Vi khuẩn HP ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP ở trẻ em không chỉ khiến trẻ bị đau bụng, giảm cân, chán ăn, buồn nôn mà về lâu dài có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, viêm loét dạ dày hay thậm chí là thủng dạ dày. Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày HP ở trẻ em, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Vi khuẩn HP ở trẻ em là gì?

Để hiểu rõ mức độ nguy hiểm và tác hại của vi khuẩn HP ở trẻ em, trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu về loại vi khuẩn này. Tên đầy đủ của vi khuẩn HP là Helicobacter Pylori, chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây ra các bệnh tiêu hóa ở trẻ em

Ở giai đoạn đầu người bệnh gần như không có biểu hiện gì nghiêm trọng, do đó rất nhiều cha mẹ chủ quan, không để ý tới dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến. Một số nhà khoa học cho rằng, khi sức khỏe của bé tốt và sức đề kháng cao thì những HP này sẽ không gây hại cho người bệnh. Tuy nhiên chỉ cần sức đề kháng của trẻ yếu đi, H. Pylori sẽ ngay lập tức tấn công gây ra các triệu chứng bệnh lý ở đường tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm vi khuẩn HP

Con trẻ rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này do các nguyên nhân sau đây:

  • Người lớn bị nhiễm HP mớm thức ăn hay hôn môi trẻ.
  • Trẻ ăn rau sống, các thực phẩm chưa được nấu kĩ.
  • Trẻ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
  • Trẻ vui chơi, hoạt động ở những khu vực không sạch sẽ, là nơi trú ngụ của vi khuẩn.

Ở bất kỳ độ tuổi nào trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị “tấn công” bởi H. Pylori. Biểu hiện ở từng độ tuổi cũng khác nhau, vi khuẩn hp ở trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện khác với ở trẻ mẫu giáo, trẻ vị thành niên.

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày tốt không? Review chi tiết
Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày được đông đảo chuyên gia khuyên dùng. Hơn 20.867 người bệnh đã CHẤM DỨT trào ngược. Xem Review Chi Tiết
Xem ngay

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP

Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có sức đề kháng khác nhau, vì vậy mà biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ cũng có những khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

Ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu nhận biết vi khuẩn HP ở trẻ sơ sinh rất giống dấu hiệu nhận biết khi bé mắc các bệnh khác, vì vậy việc nhận biết sẽ không thể hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý đưa bé đi khám khi bé có những dấu hiệu sau:

Việc người lớn hôn trẻ có thể làm trẻ bị lây vi khuẩn HP
  • Trẻ quấy khóc nhiều, liên tục.
  • Bé không chịu bú, sau khi bú thường hay bị trớ sữa.
  • Trẻ bị đau vùng thượng vị, thường cong lưng khi khóc.
  • Phân của trẻ có dấu hiệu bất thường về mùi, màu sắc,…

Ở trẻ mẫu giáo và tiểu học

Bệnh HP ở trẻ mẫu giáo và tiểu học có triệu chứng phổ biến nhất chính là rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ dưới 12 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP thường có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ thường bị buồn nôn, nôn.
  • Trẻ luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Trẻ có biểu hiện đau bụng liên tục, dữ dội, đau quặn theo từng cơn.
  • Trẻ bị chán ăn, giảm cân, cơ thể suy nhược, xanh xao.

Ở trẻ tuổi vị thành niên

Bệnh HP ở trẻ em độ tuổi vị thành niên rất dễ nhận thấy. Những biểu hiện thông thường nhất là:

  • Trẻ bị đau vùng thượng vị, cơn đau có thể lan sang lưng.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, luôn cảm thấy chướng bụng.
  • Bị nôn bất kể bụng đói hay bụng no.
  • Bị hôi miệng do có vi khuẩn HP bám ở răng sinh ra mùi hôi.
  • Ở một số trường hợp nặng, các bé có thể bị nôn ra máu hoặc đi vệ sinh phân có màu đen.

Dù biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em rất đa dạng, nhưng ở bất cứ tuổi nào các con cũng có thể bị thiếu máu, kém ăn, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, đau bụng liên tục. Nghiêm trọng hơn, trẻ còn có thể bị loét dạ dày, thủng dạ dày,… Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng như trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay để có chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng hơn sa
u này.

Vi khuẩn H. Pylori ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, khi đó dạ dày của trẻ sẽ bị tổn thương, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày dần dần bị bào mòn. Đến một mức độ nhất định, những vết lở loét xuất hiện. Điều đó sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đồng thời bé sẽ bị ợ hơi, ợ chua và đôi khi có thể nôn ra máu.

Bệnh viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên viêm dạ dày ở trẻ em nguy hiểm hơn rất nhiều, đặc biệt hậu quả có thể rất nghiêm trọng nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 7 tuổi. Vì trẻ em có sức đề kháng yếu, nên bệnh HP có thể gây ảnh hưởng rất nhiều về cả thể chất lẫn tinh thần, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như: Bé luôn mệt mỏi, xanh xao, chậm chạp, thụ động, việc thiếu dinh dưỡng thường xuyên và liên lục cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Nên đưa trẻ đi làm xét nghiệm hp khi trẻ có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn kéo dài

Một số trường hợp phát hiện và điều trị bệnh muộn khiến bệnh không thể trị dứt điểm. Thậm chí khi bệnh đã bị biến chứng rồi mới chữa trị thì việc điều trị cũng không có hiệu quả cao, sức khỏe của trẻ bị suy giảm đáng kể. Khi phụ huynh phát hiện ra triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày HP cần đưa trẻ đến các cơ ở y tế uy tín để có phương pháp điều trị. Tuyệt đối không nên tự chữa cho trẻ tại nhà vì những sai sót trong quá trình điều trị có thể khiến trẻ bị đau bụng dữ dội, xuất huyết dạ dày, sốt cao, mất nhận thức,…

Các phương pháp chẩn đoán trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Các xét nghiệm sẽ được thực hiện nhằm xác định xem ở dạ dày và tá tràng của trẻ có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Hiện nay có 4 phương pháp test thường được sử dụng như sau:

Phương pháp xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP sẽ được áp dụng khi trẻ có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đã được loại trừ các nguyên nhân khác trước khi chỉ định test chẩn đoán nhiễm HP.
  • Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt mà không tìm thấy nguyên nhân.
  • Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn nhưng không tìm thấy nguyên nhân.

Các phương pháp chẩn đoán không xâm nhập

Phương pháp test huyết thanh

  • Độ nhạy là: 83 – 99%
  • Độ đặc hiệu là: 79,2% – 92,4%

Ưu điểm:

  • Có giá thành thấp.
  • Không gây khó chịu cho trẻ.
  • Phương pháp này cho phép tiến hành các nghiên cứu dịch tễ.

Nhược điểm:

  • Không phân biệt được trẻ nhiễm HP mới hay nhiễm từ trước đó.
  • Độ chính xác của test phụ thuộc vào từng loại kit khác nhau.

Phương pháp test thở (UBT)

  • Có tính chính xác cao, thường được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.
  • Được sử dụng trong điều kiện không nội soi được.
  • Độ nhạy là: 96% – 98%.
  • Độ đặc hiệu là: 96% – 99%.

Ưu điểm:

  • Có thể đánh giá được tình trạng đang nhiễm vi khuẩn.
  • Có độ nhạy và đặc hiệu cao.
  • Phương pháp này không gây khó chịu cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • C14UBT có hoạt tính phóng xạ và C13UBT giá thành cao.
  • Độ chính xác của phương pháp test thở bị giảm nếu bệnh nhân sử dụng PPI, bismuth hay kháng sinh trong vòng 4 tuần trước khi làm test thở.

Phương pháp test phát hiện kháng nguyên trong phân

  • Phương pháp này có độ chính xác tương đương test thở, được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.
  • Là phương pháp được khuyến cáo sử dụng để theo dõi và điều trị nhiễm HP.
  • Độ nhạy là: 94% – 99%.
  • Độ đặc hiệu là: 94 – 97%.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này không gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Có thể đánh giá được tình trạng đang nhiễm vi khuẩn.
  • Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Nhược điểm:

  • Giá thành đắt.
  • Là phương pháp chủ yếu áp dụng trong nghiên cứu.

Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn phổ biến thứ 2 chỉ sau vi khuẩn sâu răng, khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn HP là rất cao. Ngay cả khi đã được tiêu diệt thì trẻ vẫn có khả năng bị lây nhiễm lại. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ em phổ biến hiện nay thường là sử dụng Tây y, Đông y hoặc dùng Đông Tây y kết hợp. Cụ thể:

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ bằng phương pháp Tây y

Thông thường, trẻ nhiễm vi khuẩn HP sẽ được điều trị bằng cách kết hợp hai loại kháng sinh khác nhau. Trong đó, một loại dùng để tiêu diệt vi khuẩn và một loại khác có công dụng làm giảm axit dạ dày và chữa lành dạ dày, đồng thời giúp kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn hoạt động hiệu quả hơn.

Các loại kháng sinh có thể được kê đơn là:

  • Kháng sinh clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, tinidazole, metronidazol… có công dụng tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc làm giảm axit dạ dày như esomeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole,… giúp hạn chế lượng axit trong dạ dày, đồng thời tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
  • Ngoài ra bismuth subsalicylate cũng có thể được dùng kết hợp hợp với kháng sinh giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Các loại thuốc kháng histamin hóa học như cimetidine, famotidine, nizatidine,… cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày.

Phụ thuộc vào tiền sử bệnh, thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho ph
ù hợp. Có thể sẽ mất một đến hai tuần để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm HP trong tương lai.

Tuy sử dụng phương pháp Tây y để điều trị vi khuẩn HP có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không bền vững, trẻ có thể bị tái nhiễm vi khuẩn HP. Đồng thời, phương pháp này cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ, không khuyến khích các bậc phụ huynh tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Những bài thuốc Đông y sẽ tập trung vào việc giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến như sau.

Bài thuốc số 1: Nhất Nam Bình Vị Khang – Tiêu diệt vĩnh viễn vi khuẩn HP – An toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ [NÊN SỬ DỤNG]

Trong số những bài thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP, Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện được giới chuyên gia đánh giá cao hơn cả. Bài thuốc được làm từ 100% dược liệu tự nhiên nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Hiệu quả của bài thuốc đã được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin hiệu quả đặc biệt là các trang báo sức khỏe như VTC News, Gia Đình, Pháp luật đã đưa tin hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam Y Viện. 

Nhất Nam Bình Vị Khang liên tục được đăng tải trên nhiều báo chí lớn

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc được phục dựng từ phương thuốc chữa dạ dày của Thái Y Viện triều Nguyễn. Bằng việc vận dụng YHCT với YHHĐ, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang mang đến hiệu quả toàn diện, tối ưu, thích ứng với mọi đối tượng bệnh. 

Đối với đặc trị vi khuẩn HP, phác đồ điều trị được xây dựng từ 3 bài thuốc gồm: Nhất Nam Bình Vị – Viêm loét HP, Nhất Nam Bình Vị Hoàn và Nhất Nam Giải Độc Hoàn. Các bài thuốc tuy có công dụng khác nhau nhưng về cơ bản, sẽ vừa bổ trợ, nâng đỡ nhau.

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa vi khuẩn HP dạ dày

Thành phần chính của bài thuốc đều từ dược liệu tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO nên với bảng thành phần “vàng” từ 30 loại thảo dược kết hợp. Không chỉ tương thích với trẻ em, bài thuốc còn an toàn cho các bệnh nhân mắc vi khuẩn HP cấp – mãn tính, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi. 

Kết quả kiểm nghiệm được Viện NC & PT Y dược dân tộc công bố: 96,7% bệnh nhân đã khỏi bệnh chỉ từ 1 – 2 tháng điều trị, rất nhiều bệnh nhân trong số đó là trẻ em.

Hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày nhờ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Xem ngay: Bác sĩ Vân Anh phân tích cơ chế điều trị vi khuẩn HP an toàn

Liệu trình điều trị vi khuẩn HP với Nhất Nam Bình Vị Khang được cá nhân hóa theo từng tình trạng cụ thể phát huy cơ chế 3 TÁC ĐỘNG đặc trị:

  • Điều trị triệu chứng: Ức chế vi khuẩn HP phát triển, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, cải thiện dịch vị. 
  • Bồi bổ dạ dày: Nâng cao chức năng dạ dày, làm giảm yếu tố gây bệnh, loại bỏ vi khuẩn HP, kiện tỳ vị. 
  • Dự phòng tái phát: Tiêu viêm, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, ngăn vi khuẩn tấn công dạ dày.
Nhất Nam Bình Vị Khang đa công dụng điều trị bệnh

Nhờ hiệu quả trên, hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP đã tìm lại được sức khỏe chỉ trong thời gian ngắn. Không ít phụ huynh sau khi cho trẻ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau dẫn đến nhờn thuốc, biến chứng cũng đã tìm đến Nhất Nam Bình Vị Khang. Bệnh nhân đã chia sẻ hiệu quả trên nhiều diễn đàn, hội nhóm sức khỏe.

Bài thuốc nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân

Xem thêm: [Review] Nhất Nam Bình Vị Khang trị viêm loét HP có tốt không 

Bài thuốc hiện đang được điều trị cho người bệnh tại Nhất Nam Y Viện, đăng ký tại đây!

Bài thuốc 2: Bài thuốc từ cây lá khôi

Theo Đông y, đặc tính của cây khôi là lá có vị chua, tính hàn. Theo y học hiện đại, trong thành phần của loại lá này có nhiều chất Tanin và Glucosid có công dụng giảm đau vùng thượng vị, làm lành viêm loét niêm mạc dạ dày, làm giảm ợ hơi, ợ nóng và giúp kích thích lên da non.

Xem thêm

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Top thực phẩm cần tránh

Điều trị viêm dạ dày hp bằng thuốc Đông y cho hiệu quả rất tốt

Chuẩn bị nguyên liệu: 60 gram lá khôi cây khôi, 20 gram lá cam thảo dây, 12 gram khổ sâm, 40 gram bồ công anh

Thực hiện như sau:

  • Dùng các nguyên liệu trên sắc với 1,5 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Chia phần thuốc thành 3 phần, uống 3 lần trong ngày trước bữa ăn 30 phút.

Bài thuốc 3: Bài thuốc từ cây hoàng liên

Theo Đông y, hoàng liên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm, kiện tỳ. Đây là vị thuốc được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày, dạ dày co thắt, hỗ trợ tiêu hóa,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 8 gram hoàng liên, 20 gram mạch nha, 6 gram cam thảo, 20 gram mai mực, 2 gram ngô thù, 16 gram hoàng cầm, 12 gram đại táo, 12 gram sơn chi.

Thực hiện như sau:

  • Dùng lửa nhỏ để sắc các nguyên liệu với nước.
  • Dùng uống 2 lần trong ngày.
  • Liệu trình điều trị thường kéo dài trong 2 – 3 tuần.

Bài thuốc 4: Dùng cao làm từ cây dạ cẩm

Theo Đông y, dạ cẩm là loại thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc,… Chính vì vậy, loại cây này thường được dùng làm dược liệu bào chế ra các bài thuốc chữa đau dạ dày, nhiệt miệng, viêm họng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá cây dạ cẩm, 1kg mật ong, 2kg đường kính

Thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá dạ cẩm, nấu với nước và cô đặc thành cao.
  • Cho thêm 2kg đường kính, khuấy cho tan.
  • Cho thêm 1kg mật ong khuấy hỗn hợp hòa quyện rồi để cô đặc lạ.
  • Bảo quản trong chai và dùng dần.
  • Mỗi lần dùng từ 10 – 15g cao dạ cẩm, dùng khoảng 2 – 3 lần trong ngày trước bữa ăn hoặc khi đau dạ dày.

Nếu bạn ngại việc làm cao từ cây dạ cẩm thì bạn có thể sắc lấy nước cho bé uống, các làm cũng khá đơn giản như sau:

  • Bạn sắc 10 – 25 gram dạ cẩm với nước.
  • Cho thêm đường cho có vị ngọt, giúp bé dễ uống hơn.
  • Uống 2 – 3 lần trong ngày trước bữa ăn.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Việc điều trị viêm dạ dày cho trẻ bằng các mẹo dân gian sẽ dễ hơn so với cho trẻ uống thuốc Đông và Tây y. Một số mẹo thường được dùng là:

Lá mơ là vị thuốc dân gian rất tốt cho người viêm dạ dày

Dùng lá mơ

Lá mơ là một loại rau sống quen thuộc của Việt Nam. Lá mơ có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Không những thế loại lá này còn rất an toàn, có thể dụng được cho trẻ nhỏ.

Thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 20 – 30 gram lá mơ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Giã nhuyễn gừng tươi, lọc lấy nước.
  • Trộn lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.
  • Chưng hỗn hợp trên cách thủy và ăn ngay lúc nóng.
  • Mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 lần trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng bí đỏ

Bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường miễn dịch, nhờ thế mà ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn HP, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Thực hiện như sau:

  • Lấy 30 gram hạt bí đỏ sao đến khi vàng.
  • Dùng hạt bí đỏ đã sao làm thành bột và bỏ vào lọ bảo quản.
  • Mỗi ngày dùng 1 muỗng bột bí đỏ pha với 1 ly nước ấm nhỏ, kiên trì uống sẽ thấy bệnh được cải thiện.

Dùng nha đam

Các nghiên cứu cho thấy, trong nha đam có chứa phytochemical giúp kháng viêm, sát trùng giúp thúc đẩy phát triển các lợi khuẩn cho đường ruột, đẩy lùi các vi khuẩn có hại.

Thực hiện như sau:

  • Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ.
  • Rửa sạch phần ruột nha đam sau, cho vào máy xay lấy nước uống.
  • Uống nước ép nha đam mỗi ngày sau bữa ăn.

Dùng bắp cải

Bắp cải là loại rau có tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, tốt cho dạ dày. Đồng thời trong bắp cải có chứa các vitamin và muối khoáng,… hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

Thực hiện như sau:

  • Bắp cải rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo rồi mang chần với nước sôi.
  • Cho bắp cải đã trần vào máy xay mịn.
  • Dùng vải lọc, lọc lấy nước uống mỗi ngày.

Khi áp dụng các mẹo dân gian trên cho bé, cha mẹ cần đảm bảo nguyên liệu đã được sơ chế sạch, an toàn không chứa thành phần thuốc bảo vệ thực vật. Lưu ý rằng những mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì vậy cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Một số bệnh viện điều trị vi khuẩn HP ở trẻ uy tín

Khi đưa trẻ đi khám và điều trị vi khuẩn HP, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn những bệnh viện uy tín. Bạn có thể tham khảo và đưa bé đến khám tại một số bệnh viện sau:

Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín

Bệnh viện Bạch Mai – Khám và điều trị bệnh tiêu hóa tốt nhất ở Hà Nội

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, chủ nhật khoa khám bệnh theo yêu cầu làm việc bình thường.
  • Thời gian: Sáng 6h30 – 12h00, chiều: 13h30 – 18h00.
  • Điện thoại: 04 38689711.
  • Website: http://www.bachmai.vn.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện khám và điều trị bệnh tiêu hóa hàng đầu của cả nước. Bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa nhẹ hay nặng đều có thể thăm khám và điều trị tại đây. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng người đến thăm khám tại đây rất đông, vì vậy hãy thu xếp đến sớm để lấy số thứ tự.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
  • Tổng đài đặt khám: 19006422.
  • Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7, nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật.
  • Buổi sáng: 6h30 – 12h.
  • Buổi chiều: 13h30 – 16h30.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội rất dễ dàng, thủ tục nhanh chóng. Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn bệnh viện này để thăm khám và điều trị. Tại đây sở hữu cơ sở vật chất khang trang hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ là những người giàu chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Do đó nếu các bậc phụ huynh có nhu cầu đưa con em mình đi khám vi khuẩn HP thì đây là một địa chỉ bạn không nên bỏ qua.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – địa điểm khám tiêu hóa uy tín

  • Địa chỉ: Số 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 19001902.
  • Ngày làm việc: Từ sáng thứ 2 đến hết ngày thứ 7.
  • Giờ làm việc: 7h – 16h.

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đây là bệnh viện tuyến Trung ương có chất lượng khám, chữa bệnh uy tín hàng đầu của khu vực miền Bắc. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn khám chữa các bệnh về đường tiêu hóa tại bệnh viện Việt Đức.

Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Địa chỉ tại: Số 42 đường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0243 9714 363.
  • E-mail: bvtv@hanoi.gov.vn.
  • Website: www.thanhnhanhospital.vn.
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 7h30 – 19h30, thứ 7 – chủ nhật: 7h30 – 12h.

Bệnh viện Thanh Nhàn là 1 trong 8 bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hà Nội hiện nay. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng được nhiều người tin tưởng. Các bậc phụ huynh có thể yên tâm đưa con em mình tới đây để thăm khám và điều trị bệnh vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ.

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa vi khuẩn HP TIN CẬY hàng đầu hiện nay

Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa bệnh
dạ dày uy tín đã giúp cho hơn 39.000 bệnh nhân thành công khỏi bệnh, trong đó có nhiều đối tượng là
phụ nữ, trẻ em người có thể trạng yếu, xuất hiện biến chứng,…

Không giống những đơn vị chăm sóc sức khỏe thông thường, Nhất Nam Y Viện có lối kiến trúc và dịch vụ chuẩn theo quy trình “Vọng – Văn – Vấn – Thiết” từ Thái Y Viện triều Nguyễn. 

Nhất Nam Y Viện hiện đang là đơn vị ứng dụng độc quyền bài thuốc

Trong nhiều năm qua Nhất Nam Y Viện liên tục ghi dấu ấn với những thành tích:

  • Quy tụ nhiều bác sĩ YHCT nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn cao: TS.BS CKII Nguyễn Thị Vân Anh, TTƯT – BSCKII  Lê Thị Phương, TS.BS Nguyễn Thị Thư,…
  • Được chính thức cấp phép hoạt động theo quyết định số 189/HNO – GPHĐ bởi Sở Y Tế Hà Nội.
  • Năm 2020, đơn vị đã đạt được giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam” và được báo Dân trí, Lao Động đưa tin.
  • Là một địa chỉ quen thuộc của nhiều người bệnh nổi tiếng như Nghệ sĩ Tùng Dương, NSƯT – Diễn viên Thùy Liên.

Xem ngay: Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa dạ dày uy tín được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Các biện pháp phòng ngừa bệnh HP ở trẻ

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ, phụ huynh nên chủ động để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Ăn uống hợp vệ sinh là một cách để phòng nhiễm khuẩn hp

Dưới đây là các biện pháp bạn cần lưu ý:

  • Không dùng chung bát đũa, hôn hay nhai mớm đồ ăn cho trẻ nhỏ.
  • Để trẻ ăn chín uống sôi, không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu ẩm mốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn,… để phòng ngừa vi khuẩn HP cư trú trong thực phẩm.
  • Lựa chọn và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ.
  • Tránh đưa bé đi ăn tại các hàng quán mất vệ sinh. Vi khuẩn HP có thể xuất hiện trong đồ ăn, dụng cụ không sạch, thậm chí lây lan từ đầu bếp hay nhân viên phục vụ.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc thường xuyên. Môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP trú ẩn và sinh sôi.
  • Dạy trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn HP lây lan trong quá trình sinh hoạt hàng ngày
  • Đừng để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm khuẩn HP.
  • Phòng ngừa HP nhờ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, vận động khoa học giúp trẻ tăng đề kháng.
  • Hãy đưa trẻ đi thăm khám tiêu hóa định kỳ.

Vi khuẩn HP ở trẻ em là không thể xem thường, việc phát hiện muộn và điều trị không kịp thời sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin, chú ý các biểu hiện và đưa con đi khám định kì. Từ đó phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

XEM NGAY:

  • [Review] Nhất Nam Bình Vị Khang có tốt không? Lời giải đáp từ chính “nhân chứng sống”
  • TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh và hành trình 30 năm ĐÁNH TAN viêm loét HP dạ dày cho người bệnh
Nguồn: https://nhatnamyvien.com/vi-khuan-hp-o-tre-em-29081.html

Xem thêm: Bật Mí Top 14 Thuốc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!