Ung thư vòm họng và tổng hợp tất cả những kiến thức cần phải biết
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bận rộn với công việc cuộc sống đôi khi quên đi mất việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình dẫn tới khi phát hiện được bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Và việc điều trị lúc đó là cực kì khó khăn.
Trong đó, có thể đến các loại bệnh nguy hiểm tới tính mạng như bệnh ung thư và ung thư vòm họng là một trong những loại bệnh cực nguy hiểm đang ngày càng phát triển lớn mạnh hiện nay.
Vậy ung thư vòm họng là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về căn bệnh này để có những cái nhìn đúng đắn về bệnh cũng như có những cách phòng và điều trị bệnh được tốt hơn.
TỔNG QUAN BÀI VIẾT
1. Ung thư vòm họng là gì?
2. Ung thư vòm họng nguyên nhân
3. Ung thư vòm họng triệu chứng
4. Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn
4.1. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu
4.2. Ung thư vòm họng giai đoạn 2
4.3. Ung thư vòm họng giai đoạn 3
4.4. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối
5. Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?
5.1. Ung thư vòm họng có lây không?
5.2. Ung thư vòm họng có chữa được không?
5.3. Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
6. Ung thư vòm họng và cách điều trị
7. Ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
7.1. Ung thư vòm họng nên ăn gì?
7.2. Ung thư vòm họng kiêng ăn gì?
8. Xét nghiệm ung thư vòm họng
8.1. Khám ung thư vòm họng ở đâu
8.2. Xét nghiệm ung thư vòm họng bao nhiêu tiền
1. Ung thư vòm họng là gì?
Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm. Ung thư vòm họng là một căn bệnh quái ác xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Các tế bào biểu mô trong vòm họng này bị biến đổi gen và tạo thành các khối u ác tính trong vòm họng, từ đó gọi là ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh cực kì nguy hiểm vì nó là một căn bệnh cực khó phát hiện nhưng lại có diễn biến phát triển bệnh cực nhanh khiến cho người bệnh không kịp trở tay. Đồng thời nó cũng gây nên những hậu quả đau đớn và khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống.
Tỷ lệ tử vong của ung thư vòm họng so với các căn bệnh ung thư khác là khá cao, bởi việc phát hiện sớm ung thư vòm họng còn rất thấp khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn rất nhiều.
Vậy ung thư vòm họng nguyên nhân là gì? Biết được các nguyên nhân thì có thể phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn rất nhiều.
2. Ung thư vòm họng nguyên nhân
Nguyên nhân ung thư vòm họng đôi khi chỉ là những điều tưởng như nhỏ bé mà bạn không ngờ tới.
+ Yếu tố môi trường: Những người thường xuyên phát làm việc và tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại như khói bụi, các hydrocacbon thơm thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn.
Những các chất độc hại này khi bạn hít phát trước khi vào phổi thì nó sẽ đi qua đường vòm họng của bạn từ đó gây tác động và kích thích sản sinh các tế bào bất thường phát triển ngay tại đây.
+ Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu gần đây về di truyền học đã cho thấy sự liên quan giữa các gen ức chế u đối với bệnh ung thư vòm họng. Khi nghiên cứu thì các nhà khoa học đã không thể tìm thấy gen ức chế u có ở những người mắc ung thư vòm họng.
+ Yếu tố tuổi tác và giới tính: Ung thư vòm họng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thì theo các nghiên cứu cho thấy ung thư vòm họng thường xuất hiện ở những người từ độ tuổi 30-55 tuổi.
Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở nam nhiều hơn so với nữ bởi nam giới thường tiếp xúc nhiều khí độc từ môi trường làm việc nặng học, độc hại hơn và họ cũng thường hút thuốc lá, rượu bia nhiều hơn so với nữ giới.
+ Uống rượu, hút thuốc: Rượu bia được xếp vào nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Trong thuốc lá cũng chứa rất nhiều chất độc hại, và trước khi nó vào phổi thì nó cũng phải đi qua vòm miệng trước từ đó gây ung thư vòm miệng.
+ Nhiễm virus: Các loại virus Epstein – Barr, HPV là những loại virus đã được tìm thấy gen của chúng trong các khối u vòm họng. Do đó, chúng được nghi ngờ là một trong các yếu tố gây nên căn bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ra, thì có thể trong quá trình ăn uống, bạn hay ăn những loại thức ăn lên men như dưa, cà, các loại củ, cá muối cũng là những nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng so với người bình thường khác.
3. Ung thư vòm họng triệu chứng
Vậy ung thư vòm họng có biểu hiện gì? Ung thư vòm họng dấu hiệu phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên thì việc phát hiện sớm ung thư vòm họng alf điều không hề dễ dàng, vì bệnh ở vị trí khó nhìn và thường bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu của các cơ quan khác.
Khi phát hiện bệnh thì thường bệnh đã vào giai đoạn cuối và việc điều trị lúc này là cực kì khó khăn. Mặc dù việc phát hiện sớm bệnh là cực kì khó nhưng bạn cũng cần phải có những ý thức cảnh giác với bệnh, do vậy bạn nên đi khám chuyên khoa nếu có những dấu hiệu bất thường về tai mũi họng kéo dài điều trị mãi không khỏi.
Một số triệu chứng ung thư vòm họng thường thấy mà bạn cần phải đặc biệt lưu tâm như:
- Xuất hiện các khối u hoặc hạch bất thường ở vùng cổ hoặc họng.
- Người bệnh cảm thấy đau họng kéo dài và uống thuốc vẫn không thấy khỏi.
- Người bệnh cảm thấy khó thở, khó nói, dẫn tới có thể khiến giọng nói bị thay đổi.
- Tự nhiên chảy máu cam
- Người bệnh bị ngạt tắc mũi kéo dài
- Cảm thấy khó nghe, đau tai hoặc ù tai và thường sẽ xảy ra ở một bên.
- Cùng với đó là triệu chứng đau nửa đầu.
Khi xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu như trên thì bạn cần phải đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để khám và được chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có những phương hướng điều trị bệnh được hiệu quả nhất.
4. Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn
Việc nắm bắt được các giai đoạn của ung thư vòm họng sẽ rất tốt cho quá trình điều trị của người bệnh. Vậy ung thư vòm họng có mấy giai đoạn, diễn biến và hướng điều trị ở mỗi giai đoạn là như thế nào?
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm:
4.1. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn mới bắt đầu phát triển của bệnh, ung thư vòm họng giai đoạn 1 này các khối u mới bắt đầu xuất hiện nên đang còn rất nhỏ, khu vực phát triển mới chỉ tầm 2,5cm.
Ở giai đoạn này thì việc điều trị đang còn dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất so với các giai đoạn khác bởi lúc này tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.
4.2. Ung thư vòm họng giai đoạn 2
Ở giai đoạn này cũng như giai đoạn 1 đều mới chỉ là giai đoạn mới bắt đầu phát triển của ung thư vòm họng, tuy nhiên thì ở giai đoạn này thì khu vực có chứa các tế bào ung thư đã phát triển lên và có kích thước cũng như khối tượng tăng lên khoảng 2-3 lần so với giai đoạn 1.
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 thì khả năng điều trị và phục hồi của người bệnh vẫn còn khá tốt nếu như lúc này các khối u ác tính vẫn chưa lan sang các cơ qua khác lân cận và nó vẫn nằm ở trong thanh quản hoặc trong họng.
4.3. Ung thư vòm họng giai đoạn 3
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 thì các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển mạnh và lan sang các khu vực lân cận và gây nguy hiểm cho cơ quan khi chúng đến.
Ở giai đoạn này thì kích thước của các khối u đã tăng lên rất đáng kể so với 2 giai đoạn đầu tiên của bệnh.
Việc điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn này là rất khó khăn. Các bác sĩ thường dùng kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để có thể tiêu diệt được các khối u một cách triệt để nhất.
4.4. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng là khi các tế bào ung thư đã phát triển một cách vượt mức kiểm soát và lan rộng ra nhiều cơ quan đồng thời phá hủy các hạch bạch huyết.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối này là rất nguy hiểm đối với người bệnh, bởi lúc này đã xuất hiện những dấu hiệu di căn và gây nên những biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát đe dọa tính mạng của người bệnh.
Việc điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối lúc này thường chỉ để kéo dài thêm thời gian sống của người bệnh đồng thời giảm các triệu chứng do bệnh gây ra đối với người bệnh. Việc cần làm lúc này là người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của các bác sĩ để kiểm soát bệnh được hiệu quả nhất.
5. Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?
Có một điều có thể chắc chắn rằng, căn bệnh ung thư nào cũng rất nguy hiểm và trong đó ung thư vòm họng cũng là một căn bệnh cực kì nguy hiểm. Bởi nó ngày càng phổ biến và việc phát hiện bệnh sớm không dễ dàng, căn bệnh phát triển âm thầm nhưng rất nhanh chóng.
Đến khi phát hiện được bệnh thì lúc này việc điều trị bệnh là vô cùng khó khăn, bệnh cực dễ tái phát và di căn, tỷ lệ sống thêm của người bệnh cũng bị hạn hẹp đi rất nhiều.
Ung thư vòm họng thường có những diễn biến khó đoán trước được và khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị giảm nhanh chóng, từ đó các căn bệnh khác có thể xâm nhập và tiến triển gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ung thư vòm họng nếu không được điều trị sớm thì các tế bào ung thư có thể lây lán ang các bộ phận khác gần vòm họng rồi từ từ lan sang toàn bộ cơ thể và khả năng điều trị bệnh lúc này là vô cùng thấp.
Không những thế, ung thư vòm họng còn gây nên một loạt các biến chứng nguy hiểm như chảy máu liên tục, rối loạn chức năng hẹ miễn dịch….khi không được phát hiện và điều trị sớm.
Qua đây, bạn có thể thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh là như nào. Vậy ung thư vòm họng có lây không? Có chữa được không và sống được thêm bao lâu?
5.1. Ung thư vòm họng có lây không?
Hiện nay, thì có rất nhiều người nhầm tưởng rằng ung thư vòm họng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, người nhà bệnh nhân thường xa lánh, không sinh hoạt chung với người bệnh vì sợ lây nhiễm.
Tuy nhiên, thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi ung thư vòm họng không phải là bệnh lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng lây truyền của ung thư vòm họng từ người sang người. Nhờ các nghiên cứu đó, nên ung thư vòm họng được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm.
Từ đó, mọi người đặc biệt là những người thân của người bệnh tuyệt đối không được xa lánh người bệnh. Việc cần làm lúc này là cần phải an ủi, động viên chăm sóc người bệnh thì như vậy việc điều trị mới đạt hiệu quả cao, cơ hội sống và hồi phục của người bệnh cũng vì thế mà tăng cao hơn rất nhiều.
Nhưng, các bạn cũng cần phải lưu ý, bởi những nguy cơ cao có thể mắc ung thư vòm họng ở một số người có thói quen sinh hoạt hay lối sống không tốt khi sống chung với người mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm virus gây bệnh.
Qua đó, những người có thói quen sinh hoạt và quan hệ tình dục với những người mắc bệnh ung thư vòm họng thì sẽ có nguy cơ cao mắc các loại virus gây bệnh từ đó sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng hơn so với những người bình thường khác.
Cụ thể, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một số các trường hợp bị ung thư vòm họng thì có khoảng 30 gen nội sinh, khi có những yếu tố cảm ứng ảnh huongr thì các gen nội sinh này sẽ được tác động từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư lên rất nhiều.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc quan hệ tình dục bằng miệng cũng là một còn đường lây lan virus HPV và đây cũng là một trong những loại virus gây ung thư vòm họng.
Như vậy, có thể thấy, ung thư vòm họng không phải là căn bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu không có một lối sống lành mạnh thì có thể bị lây nhiễm các virus là yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư vòm họng.
5.2. Ung thư vòm họng có chữa được không?
Điều quan tâm hàng đầu của người bệnh khi phát hiện ra mình bị mắc bệnh ung thư vòm họng là liệu ung thư vòm họng có chữa được không?
Có nhiều người cho rằng, mắc ung thư vòm họng là nắm chắc cái chết cận kề. Thực tế thì điều này không hoàn toàn là sai, bởi bạn có thể thấy nhiều người khi mắc bệnh ung thư đã tử vong chỉ sau vài tháng điều trị bệnh ngắn ngủi.
Có thể lý giải điều này là bởi vì lúc này người bệnh đã nhận biết bệnh quá muộn khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Mọi biện pháp điều trị đối với người bệnh luú này chỉ đều là để duy trì sự sống cho người bệnh và kéo dài thêm cũng như hạn chế những biến chứng mà người bệnh phải chịu đựng.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều người dù đã áp dụng mọi biện pháp những vẫn tử vong sớm là bởi tâm lý người bệnh ảnh hưởng rất nhiều, những người này thường không giữ vững ý chí chiến đấu bệnh tật, mà họ luôn buồn bã và buông xuôi với bệnh.
Do đó, có thể thấy, ung thư vòm họng có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có thể kể tới như giai đoạn phát hiện bệnh, yếu tố tâm lý, tình hình sức khỏe của người bệnh ra làm sao….
Trong đó, thì giai đoạn phát hiện bệnh đóng một vai trò cực kì quan trọng bởi những người được phát hiện bệnh sớm kết hợp với các phương pháp điều trị hợp lý khoa học thì khả năng điều trị khỏi bệnh là cực kì cao.
Nhưng thực tế, bạn có thể thấy, ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn. Vì vậy, việc điều trị bệnh trở nên cực kì khó khăn và đem lại kết quả không mấy khả quan.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây liệu ung thư vòm họng sống được bao lâu nữa?
5.3. Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng sống được bao lâu nữa còn phụ thuộc vào rất yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất trong đó chính là thời gian phát hiện ra bệnh.
Theo như thống kê từ AJCC năm 2010. Thì tỷ lệ sống thêm 5 năm của người ung thư vòm họng qua tại Mỹ qua các giai đoạn 1, 2, 3, 4 lần lượt là 72%, 64%, 62%, 38%.
Việc tiên lượng sống của các bác sĩ đối với người bệnh ung thư vòm họng nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa chứ không riêng gì thời gian phát hiện bệnh. Do đó, thời gian sống thêm của người bệnh được tiên lượng là không tuyệt đối đúng.
Với tùy từng người bệnh thì sẽ có những thể trạng khác nhau, chế độ chăm sóc cũng khác nhau,…do đó, cùng với một giai đoạn bệnh thì có người có thể sống được 5 năm, nhưng có người lại chỉ sống được thêm 6 tháng cũng là chuyện hết sức bình thường.
Vì vậy, việc quan trọng nhất là người bệnh cần phải giữ vững niềm tin, luôn sống lạc quan để chữa bệnh bởi lạc quan cũng là một liều thuốc giúp người bệnh sống lâu hơn. Do đó, người bệnh cần giữ vừng tâm lý, một ý chí chiến đấu bệnh tật sẽ đem lại những kết quả đôi khi là rất bất ngờ.
6. Ung thư vòm họng và cách điều trị
Tùy vào từng giai đoạn ung thư vòm họng thì sẽ có những các điều trị khác nhau. Hiện nay, thì nhờ khoa học phát triển nên một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:
+ Tia xạ: Đây được xem là phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với người bệnh ung thư vòm họng, có thể chiếu tia cả khối u và hạch cổ nếu có. Cùng với những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật mà các bác sỹ có thể xác định được chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian ba chiều giúp làm tăng tối đa tác dụng của tia xạ lên khối u đồng thời sẽ giúp làm giảm những tổn thương đối với các mô lành xung quanh.
+ Hóa chất: Đây là phương pháp mà trước đây chỉ được dùng khi ung thư vòm họng đã di căn hoặc điều trị tia xạ thất bại. Nhưng xu thế hiện nay là điều trị kết hợp giữa hóa chất và xạ trị ngay từ đầu sẽ làm cho hiệu quả điều trị tăng cao.
Khi kết hợp giữa hóa trị và xạ trị thì sẽ làm tăng cường hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý vì khi kết hợp 2 phương pháp này thì sẽ làm tăng thêm những tác dụng phụ làm người bệnh phải chịu đựng nặng hơn.
+ Phẫu thuật: Vòm họng nằm ở vị trí sâu chật hẹp nên việc phẫu thuật trong việc điều trị trước đây không có vai trò quan trọng mà phẫu thuật chỉ được dùng để lấy bệnh phẩm chẩn đoạn bệnh. Hay dùng để loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ.
Tuy nhiên thì ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì phẫu thuật kết hợp với nội soi đã mở ra những cơ hội mới cho người bệnh ung thư vòm họng kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát.
Ngoài ra, hiện nay các chuyên gia đang nghiên cứu về các loại thuốc đặc trị điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, thì cách này vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Bên cạnh đó, thì các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư vòm họng mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học….
Các bước đầu của quá trình nghiên cứu điều trị ung thư vòm họng vẫn đang có những hướng tích cực. Tuy nhiên, thì việc điều trị bệnh hiệu quả nhất vẫn là tâm lý của người bệnh. Người bệnh muốn điều trị hiệu quả cần phải giữ vững tâm lý, luôn lạc quan nhất.
7. Ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều trị bệnh và giúp người bệnh có đủ dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Vậy ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất?
7.1. Ung thư vòm họng nên ăn gì?
+ Thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt: Người bệnh ung thư vòm họng cần phải có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, thì nên chọn những thức ăn được chế biến dưới dạng mềm, lỏng để cho việc nhai nuốt trở nên dễ dàng hơn, từ đó tránh được những tổn thương vùng cổ họng.
Những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt có thể kể tới như cháo, súp, sữa,canh…bạn cũng nên nêm thêm ít gia vị để việc ăn được dễ dàng hơn.
+ Những món ăn thanh đạm: Các loại thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ sẽ giúp người bệnh thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ được các độc tố ra ngoài cơ thể. Các loại thức ăn này sẽ giúp cho người bệnh phòng tránh được các vết loét và rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
Một số thức ăn thanh đạm người bệnh ung thư vòm họng nên ăn như: mướp đắng, quả la hán, rau chân vịt,…
+ Các loại rau củ: Đây là những thực phẩm giúp cung cấp cho người bệnh các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết. Một số loại rau củ còn có tác dụng khắc phục được các triệu chứng của bệnh gây nên.
Nên chế biến các loại rau củ theo phương pháp luộc, hấp hạn chế dầu mỡ. Thực phẩm cũng nên đa dạng và có đủ màu đủ vị để tăng thêm sự thèm ăn cho người bệnh.
Ngoài những thực phẩm người bệnh nên ăn thì ung thư vòm họng kiêng ăn gì để tốt cho việc điều trị nhất?
7.2. Ung thư vòm họng kiêng ăn gì?
+ Người bệnh ung thư vòm họng nên tránh xa những loại đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng acid cao như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.
+ Người bệnh cần phải hạn chế hoặc kiêng sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, khô cứng, sắc cạnh, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh….bởi đây là những thực phẩm làm kích ứng cổ họng từ đó làm cho các cơn đau nặng hơn.
+ Thịt đỏ cũng là thực phẩm mà người bệnh cần phải hạn chế, vì nó khiến cho bệnh phát triển ngày càng trầm trọng hơn đặc biệt là đối với người bị hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u.
+ Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường người bệnh cũng không nên sử dụng nhiều vì nó làm tăng nồng độ insulin và các hormone sinh dục trong cơ thể làm cho các tế bào ung thư có điều kiện phát tán ra toàn cơ thể. Do đó, ung thư vòm họng không nên ăn nhiều đường sẽ khiến tốc độ phát triển bệnh nhanh lên và di căn nhanh.
+ Nhiều người bị mắc ung thư vòm họng bởi thói quen ăn những thức ăn có chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối, cá ướp muối…Việc sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp và có chứa nhiều muối này.
8. Xét nghiệm ung thư vòm họng
Việc phát hiện sớm ung thư vòm họng là điều rất cần thiết, do đó việc xét nghiệm ung thư vòm họng là điều mọi người có yếu tố nguy cơ cao cần phải làm. Tuy nhiên, thì nhiều người vẫn không biết khám ung thư vòm họng ở đâu là tốt? Và xét nghiệm ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?
Xung quanh ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể của chúng ta bất cứ lúc nào. Do đó, việc xét nghiệm ung thư vòm họng sẽ giúp bảo vệ được sức khỏe, đồng thời ngăn chặn được sự phát triển của các tác nhân gây bệnh của tế bào ung thư.
8.1. Khám ung thư vòm họng ở đâu?
Hiện nay, thì có rất nhiều nơi có thể khám ung thư vòm họng và rất nhiều các loại bệnh khác. Tuy nhiên thì không phải ở đâu cũng uy tín và chất lượng. Đặc biệt ở 2 thành phố lớn của nước ta là Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà nội thì các cơ sở ngày càng mọc lên nhiều, nhưng nơi uy tín và cho kết quả chính xác nhất thì bạn cần phải tìm hiểu rõ.
Bạn nên đến những bệnh viện lớn để làm các xét nghiệm theo chỉ định của các bác sĩ. Nếu bạn ở Tp. Hồ Chính Minh hoặc các tỉnh lân cận thì có thể đến khám tại bệnh viện ung bướu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện Chợ Rẫy…
Còn nếu bạn ở Hà Nội hoặc các tỉnh miền bắc lân cận có thể khám ung thư vòm họng ở bệnh viện ung bướu Hà Nội, bệnh viện K Hà nội, bệnh viện Bạch Mai…Đây đều là những bệnh viện lớn hàng đầu hiện nay hoặc bệnh viện chuyên về u, ung thư nên việc xét nghiệm sẽ đem lại những kết quả chính xác nhất.
Vậy sau khi tìm được địa điểm khám rồi thì điều người bệnh quan tâm vẫn là giá cả ở đó như thế nào. Xét nghiệm ung thư vòm họng hết bao nhiêu tiền là điều đặc biệt được nhiều người quan tâm ở đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
8.2. Xét nghiệm ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?
Trước khi biết được số tiền bỏ ra để xét nghiệm ung thư vòm họng thì người bệnh cũng cần phải biết cần phải xét nghiệm những gì? Xét nghiệm sẽ giúp phòng tránh và hạn chế những ảnh hưởng mà căn bệnh gây nên.
Thông qua xét nghiệm thì các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị bệnh đúng và hiệu quả nhất. Xét nghiệm ung thư vòm họng được các bác sĩ tiến hành thông qua xem xét hình ảnh và xét nghiệm mẫu tế bào, cụ thể:
+ Về hình ảnh: Khi xét nghiệm về hình ảnh các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT hoặc chụp MRI để phát hiện những vị trí bất thường của vùng vòm họng, với những kỹ thuật này thì có thể thấy được hình ảnh vòm họng khá rõ ràng.
Kết hợp với đó, thì cùng với những kinh nghiệm chuyên môn, thông qua nhìn hình ảnh đã chụp chiếu cùng với những yếu tố liên quan thì các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng sức khỏe cho người bệnh.
+ Về xét nghiệm tế bào: Đây là việc các bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm máu hoặc sẽ làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện nay. Những xét nghiệm này tuy có mất thời gian nhưng có độ chính xác khá cao.
Từ đó, qua các xét nghiệm các bác sĩ sẽ phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh ung thư vòm họng và sẽ thông báo cho người bệnh cụ thể tình trạng của mình, sự phát triển của các tế bào ung thư đã đến đâu và đưa ra các phương pháp điều trị cho người bệnh thích hợp nhất.
Chi phí xét nghiệm ung thư vòm họng thường sẽ không có một mức giá chung và cụ thể nào cả, ở các cơ sở khác nhau sẽ có những chênh lệch về mức giá khác nhau. Cùng với đó là tùy vào tình trạng bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm nào và mỗi xét nghiệm lại có mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, thì theo như tìm hiểu mức giá của các xét nghiệm ung thư vòm họng rơi vào khoảng từ vài trăm nghìn đồng cho tới khoảng 2 triệu đồng. Và nếu làm tất cả các xét nghiệm thì mức giá này có thể sẽ cao hơn nữ.
Thực tế thì đối với những người có khối u ở bên trong cơ thể thì chỉ cần qua vài xét nghiệm là đã có thể phát hiện bệnh không cần phải thực hiện quá nhiều xét nghiệm sẽ tốn kinh phí nhiều hơn.
Qua bài viết, đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh ung thư vòm hong. Hiểu hơn về căn bệnh và có được những cách điều trị từ đó sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất nhé!
Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!
<!– Facebook Comment
–>
Xem thêm: Trà thì là: Ngủ ngon, đẹp da và hơn 10 lợi ích khác
Tin mới nhất
- TOP 13 Cách trị viêm amidan tại nhà bằng dân gian an toàn, hiệu quả
- Nấm lim ngâm rượu có tốt không cách dùng nấm lim xanh ngâm rượu
- Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? – TOP 10 loại thuốc tốt nhất hiện nay
- Ngăn ngừa lão hóa da với 7 bí quyết đơn giản
- Cách điều trị các bệnh về tim mạch
- Tại sao ho lâu ngày không khỏi ở người lớn và trẻ am cách trị như thế nào
- Tiết lộ giải pháp Đông y chữa Viêm da hiệu quả số 1 không thể bỏ lỡ
- Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?
- Đau thượng vị là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị
- Nhận biết nguyên nhân gây loãng xương để phòng ngừa hiệu quả