Tất tần tật thông tin về bệnh xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa (hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa) là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy chảy máu tiêu hóa là gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết? Nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để làm rõ các vấn đề trên, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Xuất huyết tiêu hóa (hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa) là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy chảy máu tiêu hóa là gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết? Nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để làm rõ các vấn đề trên, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ thực quản xuống đến hậu môn. Dựa vào vị trí xuất huyết mà tình trạng này được chia làm hai dạng:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: chảy máu ở thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).
- Xuất huyết tiêu hóa dưới: từ phần còn lại của ruột non xuống đến đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ thực quản xuống đến hậu môn. Dựa vào vị trí xuất huyết mà tình trạng này được chia làm hai dạng:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: chảy máu ở thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).
- Xuất huyết tiêu hóa dưới: từ phần còn lại của ruột non xuống đến đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Triệu chứng
Triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa
Các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa có thể rõ ràng hoặc đôi khi xảy ra thầm lặng khiến người bệnh không nhận thấy được. Tùy vào vị trí và mức độ chảy máu, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, đặc trưng là:
Nôn ra máu
Đây là triệu chứng thường gặp ở xuất huyết tiêu hóa trên, trong dịch nôn sẽ có máu đỏ tươi hoặc chất cặn đen như bã cà phê.
Đi ngoài ra máu hoặc phân đen
Khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, phân thường có màu đen có mùi rất hôi. Đối với xuất huyết tiêu hóa dưới, sẽ có máu đỏ tươi bao phủ hoặc trộn lẫn với phân. Đặc biệt có trường hợp máu bị ẩn, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của phân.
Cần lưu ý rằng một số loại thuốc chẳng hạn như sắt, bismuth,… và một số thực phẩm có thể làm cho phân có màu đỏ hoặc đen giống như máu nhưng không phải.
Mất máu
Nếu tình trạng chảy máu diễn ra thầm lặng và trong thời gian dài, bạn có thể bị mất máu dần dần. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như là cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, xanh xao, khó thở, đôi khi sẽ dẫn đến hôn mê.
Sốc
Trường hợp máu chảy nhiều ồ ạt và tiến triển nhanh đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng sốc do mất một lượng máu lớn. Cơ thể bệnh nhân sẽ tím tái, da lạnh, huyết áp giảm đột ngột, mạch nhanh và có thể trở nên vô thức.
Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng ở mỗi bệnh nhân đôi khi sẽ không giống nhau. Do đó để được chẩn đoán chính xác và kịp thời, bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa
Các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa có thể rõ ràng hoặc đôi khi xảy ra thầm lặng khiến người bệnh không nhận thấy được. Tùy vào vị trí và mức độ chảy máu, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, đặc trưng là:
Nôn ra máu
Đây là triệu chứng thường gặp ở xuất huyết tiêu hóa trên, trong dịch nôn sẽ có máu đỏ tươi hoặc chất cặn đen như bã cà phê.
Đi ngoài ra máu hoặc phân đen
Khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, phân thường có màu đen có mùi rất hôi. Đối với xuất huyết tiêu hóa dưới, sẽ có máu đỏ tươi bao phủ hoặc trộn lẫn với phân. Đặc biệt có trường hợp máu bị ẩn, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của phân.
Cần lưu ý rằng một số loại thuốc chẳng hạn như sắt, bismuth,… và một số thực phẩm có thể làm cho phân có màu đỏ hoặc đen giống như máu nhưng không phải.
Mất máu
Nếu tình trạng chảy máu diễn ra thầm lặng và trong thời gian dài, bạn có thể bị mất máu dần dần. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như là cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, xanh xao, khó thở, đôi khi sẽ dẫn đến hôn mê.
Sốc
Trường hợp máu chảy nhiều ồ ạt và tiến triển nhanh đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng sốc do mất một lượng máu lớn. Cơ thể bệnh nhân sẽ tím tái, da lạnh, huyết áp giảm đột ngột, mạch nhanh và có thể trở nên vô thức.
Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng ở mỗi bệnh nhân đôi khi sẽ không giống nhau. Do đó để được chẩn đoán chính xác và kịp thời, bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Nguyên nhân
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, tùy vào từng vị trí xuất huyết mà các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Thực quản: chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư thực quản, hội chứng Mallory – Weiss (vết rách thực quản), viêm loét thực quản (do nhiễm trùng, trào ngược dạ dày thực quản), polyp thực quản…
- Dạ dày – tá tràng: phổ biến nhất là viêm loét dạ dày tá
tràng (do vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc chống viêm hoặc uống nhiều bia rượu), tăng áp lực tĩnh mạch cửa, polyp dạ dày tá tràng, thoát vị hoành,… - Ruột non – đại tràng: do khối u, polyp, bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa Meckel, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét đại tràng,…
- Trực tràng – hậu môn: thường gặp nhất là do bệnh trĩ, các vết nứt ở hậu môn,…
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số vấn đề khác cũng có khả năng gây chảy máu tiêu hóa như: các bệnh về máu, bệnh gan – mật, suy tủy,…
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, tùy vào từng vị trí xuất huyết mà các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Thực quản: chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư thực quản, hội chứng Mallory – Weiss (vết rách thực quản), viêm loét thực quản (do nhiễm trùng, trào ngược dạ dày thực quản), polyp thực quản…
- Dạ dày – tá tràng: phổ biến nhất là viêm loét dạ dày tá
tràng (do vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc chống viêm hoặc uống nhiều bia rượu), tăng áp lực tĩnh mạch cửa, polyp dạ dày tá tràng, thoát vị hoành,… - Ruột non – đại tràng: do khối u, polyp, bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa Meckel, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét đại tràng,…
- Trực tràng – hậu môn: thường gặp nhất là do bệnh trĩ, các vết nứt ở hậu môn,…
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số vấn đề khác cũng có khả năng gây chảy máu tiêu hóa như: các bệnh về máu, bệnh gan – mật, suy tủy,…
Chẩn đoán & Điều trị
Chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa
Để xác định chính xác tình trạng cũng như đưa ra hướng điều trị xuất huyết đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý cũng như chỉ định thực hiện các biện pháp thăm khám.
Các phương pháp được dùng trong chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân (tìm máu ẩn)
- Nội soi
- Chụp X-quang
- Chụp mạch máu
- Sử dụng máy quét phóng xạ
- Mở bụng thăm dò
Làm sao để điều trị xuất huyết tiêu hóa hiệu quả?
Xuất huyết đường tiêu hóa là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Để việc điều trị có hiệu quả thì quan trọng nhất chính là tìm ra vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết. Chính vì thế, khi nghi ngờ hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến bệnh thì bạn cần đến ngay cở sở y tế để được điều trị đúng cách và sớm nhất. Bệnh nhân không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn.
Chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa
Để xác định chính xác tình trạng cũng như đưa ra hướng điều trị xuất huyết đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý cũng như chỉ định thực hiện các biện pháp thăm khám.
Các phương pháp được dùng trong chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân (tìm máu ẩn)
- Nội soi
- Chụp X-quang
- Chụp mạch máu
- Sử dụng máy quét phóng xạ
- Mở bụng thăm dò
Làm sao để điều trị xuất huyết tiêu hóa hiệu quả?
Xuất huyết đường tiêu hóa là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Để việc điều trị có hiệu quả thì quan trọng nhất chính là tìm ra vị trí và nguyên nhân gây xuất huyết. Chính vì thế, khi nghi ngờ hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến bệnh thì bạn cần đến ngay cở sở y tế để được điều trị đúng cách và sớm nhất. Bệnh nhân không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn.
Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị xuất huyết tiêu hóa của bác sĩ, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Nghỉ ngơi nhiều ở không gian yên tĩnh, nên nằm tư thế ngửa người, lưng thẳng trên giường và không kê gối đầu.
- Chỉ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp,… và có thể uống sữa. Nên ăn với lượng thức ăn ít, tránh để bụng quá đói hay quá no.
- Luôn giữ tinh thần thư giãn thoải mái bằng cách nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…để làm giảm áp lực, stress.
- Không nên vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều.
Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị xuất huyết tiêu hóa của bác sĩ, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Nghỉ ngơi nhiều ở không gian yên tĩnh, nên nằm tư thế ngửa người, lưng thẳng trên giường và không kê gối đầu.
- Chỉ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp,… và có thể uống sữa. Nên ăn với lượng thức ăn ít, tránh để bụng quá đói hay quá no.
- Luôn giữ tinh thần thư giãn thoải mái bằng cách nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…để làm giảm áp lực, stress.
- Không nên vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều.
Phòng ngừa
Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
Hầu hết nguyên nhân gây xuất huyết có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát được, tuy nhiên tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt trong trường hợp các tổn thương ở đường tiêu hóa chưa được lành hẳn.
Để tránh chảy máu tiêu hóa ở người khỏe mạnh cũng như phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân trước đó, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Phải nạp vào cơ thể trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa.
- Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn quá nhiều dầu mỡ hay gia vị, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn quá lạnh hay quá nóng.
- Nên ăn uống đủ bữa, đúng giờ, nếu có thể hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa để cơ quan tiêu hóa không bị áp lực.
- Thực hiện duy trì lối sống lành mạnh như ngủ đúng giờ, đúng giấc, làm việc và nghỉ ngơi với thời gian hợp lý. Tránh căng thẳng quá mức.
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cơ thể, tốt cho việc phòng bệnh.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa ngày nay đã đơn giản hơn nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của người bệnh. Hi vọng qua thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
Hầu hết nguyên nhân gây xuất huyết có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát được, tuy nhiên tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt trong trường hợp các tổn thương ở đường tiêu hóa chưa được lành hẳn.
Để tránh chảy máu tiêu hóa ở người khỏe mạnh cũng như phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân trước đó, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Phải nạp vào cơ thể trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa.
- Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn quá nhiều dầu mỡ hay gia vị, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn quá lạnh hay quá nóng.
- Nên ăn uống đủ bữa, đúng giờ, nếu có thể hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa để cơ quan tiêu hóa không bị áp lực.
- Thực hiện duy trì lối sống lành mạnh như ngủ đúng giờ, đúng giấc, làm việc và nghỉ ngơi với thời gian hợp lý. Tránh căng thẳng quá mức.
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cơ thể, tốt cho việc phòng bệnh.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa ngày nay đã đơn giản hơn nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của người bệnh. Hi vọng qua thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Tác dụng không ngờ của việc thở đúng cách khi tập thể dục
Tin mới nhất
- 13 cách giảm đau họng cực nhanh có sẵn tại nhà
- Hoa vẫn vẹn nguyên như mới hái suốt 100 triệu năm
- Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?
- Ăn me trong thai kỳ có thể mang đến lợi ích hay thiệt hại?
- Phòng Ngừa Cảm Cúm Với Nấm Linh Chi Đỏ
- Ung thư hạch – Những kiến thức tổng quan về ung thư hạch mà bệnh nhân nên biết
- Dấu hiệu ung thư vòm họng
- Tổng hợp những điều cần biết về ung thư bàng quang người bệnh nên biết
- Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả
- Giá nấm lim xanh Lào bao nhiêu 1kg địa chỉ bán nấm lim rừng Hà Nội