Lao Cột Sống – Hình ảnh, Triệu chứng & Cách điều trị bệnh

Lao cột sống là dạng lao thứ phát thường gặp nhất trong các dạng lao xương. Bệnh có tiến triển chậm và triệu chứng không điển hình nên rất khó phát hiện. Điều trị lao cột sống chủ yếu là sử dụng kháng sinh, vật lý trị liệu và can thiệp ngoại khoa với những trường hợp có tổn thương nặng nề.

Lao xương cột sống là dạng lao thứ phát thường gặp nhất trong các dạng lao xương

Lao cột sống là gì?

Lao cột sống là một dạng lao ngoài phổi thường gặp nhất trong các dạng lao xương (lao khớp gối, lao khớp háng, lao khớp cổ tay,…).  Lao cột sống là một dạng lao thứ phát, xảy ra khi vi khuẩn từ phổi đi vào máu và di chuyển đến xương cột sống.

Dạng lao này có thể gây mục xương sống và gây bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay đã có thuốc đặc trị vi khuẩn lao nên phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đều có đáp ứng và tiên lượng tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra lao cột sống nói riêng và các dạng lao khác nói chung là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Sau khi gây nhiễm trùng ở phổi, vi khuẩn lao có thể đi vào hạch bạch huyết và đường máu, sau đó di chuyển đến bất cứ cơ quan nào trong cơ thể.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis từ phổi có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu và di chuyển đến cột sống

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh lao cột sống có thể tăng lên đáng kể nếu có các yếu tố thuận lợi như:

  • Vệ sinh cơ thể kém
  • Sinh sống trong cộng đồng có nhiều người nhiễm lao
  • Hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, tiểu đường,…
  • Chăm sóc người mắc bệnh lao
  • Có tiền sử bị lao phổi, lao tiết niệu,…

Triệu chứng lao cột sống

Lao là tình trạng nhiễm trùng có tiến triển âm thầm và không rõ rệt. Vì vậy khi các triệu chứng của bệnh phát sinh, người bệnh rất khó nhận biết và thăm khám kịp thời.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh lao cột sống, bao gồm:

  • Đau nhức: Đau là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lao xương nói chung và lao cột sống nói riêng. Cơn đau thường khởi phát tại vùng đốt sống bị tổn thương, mức độ đau âm ỉ và kéo dài từ chiều cho đến đêm khuya. Trong trường hợp vi khuẩn lao gây tổn thương cột sống thắt lưng, cơn đau thường có mức độ nặng nề và đi kèm với các triệu chứng tương tự bệnh đau thần kinh tọa.
  • Teo chân, tay: Lao cột sống có thể gây yếu cơ và làm teo chân và tay.
  • Liệt chi: Khi dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, khả năng vận động của cơ thể (thường là 2 chi dưới) có thể bị suy giảm hoàn toàn.
  • Hìn
    h thành mủ:
    Vi khuẩn lao có thể gây tụ mủ ở cơ quan bị tổn thương và hình thành áp xe lạnh. Khi khối áp xe vỡ sẽ xuất hiện hiện tượng lỗ rò dưới da.

Hình ảnh lao cột sống

Vi khuẩn lao thường gây tổn thương ở vùng đốt sống thắt lưng
Hình ảnh X-Quang của lao cột sống
Lao cột sống có thể làm thưa mật độ xương, gây ra ổ khuyết và khiến cột sống biến dạng
Ở giai đoạn toàn phát, vi khuẩn lao có thể gây ra ổ áp xe lạnh ở cột sống

Lao cột sống có lây không?

Lao cột sống là bệnh lý toàn thân nhưng gây ra tổn thương khu trú ở xương cột sống. Vì vậy vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Khi nhiễm Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn thường gây bệnh lao phổi sau đó mới phát triển các dạng lao thứ phát khác, chẳng hạn như lao xương, lao tiết niệu,…

Đường lây của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chủ yếu là qua hoạt động hô hấp (hôn, ho, hắt hơi, giao tiếp). Ngoài ra vẫn có một số trường hợp lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ sang con hoặc lây qua đường máu (sử dụng chung kim tiêm, tiếp xúc máu của người nhiễm bệnh…).

Bệnh lao cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lao cột sống có thể được điều trị và kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên tình trạng chủ quan trước những biểu hiện bất thường có thể khiến lao lây lan nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một trong những biến chứng do lao cột sống gây ra

Các biến chứng thường gặp của bệnh lao cột sống:

  • Biến dạng cột sống: Vi khuẩn lao có thể ăn mòn các mô xương cột sống và khiến cơ quan này bị biến dạng nghiêm trọng. Phần lớn những trường hợp bị biến dạng cột sống đều không còn khả năng vận động.
  • Cụt chi: Với các trường hợp trực khuẩn lao lây lan sang các khớp xương khác, đầu chi có thể bị hoại tử. Trong trường hợp này, bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Trong trường hợp vi khuẩn gây tổn thương ở vùng thắt lưng, bó thần kinh chùm đuôi ngựa có thể bị chèn ép và dẫn đến tình trạng mất tự chủ khi đại tiểu tiện.
  • Liệt tứ chi: Mycobacterium tuberculosis có thể gây hư hại dây thần kinh ở cột sống, dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động ở tứ chi.
  • Lao lây lan: Với những trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm hoặc chậm trễ trong quá trình điều trị, lao cột sống có thể lây lan rộng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Tử vong: Ở một số ít trường hợp, lao có thể lây lan đến những cơ quan nội tạng quan trọng như não và tim, dẫn đến tình trạng tê liệt não, suy tim, suy hô hấp, suy kiệt và tử vong.

Lao là một trong những bệnh nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể kiểm soát tiến triển của bệnh bằng cách sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể để lại các biến chứng lên xương khớp và các cơ quan khác như thận, tim, phổi, dây thần kinh,…

Chẩn đoán bệnh lao cột sống

Chẩn đoán bệnh lao cột sống bao gồm các kỹ thuật xét nghiệm sau:

  • Thăm khám thực thể: Ở giai đoạn toàn phát, vi khuẩn lao có thể gây ra túi áp xe ở thành sau họng hoặc nổi bên dưới vùng da ở cột sống. Vì vậy bác sĩ có thể sờ nắn cột sống và quan sát cổ họng để xem xét các triệu chứng thực thể của bệnh.
  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang có thể giúp bác sĩ quan sát được tổn thương do lao. Lao cột sống thường gây thưa mật độ xương và hẹp đĩa đệm. Nếu để kéo dài, cột sống có thể bị biến dạng, xuất hiện ổ khuyết và có dấu hiệu dính khớp.
  • Xét nghiệm Mantoux: Mantoux là xét nghiệm giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn lao. Tuy nhiên kết quả dương tính trong xét nghiệm này chưa thể đưa ra chẩn đoán cho bệnh lao cột sống. Bởi một số bệnh nhân có tiền sử lao vẫn có thể cho kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm.
  • Xét nghiệm máu: Sau khi xét nghiệm Mantoux, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm tìm sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis và xem xét số lượng bạch cầu. Bởi khi có nhiễm trùng, bạch cầu trong máu thường có dấu hiệu tăng lên đáng kể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Kỹ thuật chẩn đoán khác: Ngoài ra bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như sinh thiết, phản ứng với Tubecculin, cấy khuẩn, hút dịch cột sống…

Phác đồ điều trị lao cột sống

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành đề ra phác đồ điều trị để kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng do vi khuẩn lao gây ra.

Khoảng 88% trường hợp nhiễm vi khuẩn lao được điều trị bảo tồn bằng kháng sinh

1. Mục đích điều trị

  • Ngăn chặn vi khuẩn lao – Mycobacterium tuberculosis
  • Cải thiện triệu chứng
  • Giải quyết ổ áp xe lạnh (nếu có)
  • Theo dõi và phòng ngừa biến chứng

2. Điều trị nội khoa

Hơn 88% trường hợp nhiễm vi khuẩn lao đều được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng kháng sinh. So với các trường hợp nhiễm trùng khác, nhiễm khuẩn lao có mức độ nặng nề nên cần phối hợp từ 3 – 4 loại thuốc để kiểm soát hoạt động của trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Phác đồ 3 thuốc: Gồm có TNH, Acid Paraamino Salysilic và Streptomycin.
  • Phác đồ 4 thuốc: Gồm Streptomycin, Ethabutol, TNH và Rifampicin.

Sử dụng thuốc 1 lần/ ngày vào buổi sáng, khi bụng đói để có đáp ứng và cải thiện tốt. Ngoài ra có thể dùng phối hợp với thuốc giảm đau, vitamin và một số viên uống bổ sung khác.

Kết hợp với việc nghỉ ngơi, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và một số thành phần dinh dưỡng cần thiết. Nên nằm trong phòng bệnh có nhiều ánh sáng và đảm bảo vệ sinh nhằm giảm số lượng và mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn lao.

3. Phục hồi chức năng

Để tránh tình trạng teo cứng cơ, cần xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với các động tác vật lý trị liệu. Sau khi triệu chứng đau được kiểm soát, nên bắt đầu vận động để phục hồi chức năng của cơ quan này.

Tuy nhiên ở những trường hợp có ổ khuyết, bác sĩ có thể yêu cầu nằm bất động trong 3 – 6 tháng để tái tạo mô xương và giảm nguy cơ mục xương sống.

4. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật được chỉ định khi xuất hiện áp xe lạnh tại chỗ hoặc di chuyển xa và tình trạng lao có chèn ép tủy. Phẫu thuật được thực hiện nhằm đục các vùng xương bị hoại tử, loại bỏ ổ áp xe và rạch dẫn lưu mủ. Kết hợp với biện pháp bất động và sử dụng kháng sinh đặc hiệu.

5. Theo dõi

Cần theo dõi hằng tháng để kiểm soát tiến tri
ển và mức độ đáp ứng thuốc. Sang năm thứ hai, nên thăm khám 3 tháng/ lần và thăm khám 6 tháng/ lần ở các năm tiếp theo.

Phòng ngừa bệnh lao và lao cột sống

Bệnh lao có nguy cơ tái phát khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể,… Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với những biện pháp phòng ngừa sau:

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao
  • Chủ động tiêm vaccine ngừa vi khuẩn lao (BCG) cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh không gian sống. Giữ cho nhà cửa và phòng ốc thông thoáng, nhiều ánh sáng,…
  • Nên đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và nơi đông người.
  • Tránh tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn lao.
  • Tăng cường miễn dịch bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện thể thao thường xuyên.

Lao cột sống là một trong những dạng lao thứ phát thường gặp. Bệnh có tiến triển chậm và các triệu chứng không điển hình. Vì vậy nếu có nghi ngờ nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis, bạn nên chủ động thăm khám để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất. Để kéo dài có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát và gây hư hại xương vĩnh viễn.

Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của Thỏ ty tử

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!