Tin mới nhất
- Tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính
- Lách to
- Nấm lim xanh ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm rượu nấm lim
- U xương
- Viêm da do ánh nắng
- Những loại trái cây gây nóng, gây mụn nên hạn chế trong mùa hè
- Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất [2019] Hướng Dẫn A-Z
- Thực phẩm bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực mạnh
- Bệnh võng mạc tiểu đường
- Nấm lim xanh giá bán như thế nào tại Đắk Lắk cách nấu nấm lim xanh