Những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường
Carb, protein, chất béo, chất xơ hòa tan, muối, đường… là những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường (1) (5). Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò của những dưỡng chất này đối với sức khỏe.
Carb, protein, chất béo, chất xơ hòa tan, muối, đường… là những dưỡng chất cần thiết cho người bị tiểu đường (1) (5). Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò của những dưỡng chất này đối với sức khỏe.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh đái tháo đường. Do đó, việc người bị tiểu đường nên ăn gì, những dưỡng chất nào cần có trong chế độ ăn hay nên dùng thực phẩm bổ sung nào là mối bận tâm không chỉ của người bệnh mà còn đối với cả người thân, người chịu trách nhiệm chăm sóc.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về vai trò của những dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn của người bị tiểu đường, hàm lượng nên tiêu thụ để kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mà người bệnh đái tháo đường cần nhớ
Để đạt được mục tiêu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giữ gìn sức khỏe, ngoài việc vận động thể chất đầy đủ và hợp lý, người bị đái tháo đường cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống, cụ thể như sau:
- Ăn điều độ, đúng giờ, không ăn quá nhiều trong một bữa cũng không để đói quá mới ăn vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành ít nhất khoảng 4 bữa, nên ăn thêm bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
- Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, muối khoáng cùng các vitamin… tuyệt đối không nên quá kiêng khem.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mức khuyến nghị là 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Sau khi hoạt động thể chất, để tránh bị hạ đường huyết, bạn có thể dùng một ly sữa dành cho người tiểu đường. Nguyên do là với người bệnh đái tháo đường, mức đường huyết lên xuống thất thường. Việc kiểm soát mức đường huyết rất khó và nếu không kiểm soát được về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm sữa đã được chứng minh lâm sàng, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường. Sản phẩm có công thức đặc chế giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng loại sữa này để thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc làm bữa ăn phụ.
Những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường
Carbohydrate, chất béo và protein là ba dưỡng chất đa lượng thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta. Chất béo và protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào và giúp các tế bào thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, carbohydrate được lưu trữ dưới dạng năng lượng dự trữ và phần năng lượng này kết hợp với protein để chuyển đổi thành glucose (1).
Chế độ ăn cân bằng lượng carbohydrate, chất béo, protein phù hợp cùng với chất xơ, vitamin và khoáng chất, muối… giúp người bệnh duy trì việc ăn uống đúng cách và lối sống lành mạnh (1).
1. Carbohydrate (chất bột đường)
Carbohydrate là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (2).
Với người bị bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa tinh bột đường. Bạn nên dùng các loại thực phẩm cung cấp carb phức hợp dưới dạng các hạt và củ, hạn chế tối đa các loại đường đơn cùng thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…) (2).
Khi vào trong cơ thể, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose tương đối nhanh nên có tác dụng đối với lượng đường trong máu rõ rệt hơn so với việc tiêu thụ chất béo hoặc protein. Điều này làm cho carbohydrate trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường (2).
Những thực phẩm chứa carbohydrate
Carbohydrate được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như giàu tinh bột như gạo, mì ống và bánh ngọt, bánh mì, khoai, ngô, khoai tây, xoài, chuối, lê… (2)
Lưu ý là đường cũng là một dạng carbohydrate, dưỡng chất này cũng có trong các loại nước uống có ga, trái cây, rau củ quả thường với hàm lượng thấp hơn. Tuy nhiên, Hello Bacsi sẽ đề cập rõ hơn về đường ở phần sau của bài viết.
Tỷ lệ chất bột đường được khuyến nghị
Theo khuyến cáo của Ủy ban Tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng Vương quốc Anh (SACN), lượng carbohydrate cho người mắc bệnh đái tháo đường nên là 50% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày, tương đương với khoảng 225 đến 300g carbohydrate đối với những người có nhu
cầu calo từ 2.000 đến 2.500/ngày (2).
2. Protein (chất đạm)
Cùng với carbohydrate và chất béo, protein là một trong ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Dưỡng chất này giúp cơ thể phát triển mô mới, xây dựng cơ bắp và phục hồi những tổn hại (3).
Protein cũng là một phần cấu thành của mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta và chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể (3).
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh đái tháo đường. Do đó, việc người bị tiểu đường nên ăn gì, những dưỡng chất nào cần có trong chế độ ăn hay nên dùng thực phẩm bổ sung nào là mối bận tâm không chỉ của người bệnh mà còn đối với cả người thân, người chịu trách nhiệm chăm sóc.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về vai trò của những dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn của người bị tiểu đường, hàm lượng nên tiêu thụ để kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mà người bệnh đái tháo đường cần nhớ
Để đạt được mục tiêu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giữ gìn sức khỏe, ngoài việc vận động thể chất đầy đủ và hợp lý, người bị đái tháo đường cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong ăn uống, cụ thể như sau:
- Ăn điều độ, đúng giờ, không ăn quá nhiều trong một bữa cũng không để đói quá mới ăn vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành ít nhất khoảng 4 bữa, nên ăn thêm bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
- Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, muối khoáng cùng các vitamin… tuyệt đối không nên quá kiêng khem.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mức khuyến nghị là 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Sau khi hoạt động thể chất, để tránh bị hạ đường huyết, bạn có thể dùng một ly sữa dành cho người tiểu đường. Nguyên do là với người bệnh đái tháo đường, mức đường huyết lên xuống thất thường. Việc kiểm soát mức đường huyết rất khó và nếu không kiểm soát được về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm sữa đã được chứng minh lâm sàng, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường. Sản phẩm có công thức đặc chế giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân và vòng eo. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng loại sữa này để thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc làm bữa ăn phụ.
Những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường
Carbohydrate, chất béo và protein là ba dưỡng chất đa lượng thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta. Chất béo và protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tế bào và giúp các tế bào thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, carbohydrate được lưu trữ dưới dạng năng lượng dự trữ và phần năng lượng này kết hợp với protein để chuyển đổi thành glucose (1).
Chế độ ăn cân bằng lượng carbohydrate, chất béo, protein phù hợp cùng với chất xơ, vitamin và khoáng chất, muối… giúp người bệnh duy trì việc ăn uống đúng cách và lối sống lành mạnh (1).
1. Carbohydrate (chất bột đường)
Carbohydrate là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (2).
Với người bị bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa tinh bột đường. Bạn nên dùng các loại thực phẩm cung cấp carb phức hợp dưới dạng các hạt và củ, hạn chế tối đa các loại đường đơn cùng thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…) (2).
Khi vào trong cơ thể, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose tương đối nhanh nên có tác dụng đối với lượng đường trong máu rõ rệt hơn so với việc tiêu thụ chất béo hoặc protein. Điều này làm cho carbohydrate trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường (2).
Những thực phẩm chứa carbohydrate
Carbohydrate được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như giàu tinh bột như gạo, mì ống và bánh ngọt, bánh mì, khoai, ngô, khoai tây, xoài, chuối, lê… (2)
Lưu ý là đường cũng là một dạng carbohydrate, dưỡng chất này cũng có trong các loại nước uống có ga, trái cây, rau củ quả thường với hàm lượng thấp hơn. Tuy nhiên, Hello Bacsi sẽ đề cập rõ hơn về đường ở phần sau của bài viết.
Tỷ lệ chất bột đường được khuyến nghị
Theo khuyến cáo của Ủy ban Tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng Vương quốc Anh (SACN), lượng carbohydrate cho người mắc bệnh đái tháo đường nên là 50% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày, tương đương với khoảng 225 đến 300g carbohydrate đối với những người có nhu
cầu calo từ 2.000 đến 2.500/ngày (2).
2. Protein (chất đạm)
Cùng với carbohydrate và chất béo, protein là một trong ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Dưỡng chất này giúp cơ thể phát triển mô mới, xây dựng cơ bắp và phục hồi những tổn hại (3).
Protein cũng là một phần cấu thành của mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta và chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể (3).
Những thực phẩm có chứa protein tốt cho người bệnh tiểu đường
Gợi ý những thực phẩm có chứa protein tốt cho người tiểu đường: thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá basa, các loại đậu và các loại hạt từ quả hạch (hạt hạnh nhân, óc chó, macca…)…
Lượng protein được khuyến nghị
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh đưa ra khuyến nghị về lượng protein tiêu thụ theo độ tuổi, cụ thể như sau:
- 1 – 3 tuổi: 15g
- 4 – 6 tuổi: 20g
- 7 – 10 tuổi: 28g
- 11 – 14 tuổi: 42g
- 15 – 18 tuổi: 55g
- 19 – 50 tuổi: 55g
- Trên 50 tuổi: 53g
Ngoài ra, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, bạn cũng có thể tính lượng protein cho người trưởng thành căn cứ vào trọng lượng cơ thể với công thức là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Với những bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý thận sớm, nếu chế độ ăn có quá nhiều đạm sẽ gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15 – 20% năng lượng khẩu phần (4).
3. Chất béo
Trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng của người bị đái tháo đường, chất béo bị đóng khung với vai “kẻ xấu” suốt một thời gian dài. Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ chất béo không gây hại cho sức khỏe hơn so với việc dùng nhiều carb. Trên thực tế, so với chế độ ăn ít chất béo và nhiều tinh bột thì chế độ ăn ít carb và nhiều chất béo hiện được coi là lành mạnh hơn, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát đường huyết và giảm cân (6).
Chất béo là dưỡng chất giàu năng lượng, cung cấp lượng calo gấp đôi so với carb nguyên chất. Thế nhưng, bạn không nên tránh tiêu thụ chất béo hoàn toàn, điều này không tốt cho sức khỏe (6).
Không giống như tinh bột đường, việc tiêu thụ chất béo ít ảnh hưởng đến đường huyết ngay lập tức. Do đó, chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tình trạng lượng calo tăng quá mức. Điều này có thể dẫn đến việc tăng kháng insulin, làm mức đường huyết tăng cao (6).
Những thực phẩm có chứa chất béo tốt
Các loại hạt, quả bơ, cá béo (cá basa, cá hú, cá trích, cá mòi…), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương…)… là nguồn cung cấp chất béo tốt (5).
Tỷ lệ chất béo được khuyến nghị
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên sử dụng chất béo từ thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo…) và tỷ lệ năng lượng do dưỡng chất này cung cấp nên chiếm khoảng 1/4 tổng năng lượng khẩu phần và không vượt quá 30%. Việc kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch (4).
4. Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan là carb khó tiêu, không tan trong nước ấm, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Dưỡng chất này giúp tăng kích thước phân, làm cho chúng ta đi đại tiện được dễ dàng. Rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… là nguồn cung chất xơ không hòa tan tuyệt vời (7).
Với người bệnh tiểu đường, chất xơ có vai trò kiểm soát đường huyết vì hệ tiêu hóa không thể hấp thụ được dưỡng chất này nên ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó quá trình tăng lượng đường trong máu cũng được làm chậm lại (7).
Lưu ý là khoai tây, ngũ cốc là nguồn cung cấp xơ không hòa tan dồi dào nhưng chúng lại có hàm lượng carb tương đối cao nên người bị bệnh tiểu đường chỉ nên dùng với mức hạn chế (7).
Những thực phẩm có chứa chất xơ tốt cho người đái tháo đường:
Các loại rau quả không chứa tinh bột hoặc có hàm lượng tinh bột ở mức rất thấp như rau ăn lá, các loại đậu (đậu que, đậu rồng, đậu đũa…), bí xanh, bí ngòi, dưa leo, bông cải xanh, ngô bao tử… rất thân thiện với người bệnh tiểu đường (7).
Tỷ lệ chất xơ được khuyến nghị
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, lượng chất xơ mà người bệnh nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn rơi vào khoảng 20 – 50g (9).
5. Muối
Muối rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khoáng chất này đóng các vai trò trong việc:
- Điều chỉnh lượng nước trong cơ thể
- Duy trì nồng độ pH máu ở mứ
c bình thường - Dẫn truyền tín hiệu thần kinh (8)
Cơ thể chúng ta không tự sản xuất được muối nên cần được bổ sung thông qua chế độ ăn, uống. Tuy nhiên, việc tiêu thụ khoáng chất này có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 3 lần. Trong một công bố vào năm 2011 về nghiên cứu xoay quanh chế độ ăn DASH, được thử nghiệm trong 30 ngày đã chứng minh chế độ ăn ít natri giúp giảm mức huyết áp trung bình (8).
Những thực phẩm có chứa protein tốt cho người bệnh tiểu đường
Gợi ý những thực phẩm có chứa protein tốt cho người tiểu đường: thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá basa, các loại đậu và các loại hạt từ quả hạch (hạt hạnh nhân, óc chó, macca…)…
Lượng protein được khuyến nghị
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh đưa ra khuyến nghị về lượng protein tiêu thụ theo độ tuổi, cụ thể như sau:
- 1 – 3 tuổi: 15g
- 4 – 6 tuổi: 20g
- 7 – 10 tuổi: 28g
- 11 – 14 tuổi: 42g
- 15 – 18 tuổi: 55g
- 19 – 50 tuổi: 55g
- Trên 50 tuổi: 53g
Ngoài ra, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, bạn cũng có thể tính lượng protein cho người trưởng thành căn cứ vào trọng lượng cơ thể với công thức là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Với những bệnh nhân đái tháo đường có bệnh lý thận sớm, nếu chế độ ăn có quá nhiều đạm sẽ gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15 – 20% năng lượng khẩu phần (4).
3. Chất béo
Trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng của người bị đái tháo đường, chất béo bị đóng khung với vai “kẻ xấu” suốt một thời gian dài. Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ chất béo không gây hại cho sức khỏe hơn so với việc dùng nhiều carb. Trên thực tế, so với chế độ ăn ít chất béo và nhiều tinh bột thì chế độ ăn ít carb và nhiều chất béo hiện được coi là lành mạnh hơn, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát đường huyết và giảm cân (6).
Chất béo là dưỡng chất giàu năng lượng, cung cấp lượng calo gấp đôi so với carb nguyên chất. Thế nhưng, bạn không nên tránh tiêu thụ chất béo hoàn toàn, điều này không tốt cho sức khỏe (6).
Không giống như tinh bột đường, việc tiêu thụ chất béo ít ảnh hưởng đến đường huyết ngay lập tức. Do đó, chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tình trạng lượng calo tăng quá mức. Điều này có thể dẫn đến việc tăng kháng insulin, làm mức đường huyết tăng cao (6).
Những thực phẩm có chứa chất béo tốt
Các loại hạt, quả bơ, cá béo (cá basa, cá hú, cá trích, cá mòi…), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương…)… là nguồn cung cấp chất béo tốt (5).
Tỷ lệ chất béo được khuyến nghị
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên sử dụng chất béo từ thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo…) và tỷ lệ năng lượng do dưỡng chất này cung cấp nên chiếm khoảng 1/4 tổng năng lượng khẩu phần và không vượt quá 30%. Việc kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch (4).
4. Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan là carb khó tiêu, không tan trong nước ấm, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Dưỡng chất này giúp tăng kích thước phân, làm cho chúng ta đi đại tiện được dễ dàng. Rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… là nguồn cung chất xơ không hòa tan tuyệt vời (7).
Với người bệnh tiểu đường, chất xơ có vai trò kiểm soát đường huyết vì hệ tiêu hóa không thể hấp thụ được dưỡng chất này nên ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, từ đó quá trình tăng lượng đường trong máu cũng được làm chậm lại (7).
Lưu ý là khoai tây, ngũ cốc là nguồn cung cấp xơ không hòa tan dồi dào nhưng chúng lại có hàm lượng carb tương đối cao nên người bị bệnh tiểu đường chỉ nên dùng với mức hạn chế (7).
Những thực phẩm có chứa chất xơ tốt cho người đái tháo đường:
Các loại rau quả không chứa tinh bột hoặc có hàm lượng tinh bột ở mức rất thấp như rau ăn lá, các loại đậu (đậu que, đậu rồng, đậu đũa…), bí xanh, bí ngòi, dưa leo, bông cải xanh, ngô bao tử… rất thân thiện với người bệnh tiểu đường (7).
Tỷ lệ chất xơ được khuyến nghị
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, lượng chất xơ mà người bệnh nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn rơi vào khoảng 20 – 50g (9).
5. Muối
Muối rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khoáng chất này đóng các vai trò trong việc:
- Điều chỉnh lượng nước trong cơ thể
- Duy trì nồng độ pH máu ở mứ
c bình thường - Dẫn truyền tín hiệu thần kinh (8)
Cơ thể chúng ta không tự sản xuất được muối nên cần được bổ sung thông qua chế độ ăn, uống. Tuy nhiên, việc tiêu thụ khoáng chất này có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 3 lần. Trong một công bố vào năm 2011 về nghiên cứu xoay quanh chế độ ăn DASH, được thử nghiệm trong 30 ngày đã chứng minh chế độ ăn ít natri giúp giảm mức huyết áp trung bình (8).
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, vấn đề kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng vì huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận (bệnh thận) và bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) (8).
Những thực phẩm có chứa muối
Hầu hết những thực phẩm chúng ta tiêu thụ mỗi ngày đều có chứa một lượng muối nhất định (8), các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa nhiều muối hơn mức cần thiết.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (The World Cancer Research Fund), 75% lượng muối trung bình của chúng ta đến từ thực phẩm chế biến sẵn (8) (10). Do đó, để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, người bệnh đái tháo đường cần giảm tối đa việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Lượng muối được khuyến nghị
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối mà người trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên giới hạn ở mức 5g (tương đương 2.000mg natri) (11). Đối với người mắc bệnh tim mạch (một biến chứng của bệnh tiểu đường), lượng muối được tiêu thụ phải thấp hơn con số khuyến nghị (8).
6. Đường
Đường cùng với chất béo là hai trong số những thực phẩm được đề cập nhiều nhất đối với người phải ăn kiêng. Thế nên, câu hỏi thường gặp nhất là người bệnh đái tháo đường có được ăn đường, lượng tiêu thụ nên là bao nhiêu để giữ mức đường huyết trong ngưỡng an toàn (6)?
Không chỉ với người bệnh tiểu đường mà việc hạn chế lượng đường tiêu thụ nên là ưu tiên đối với tất cả mọi người (6). Việc tiêu thụ đường cũng làm tăng mức đường huyết một cách nhanh chóng, điều này giải thích vì sao các bác sĩ thường cảnh báo người bị đái tháo đường nên hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày (6). Trên thực tế, việc hạn chế tiêu thụ đường là một cách tốt để bắt đầu kiểm soát lượng đường trong máu (6).
Thực phẩm có chứa đường
Đường có mặt trong bánh kẹo, đồ uống, trái cây, sinh tố, ngũ cốc, sữa, sữa chua, súp, thức ăn chế biến sẵn, mật ong… Ngoài năng lượng, đường chỉ cung cấp năng lượng mà không có dưỡng chất nên được xem là calo rỗng (6).
Lượng đường được khuyến nghị
Theo hướng dẫn mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng đường khuyến nghị mỗi ngày dành cho người bị tiểu đường với nữ giới là 22g, nam giới là 36g và đối với trẻ em là 12g (12).
7. Thực phẩm bổ sung
Việc thêm thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin và khoáng chất như vitamin D, A, E, canxi, natri, magie, crôm Picolinat…
Những thực phẩm này được sản xuất nhằm bổ sung dưỡng chất còn thiếu trong chế độ ăn nhưng không nên thay thế cho nguồn thực phẩm lành mạnh từ tự nhiên. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung mà mình có ý định dùng. Nguyên do là việc sử dụng một số thực phẩm chức năng có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ hay gây tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe (13).
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung:
- Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác
- Không sử dụng thực phẩm chức năng với mục đích thay thế cho việc sử dụng thuốc theo toa
- Tránh dùng liều lớn hơn so với liều dùng mà nhà sản xuất đưa ra
- Ngừng dùng nếu gặp tác dụng phụ hay có những biểu hiện bất thường (13)
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết được vai trò của những dưỡng chất đối với sức khỏe người bị tiểu đường và biết lượng sử dụng sao cho hợp lý để kiểm soát tốt mức đường huyết.
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, vấn đề kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng vì huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận (bệnh thận) và bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) (8).
Những thực phẩm có chứa muối
Hầu hết những thực phẩm chúng ta tiêu thụ mỗi ngày đều có chứa một lượng muối nhất định (8), các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa nhiều muối hơn mức cần thiết.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (The World Cancer Research Fund), 75% lượng muối trung bình của chúng ta đến từ thực phẩm chế biến sẵn (8) (10). Do đó, để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, người bệnh đái tháo đường cần giảm tối đa việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Lượng muối được khuyến nghị
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối mà người trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên giới hạn ở mức 5g (tương đương 2.000mg natri) (11). Đối với người mắc bệnh tim mạch (một biến chứng của bệnh tiểu đường), lượng muối được tiêu thụ phải thấp hơn con số khuyến nghị (8).
6. Đường
Đường cùng với chất béo là hai trong số những thực phẩm được đề cập nhiều nhất đối với người phải ăn kiêng. Thế nên, câu hỏi thường gặp nhất là người bệnh đái tháo đường có được ăn đường, lượng tiêu thụ nên là bao nhiêu để giữ mức đường huyết trong ngưỡng an toàn (6)?
Không chỉ với người bệnh tiểu đường mà việc hạn chế lượng đường tiêu thụ nên là ưu tiên đối với tất cả mọi người (6). Việc tiêu thụ đường cũng làm tăng mức đường huyết một cách nhanh chóng, điều này giải thích vì sao các bác sĩ thường cảnh báo người bị đái tháo đường nên hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày (6). Trên thực tế, việc hạn chế tiêu thụ đường là một cách tốt để bắt đầu kiểm soát lượng đường trong máu (6).
Thực phẩm có chứa đường
Đường có mặt trong bánh kẹo, đồ uống, trái cây, sinh tố, ngũ cốc, sữa, sữa chua, súp, thức ăn chế biến sẵn, mật ong… Ngoài năng lượng, đường chỉ cung cấp năng lượng mà không có dưỡng chất nên được xem là calo rỗng (6).
Lượng đường được khuyến nghị
Theo hướng dẫn mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng đường khuyến nghị mỗi ngày dành cho người bị tiểu đường với nữ giới là 22g, nam giới là 36g và đối với trẻ em là 12g (12).
7. Thực phẩm bổ sung
Việc thêm thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin và khoáng chất như vitamin D, A, E, canxi, natri, magie, crôm Picolinat…
Những thực phẩm này được sản xuất nhằm bổ sung dưỡng chất còn thiếu trong chế độ ăn nhưng không nên thay thế cho nguồn thực phẩm lành mạnh từ tự nhiên. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung mà mình có ý định dùng. Nguyên do là việc sử dụng một số thực phẩm chức năng có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ hay gây tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe (13).
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung:
- Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác
- Không sử dụng thực phẩm chức năng với mục đích thay thế cho việc sử dụng thuốc theo toa
- Tránh dùng liều lớn hơn so với liều dùng mà nhà sản xuất đưa ra
- Ngừng dùng nếu gặp tác dụng phụ hay có những biểu hiện bất thường (13)
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết được vai trò của những dưỡng chất đối với sức khỏe người bị tiểu đường và biết lượng sử dụng sao cho hợp lý để kiểm soát tốt mức đường huyết.
Xem thêm: Ung thư vòm họng và tổng hợp tất cả những kiến thức cần phải biết
Tin mới nhất
- Biểu hiện viêm gân vôi hóa ở vai và cách điều trị
- 12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)
- Viên sủi ZEXTOR: Thành phần, công dụng và giá bán
- Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?
- Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi
- Các loại hạt tốt cho bà bầu, thai nhi và lưu ý khi ăn
- Bệnh bạch sản là gì? Phương pháp điều trị
- Thi trượt hay ăn nhầm?
- Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày (bao tử)
- Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên và tác dụng của nấm lim xanh là gì