Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm đại tràng là một bệnh lý tiêu biểu tại hệ tiêu hóa, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt của người bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, nắm được những thông tin quan trọng về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và chặn đứng sự phát triển của bệnh.
Bệnh viêm đại tràng là gì? Đau ở đâu?
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, đại tràng hay còn có tên gọi phổ biến khác là ruột già chính là phần áp cuối trong đường tiêu hóa, ngay trước hậu môn.
Sau khi thức ăn đi từ miệng xuống tới ruột non thông qua thực quản sẽ được tiêu hóa và hấp thụ tại đây. Trong khâu tiếp theo, đại tràng sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn từ ruột non và hấp thụ nước, muối khoáng đồng thời tiến hành phân hủy thức ăn tạo bã thành phân với sự trợ giúp của các vi khuẩn.
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc lót trong của đại tràng bị tổn thương dẫn tới hoạt động của bộ phận này bị rối loạn, đình trệ. Cụ thể, tại đại tràng xuất hiện tổn thương ở các mức độ khác nhau, nhẹ là niêm mạc viêm trợt còn nặng thì là những điểm loét, sung huyết, xuất huyết thậm chí có những ổ áp-xe.
Các tài liệu viêm đại tràng bệnh học cho thấy, mức độ viêm nhiễm được đánh giá theo từng tình trạng, nhẹ thì niêm mạc bị tổn thương, dễ chảy máu còn nặng thì tại niêm mạc đại tràng xuất hiện hàng loạt vết loét, phù nề, xung huyết hoặc các ổ áp-xe.
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường thấy xuất hiện cơn đau tại vùng bụng dưới rốn. Cường độ đau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
Một số đối tượng dễ mắc bệnh là:
- Người có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít thực phẩm chứa chất xơ, nghiện hút thuốc lá, uống rượu, bia và các đồ uống có chứa cồn.
- Người lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị.
- Bệnh nhân có khối polyp tại ruột già.
- Những người thường xuyên bị căng thẳng, stress, làm việc trong môi trường áp lực, hay lo âu, mệt mỏi.
- Người có thói quen thức khuya hay ăn uống thất thường, không đúng giờ.
Như vậy có thể thấy, thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống là tác nhân chính khiến nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng của bạn tăng lên.
Các bệnh viêm đại tràng thường gặp
Bệnh viêm đại tràng có nhiều tình trạng, mức độ và thể khác nhau. Mỗi loại cũng sẽ có các triệu chứng riêng và gây ra các phiền phức, ảnh hưởng nhất đến định đến tình trạng bệnh và sức khỏe. Theo bác sĩ Lê Phương, bệnh thường được chia thành các dạng như:
Viêm đại tràng cấp tính
Đây là tình trạng bệnh lý xuất hiện đột ngột cùng các triệu chứng viêm đại tràng cấp tính như tiêu chảy, đau bụng, cơ thể mệt mỏi khi đại tràng co thắt liên tục.
Cơn đau có thể lan ra toàn ổ bụng và người bệnh sẽ bị tiêu chảy liên tục nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, có lẫn chất nhầy hoặc máu.
Viêm đại tràng mãn tính
Đây là tình trạng viêm kéo dài, do bệnh ở giai đoạn cấp tính không được điều trị tốt. Khi mắc bệnh, phần niêm mạc tại đại tràng có thể phù nề, xung huyết và xuất huyết ồ ạt.
Viêm đại tràng sigma
Đại tràng được chia thành các đoạn là: Đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma.
Viêm đại tràng sigma là cụm từ chuyên môn được dùng để chỉ phần viêm nhiễm xuất hiện tại đoạn đại tràng sigma, phần cuối của đại tràng tiếp xúc với trực tràng.
Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích. Theo đó, tại đại tràng xuất hiện hiện tượng co thắt liên tục làm người bệnh vô cùng khó chịu bởi các cơn đau và phải đi ngoài liên tục.
Bệnh lý này được đánh giá là lành tính nhưng lại gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt là khi mắc viêm đại tràng co thắt mạn tính, bạn sẽ khá bực bội với những triệu chứng mà bệnh gây ra.
Bên cạnh một số hiện tượng phổ biến kể trên, y học hiện đại còn phân loại một số tình trạng khác như: Viêm đại tràng kích thích, viêm đại tràng xuất huyết.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Để chủ động phát hiện bất cứ căn bệnh nào, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh là rất quan trọng. Một số biểu hiện rõ ràng của bệnh gồm:
Chướng bụng
Đại tràng là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Do đó khi đại tràng gặp vấn đề, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng sẽ bị đình trệ.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác chướng bụng, căng tức tại vùng bụng do thức ăn bị dồn ứ tại đây.
Đau bụng
Cơn đau sẽ xuất hiện dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là ở nửa khung đại tràng bên trái và hai hố chậu. Tần suất cơn đau có thể rải rác hoặc liên tục, cường độ âm ỉ hoặc dữ dội. Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy cơn đau giảm hẳn sau khi đi đại tiện.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm đại tràng, người bệnh có thể đi ngoài liên tục, thậm chí tới chục lần trong một ngày.
Theo cảm quan, phân lỏng hơn so với bình thường, đặc biệt có thể phân toàn nước và lẫn một chút nhầy hoặc máu tươi.
Sau khi đi ngoài, người bệnh vẫn có cảm giác muốn đi tiếp khiến quá trình sinh hoạt, học tập hay làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cơ thể suy nhược
Do mất nhiều nước khi bị tiêu chảy liên tục đồng thời phải chịu sự hành hạ của những cơn đau bụng quằn quại, ăn uống không ngon miệng, người bệnh dễ dàng bị suy nhược, mệt mỏi và có thể ngất xỉu.
Khi nào cần gặp bác sĩ? Tuy viêm đại tràng không phải là một bệnh lý đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng việc thăm khám và phát hiện sớm rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả và thời gian điều trị sau này. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của cơ thể nghi ngờ là bị viêm đại tràng, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, khi quan sát thấy các dấu hiệu như: Đau quặn thắt tại vùng bụng, trong phân có lẫn máu tươi, tiêu chảy kéo dài, thậm chí dùng các loại thuốc điều trị thông thường cũng không khả quan, sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ 1-2 ngày… thì người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm đại tràng. Là một bộ phận của hệ tiêu hóa do đó căn nguyên gây viêm nhiễm đại tràng chủ yếu xuất phát từ quá trình ăn uống hàng ngày của người bệnh.
Nhiễm khuẩn
Khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ chưa được nấu chín hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để chế biến thức ăn sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, tấn công hệ thống tiêu hóa, trong đó có đại tràng.
Những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phổ biến gây bệnh là:
- Vi khuẩn E.coli
- Salmonella – vi khuẩn thương hàn
- Vi khuẩn Shigella – lỵ trực khuẩn
- Vibrio cholerae – vi khuẩn tả
- Vi khuẩn lao
- Virus Rota (đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em)
- Lỵ Amip
- Sán
Các tác nhân kể trên sau khi xâm nhập thành công vào hệ tiêu hóa sẽ nhanh chóng phá hủy niêm mạc của đại tràng khiến nó bị tổn thương và viêm nhiễm.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Như đã đề cập ở phần trên, tại đại tràng có một hệ lợi khuẩn giúp phân hủy thức ăn. Khi người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị, các lợi khuẩn này sẽ bị tấn công và tiêu diệt từ đó gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột.
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tăng sinh, tạo thế mạnh và gây viêm loét tại đại tràng.
Thiếu máu cục bộ
Trong trường hợp động mạch cung cấp máu cho đại tràng bị cản trở, lượng máu tới đây bị giảm đi thì một phần đại tràng sẽ không được cung cấp năng lượng để hoạt động.
Hiện tượng này kéo dài sẽ hình thành ổ viêm tại vị trí này, lâu dần viêm nhiễm có thể lan rộng ra toàn bộ đại tràng.
Căng thẳng quá độ
Các cơ quan trong cơ thể chúng ta có liên quan mật thiết với hệ thần kinh. Vì vậy căng thẳng, stress, buồn bực, giận dữ, cảm giác mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn tới các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
Nghiện thuốc lá và rượu bia
Trong thuốc lá hay rượu, bia nói riêng và đồ uống có cồn nói chung có chứa những chất vô cùng độc hại. Chúng có khả năng phá hủy lớp niêm mạc của đại tràng. Lâu dần gây ra tình trạng viêm loét tại đây.
Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng
Hiện nay, để chẩn đoán viêm đại tràng, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố nào? Dưới đây là câu trả lời cụ thể:
Các dấu hiệu lâm sàng:
- Các dấu hiệu bất thường tại vùng bụng như: Đau, chướng, tức và sôi bụng.
- Rối loạn đại tiện: Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân rắn, nát hay lỏng thất thường, trong phân phát hiện nhày hoặc máu.
Khám cận lâm sàng:
- Tiến hành nội soi đại tràng và xét nghiệm mô bệnh học phát hiện các tổn thương tại niêm mạc đại tràng.
- Chụp khung đại tràng nhằm đưa ra chẩn đoán chức năng và chẩn đoán phân biệt.
- Xét nghiệm phân phát hiện thức ăn chưa được tiêu hóa, lên men chua, có phản ứng axit, kiềm.
Dựa vào các kết quả thu được từ quá trình khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị mắc viêm đại tràng.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Viêm đại tràng vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra một loạt các biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh.
- Xuất huyết: Bệnh lý khiến lớp niêm mạc tại đây bị phá hủy, bào mòn dần dần. Nếu không được ngăn chặn một cách hiệu quả, khi niêm mạc bị phá hủy hoàn toàn, các mạch máu sẽ lộ ra và bị tổn thương dẫn tới hiện tượng xuất huyết ồ ạt. Tình trạng xuất huyết nếu không được điều trị sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
- Giãn đại tràng: Tổn thương tại đại tràng lâu dần sẽ khiến cấu trúc của bộ phần này bị ảnh hưởng. Cụ thể, biểu hiện viêm nhiễm và loét khiến đại tràng giãn nở đe dọa dẫn tới tình trạng thủng đại tràng.
- Thủng đại tràng: Khi cấu trúc đại tràng bị giãn quá mức, thủng đại tràng là điều tất yếu. Lúc này, đại tràng đã bị tổn thương nghiêm trọng, các hoạt động sẽ hoàn toàn bị ngưng trệ.
- Ung thư đại tràng: Đại tràng bị tổn thương sẽ hình thành các ổ viêm ngày càng phát triển, lan rộng ra tạo môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây ung thư đại tràng xuất hiện.
Vậy hiện nay có những cách điều trị viêm đại tràng nào hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được chia sẻ cụ thể ngay trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Chữa viêm đại tràng bằng mẹo dân gian
Đối với căn bệnh viêm đại tràng, trong kho tàng dân gian có rất nhiều mẹo hữu ích, khá tiện dụng, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà nếu tình trạng viêm còn ở thể nhẹ.
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ
Nghệ và mật ong đều được đánh giá là những vị thuốc từ tự nhiên rất tốt cho cơ thể con người. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ có công dụng chữa viêm đại tràng khá hiệu quả.
Theo đó, người bệnh thực hiện các bước như sau:
- Nếu sử dụng bằng nghệ tươi: Rửa sạch và giã nhỏ nghệ, lọc lấy phần nước cốt sau đó trộn thêm 3 thìa mật ong nguyên chất chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
- Nếu sử dụng bằng bột nghệ: Trộn bột nghệ và mật ong với tỉ lệ 1:2 tạo thành hỗn hợp đặc sệt hoặc viên tròn lại để ăn mỗi ngày
Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông
Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian, lá mơ lông thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng.
Người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông dưới đây:
- Rửa sạch lá mơ lông, xay lấy nước uống.
- Thái nhỏ lá mơ lông trộn với trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc rán không cho dầu.
Chữa viêm đại tràng bằng cây nha đam
Trong Đông y, nha đam có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp nhuận tràng cho cơ thể. Nhựa của nha đam có tính kháng khuẩn, đẩy nhanh sự lành lại của niêm mạc bị viêm loét do đó nó được sử dụng để chữa viêm đại tràng.
Bạn lấy lá nha đam tươi, rửa sạch rồi lọc lấy phần ruột bên trong sau đó xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 2-3 lần.
Ngoài các mẹo dân gian kể trên, người bệnh có thể tìm hiểu, tham khảo thêm các mẹo khác sử dụng củ riềng, lá ổi, nha đam, lá vối, vừng đen và mật ong hay mật lợn.
Những mẹo chữa dân gian kể trên khá tiện lợi, nguyên liệu dễ kiếm và hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà tuy nhiên chúng chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu tình trạng bệnh chỉ mới phát triển.
Thực tế đối với người dân Việt Nam, mọi người thường chủ quan, khó có thể chủ động kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, khi bệnh đã bộc lộ rõ ràng với các triệu chứng nghiêm trọng thì việc áp dụng các bài thuốc, mẹo dân gian hoàn toàn không có nhiều tác dụng.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng bằng Tây y
Theo phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế, sau quá trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác tình trạng, mức độ bệnh của bạn.
Viêm đại tràng uống thuốc gì còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum)…
- Nhóm thuốc kháng sinh: Metronidazole, Ciprofloxacin …
- Nhóm thuốc Corticosteroid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…
- Nhóm thuốc chống co thắt đại tràng: Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutin (Debridat), Mebeverin (Duspatalin)…
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprin, Ciclosporin, Infliximab…
- Nhóm thuốc chống tiêu chảy: Actapulgite, Loperamid, Smecta…
Thuốc Tây y có thế mạnh là ngăn chặn nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên thuốc cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ, chỉ giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian chứ không chữa trị dứt điểm tình trạng viêm đại tràng, nguy cơ tái phát rất cao.
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y
Trong Đông y, viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” nghĩa là đau bụng hoặc “đại tràng ung” nghĩa là viêm đại tràng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường biểu hiện ở hai thể là:
- Tỳ hư khí trệ.
- Táo kết co thắt.
Theo đó, Đông y tập trung giải độc, đẩy mạnh lưu thông khí huyết, bổ thận, bổ gan… để điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Với nguyên tắc điều trị này cùng sự nghiên cứu tỉ mẩn, kỹ lưỡng, các bác sĩ, lương y tại Trung tâm Đông y Việt Nam đã cho ra đời bài thuốc Định tràng Kiện tỳ thang – phương thuốc hữu hiệu có thể đẩy lùi bệnh lý.
Bài thuốc chữa đại tràng của Trung tâm Đông Y Việt Nam Định tràng kiện tỳ thang
Bài thuốc chữa đại tràng Định tràng kiện tỳ thang được nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc điều trị của Đông y. Nguyên tác tác dụng vào tận gốc căn nguyên của bệnh, cải thiện tình trạng cơ thể và giảm các triệu chứng khó chịu. Định tràng kiện tỳ thang có các thành phần chính gồm: Mật lợn tươi, nghệ vàng tươi, mật ong, lá mơ lông, ngải cứu tươi, chỉ xác, rau má, đẳng sâm, hoàng kỳ, sinh địa
Với các thành phần chính có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên vô cùng lành tính, công dụng chính của bài thuốc là kháng khuẩn, tiêu viêm, chống loét, giảm đau, chống co thắt, giúp giải nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết, bổ thận, lợi gân cốt… từ đó giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết, ngăn chặn khả năng bệnh viêm đại tràng tái phát.
Ngoài ra, bài thuốc còn giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hồi phục lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy đồng thời điều hòa công năng của hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Không thể phủ nhận các ưu điểm nổi trội của bài thuốc Định tràng Kiện tỳ thang so với những phương thuốc chữa bằng Đông y khác nói riêng và các phương pháp chữa viêm đại tràng nói chung.
- Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng điều tiết hệ tiêu hóa.
- Giải quyết tận gốc bệnh.
- Hiệu quả lâu dài, tránh tái phát.
- Không tác dụng phụ.
- An toàn, không biến chứng (không ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận).
- Chi phí điều trị thấp.
Nhận định về bài thuốc Định tràng Kiện tỳ thang, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên rất lành tính, được kiểm duyệt gắt gao từ khâu trồng trọt, thu hái đến sơ chế, bài thuốc Định Tràng Kiện tỳ thang của Trung tâm Đông y Việt Nam đã thu được những hiệu quả bất ngờ trong quá trình điều trị viêm đại tràng, được nhiều người bệnh lựa chọn điều trị và đánh giá cao”.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về thông tin bài thuốc Định tràng Kiện tỳ thang, bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho số hotline, các bác sĩ có chuyên môn của Trung tâm Đông y Việt Nam sẽ trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc.
Viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?
Song song với quá trình điều trị, để hỗ trợ tốt nhất, người bệnh cần cân nhắc nên ăn gì, kiêng gì hàng ngày.
Cụ thể, bị viêm đại tràng, bạn cần:
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, những thực phẩm giàu chất xơ. Với các loại thịt cần ninh nhừ, chín kỹ trước khi ăn để dễ tiêu hóa hơn, tránh tạo áp lực cho đại tràng.
- Ăn thêm các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho tiêu hóa như khoai lang, khoai mì, đậu nành và sầu riêng.
Khi bị bệnh, người bệnh cũng cần hạn chế:
- Ăn đồ cay nóng
- Các món được chế biến bằng cách chiên, xào, rán chứa nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa, trong đó có đại tràng phải tăng cường hoạt động.
- Những nhóm thực phẩm khác mà nếu bị mắc viêm đại tràng, bạn cần cân nhắc trước khi ăn là: Đồ tanh, lạnh, đồ đã để quá lâu, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, đồ đóng hộp…), đồ ăn quá cứng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas nếu bạn đang bị các triệu chứng bệnh lý hành hạ.
Đừng chủ quan với các triệu chứng ban đầu mà bạn nghi ngờ là viêm đại tràng, ngay khi phát hiện hãy thăm khám, xác định và tiến hành điều trị ngay. Nếu chần chừ, để bệnh phát triển nặng hơn, hãy dè chừng với những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra.
Để trao đổi trực tiếp với bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam nhằm bước đầu xác định tình trạng bệnh lý của mình, bạn có thể click vào đường link dưới đây.
Xem thêm: 11 tác dụng của chạy bộ mỗi ngày đối với sức khỏe và vóc dáng
Tin mới nhất
- Hoài Linh | Một Trái Tim Hai Tiếng Hát
- Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu và cách cấp cứu nhanh
- Top 7 loại thuốc cường dương của Đức hiệu quả nhất hiện nay
- Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
- Tầm quan trọng của việc uống sữa tươi với người bệnh tiểu đường type 2
- Cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn
- Tìm Hiểu Về Quy Trình Sản Xuất Đông Trùng Hạ Thảo
- 4 sự thật về kem dưỡng trắng da bạn cần biết
- 8 lợi ích nếu bạn dùng mật ong trước khi ngủ
- Mụn do rối loạn nội tiết tố: Đặc điểm và cách điều trị tận gốc